X

Soạn văn 7 Cánh diều

Soạn bài Ghe xuồng Nam Bộ Tập 2 - Ngắn nhất Soạn văn 7 Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Ghe xuồng Nam Bộ Tập 2 Ngữ Văn 7 Cánh diều ngắn gọn nhất nhưng đủ ý sẽ giúp các bạn dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn 7.

Soạn bài Ghe xuồng Nam Bộ Tập 2

href="../soan-van-7-cd/tong-kiem-soat-phuong-tien-giao-thong.jsp">Trang sau

Soạn bài Ghe xuồng Nam Bộ ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 7 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 7 dễ dàng hơn.

Soạn bài Ghe xuồng Nam Bộ

Quảng cáo

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Ghe xuồng miền Tây: ghe là phương tiện di chuyển trên sông có boong ghe chiếm hơn nửa chiều dài của ghe. Cấu tạo gồm có bánh lái và cần điều khiển. Một số loại ghe miền Tây như ghe tam bản, ghe bầu hay ghe chài. Xuồng có thiết kết nhỏ gọn hơn ghe, dài khoảng 4m. Cấu tạo thường được ghép bởi mảnh ván lớn. Ngày nay, có thêm một số xuồng máy có động cơ di chuyển nhanh hơn thay cho sức người.

- Miền Bắc: xe máy, xe đạp và ô tô. Miền Tây: thuyền, xuồng, ghe…

Em thích nhất là xe đạp bởi nó thân thiện với môi trường và nó được coi như một loại hình thể thao rèn luyện sức khỏe.

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính: Văn bản nói về đặc điểm sản xuất, chức năng sử dụng và phương thức hoạt động của ghe xuồng miền Tây.

Soạn bài Ghe xuồng Nam Bộ | Ngắn nhất Soạn văn 7 Cánh diều

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Phần 1 cho thấy bài viết sẽ triển khai theo ba hướng là đặc điểm sản xuất, chức năng sử dụng và phương thức hoạt động của ghe, xuồng.

Câu 2 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Phần 2 có 5 đối tượng được nhắc đến là xuồng ba lá, xuồng tam bản, xuồng vỏ giòn, xuồng độc mộc và xuồng máy.

Câu 3 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Cước chú của văn bản:

- tam bản: xuất xứ từ tiếng Hoa là “xam pàn”

- người Pháp phiên âm thành “sampan”

Câu 4 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Phần ba giới thiệu về ghe

- Ghe bầu, ghe lồng, ghe chài, ghe cào tôm, ghe ngo, ghe hầu…

Câu 5 (trang 78 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Đoạn này người viết không triển khai thông tin theo cách phân loại mà theo những đặc điểm của những loại ghe đặc trưng ở một số địa phương.

Câu 6 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Nội dung chính: tổng kết lại vấn đề.

Câu 7 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Các tài liệu tham khảo được tác giả xếp theo thứ tự chữ cái đầu tiên của tên tác giả.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Phần 1: giới thiệu chung về ghe xuồng

- Phần 2: giới thiệu về xuồng

- Phần 3: giới thiệu về ghe

- Phần 4: tổng kết lại

Câu 2 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Mục đích của văn bản nhằm cung cấp thêm những hiểu biết về ghe xuồng miền Tây

- Các nội dung trình bày trong văn bản đã làm rõ mục đích ấy bằng việc giới thiệu về đặc điểm, cấu tạo, phương thức hoạt động của các loại ghe xuồng.

Câu 3 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Người viết đã chọn cách triển khai ý tưởng và thông tin bằng cách thuyết minh.

- Biểu hiện cụ thể và hiệu quả của cách triển khai ấy:

+ Xuồng: giới thiệu về đặc điểm, cách thức hoạt động của một số loại xuồng phổ biến.

Người đọc có thêm sự hiểu biết về xuồng miền Tây

+ Ghe: giới thiệu về đặc điểm, cách thức hoạt động của một số loại ghe phổ biến

Người đọc có thêm kiến thức về các loại ghe miền Tây.

Câu 4 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Các cước chú (“tam bản”, “chài”) và tài liệu tham khảo trong văn bản có mục đích giải thích, chú thích rõ ràng hơn về các thuật ngữ cũng như nguồn gốc của thông tin, tạo sự tin cậy cho người đọc.

- Em thấy không cần cước chú thêm từ ngữ, kí hiệu khác trong văn bản vì cước chú trong văn bản đã quá đầy đủ và rõ ràng.

Câu 5 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Qua văn bản, em có nhận xét gì về ghe xuồng là đó đều là những phương tiện phổ biến, thuận tiện và hữu dụng đối với người dân trong sản xuất và sinh hoạt hàng ngày. Từ đó có thể kêt luận các phương tiện đi lại ở Nam Bộ sẽ mang theo những đặc điểm phù hợp với địa hình, thời tiết và mục đích của người sử dụng.

Câu 6 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tìm hiểu thêm từ nhiều nguồn thông tin khác nhau để nêu một số nét thay đổi về phương tiện vận chuyển, đi lại hiện nay của vùng sông nước Nam Bộ.

Bài văn tham khảo

Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, các phương tiện vận chuyển, đi lại ở miền Nam ngày càng được cải thiện rõ rệt. Ví dụ như vỏ lãi, một phương tiện khá phổ biến hiện nay ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đó là một loại phương tiện có tốc độ di chuyển nhanh, có dạng như thuyền máy nhỏ, dài hình thoi, thường làm bằng gỗ hoặc nhựa đặc thù gắn máy. Phương tiện này có thể chở người và chở hàng, tạo thuận lợi cho người dân vùng này trong việc buôn bán và di chuyển.

Xem thêm các bài Soạn văn 7 Cánh diều hay, ngắn gọn khác: