Soạn bài Người ngồi đợi trước hiên nhà Tập 2 - Ngắn nhất Soạn văn 7 Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Người ngồi đợi trước hiên nhà Tập 2 Ngữ Văn 7 Cánh diều ngắn gọn nhất nhưng đủ ý sẽ giúp các bạn dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn 7.
Soạn bài Người ngồi đợi trước hiên nhà Tập 2
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 58 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
- Huỳnh Như Phương sinh năm 1955, quê ở Quảng Ngãi, là một giáo sư, tiến sĩ khoa Văn học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, ông cũng là nghiên cứu, phê bình văn học trước năm 1975. Ông từng có nhiều bài đăng được đăng trên các tạp chí nổi tiếng. Các tác phẩm chính của ông như Hãy cầm lấy và đọc, Lí luận văn học…
- Những hy sinh, mất mát của nhân dân ta trong thời kì chống Mỹ cứu nước: Để có được nền độc lập, tự do cho dân tộc, nhân dân ta đã phải bỏ ra cái giá lớn đến nhường nào. Biết bao nhiêu người con, người chiến sĩ rời xa quê hương, mẹ già, con thơ để đi chiến đấu rồi không trở về. Nỗi đau để lại cho những người ở lại là sự chờ đợi trong vô vọng. Bao người tan cửa nát nhà, phải đi tha hương cầu thực.
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính: Văn bản kể về sự chờ đợi người về sau chiến thắng của người phụ nữ Việt Nam luôn mong muốn ước mơ đoàn viên gia đình dưới mái nhà.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 58 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Tranh minh họa và nhan đề có mối liên hệ bổ sung, tương trợ cho nhau. Bởi cả hai đều làm nổi bật nên hình ảnh có một người luôn ngồi đợi trước hiên nhà, chờ đợi những đứa con xa chiến đấu của mình trở về.
Câu 2 (trang 59 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Hoàn cảnh chia tay của dượng Bảy là vợ chồng dượng mới kết hôn được một tháng đã phải xa nhau vì đơn vị của dượng Bảy chuyển đi.
Câu 3 (trang 59 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Tác giả sử dụng ngôi thứ ba số ít để kể truyện.
Câu 4 (trang 59 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Dì Bảy biết dượng Bảy vẫn còn sống vì dượng đã kịp nhờ một người báo tin cho gia đình và gửi quà tặng dì của nhân vật “tôi”.
Câu 5 (trang 60 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Hoàn cảnh hi sinh của dượng Bảy là dượng ngã xuống trong trận đánh ở Xuân Lộc, cửa ngõ phía đông bắc Sài Gòn, chỉ mươi ngày trước khi chiến tranh ngưng tiếng súng.
Câu 6 (trang 60 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Qua lời văn, ta có thể thấy giọng kể của tác giả dường như đang rung lên một nỗi buồn, tiếc nuối và đầy xót xa khi kể về hoàn cảnh của nhà mình và của dì Bảy.
Câu 7 (trang 60 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Trước hoàn cảnh của dì Bảy, tác giả cảm thấy xót xa, thương cho số phận của dì – một người dành cả đời đợi chờ trong vô vọng.
Câu 8 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Việc nhắc tên thật của dì ở đây có tác dụng gây ấn tượng cho người đọc về một nhân vật có thật, là người đã từng trải, vẫn sống trong sự cô độc suốt bao nhiêu năm.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà viết về nhân vật di Bảy, người đã dành cả cuộc đời của mình để chờ đợi chồng trong vô vọng.
Câu 2 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
c- e- a- d- b
Câu 3 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Trong bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà, tác giả đã kết hợp phương thức tự sự với phương thức biểu cảm. Tác dụng của việc kết hợp đó nhằm bày tỏ sự thương cảm của tác giả đối với người dì của mình.
Câu 4 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Câu văn trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả là: “Mỗi lần về thăm, ngồi bên mâm cơm đạm bạc với dì, tôi chợt nghĩ nếu ngày đó dì đi bước nữa, thì liệu bây giờ dì có được hạnh phúc hay không.” Câu văn thể hiện rõ tình cảm của nhân vật “tôi” đối với dì của mình. Nhìn dì ngày ngày cô độc, sống khổ cực khiến nhân vật “tôi” tự hỏi sẽ thế nào nếu dì đi thêm bước nữa. Đó là một tình cảm giản dị, chân thật và gần gũi.
Câu 5 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Trước sự hy sinh không chỉ của những chiến sĩ ngoài mặt trận mà cả những người phụ nữ mòn mỏi chờ chồng, em cảm thấy mình thật may mắn vì được sống trong hòa bình. Không phải trải qua sự chia li sinh tử, sự chờ đợi vô vọng khi người thân yêu đi chiến đấu ngoài mặt trận. Đồng thời nó như nhắc nhở em phải biết gìn giữ, trân trọng nền độc lập này bởi nó được đổi lấy bởi sự bất hạnh của bao người.
Câu 6 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Em thấy đó là đúng khi nói “Dì Bảy trong bài tản văn giống như hình tượng hòn Vọng Phu bởi sự tương đồng về bản chất giữa hai nhân vật. Dì Bảy cũng như người phụ nữ chờ chồng trong truyện Hòn Vọng Phu, dì cũng thủy chung, son sắt, một lòng một dạ với chồng của mình. Dành cả thanh xuân, cả cuộc đời để đợi chờ, vậy mà chỉ đổi lấy sự vô vọng. Nếu người phụ nữ trong truyện hòn Vọng Phu trả giá bằng việc hóa đá thì dì Bảy đã phải trả giá bằng cả một cuộc đời cô độc một mình đến già. Họ đều là những người phụ nữ đáng thương, bất hạnh, một lòng với chồng của mình.