X

Soạn văn 7 Cánh diều

Soạn bài Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa Tập 2 - Ngắn nhất Soạn văn 7 Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa Tập 2 Ngữ Văn 7 Cánh diều ngắn gọn nhất nhưng đủ ý sẽ giúp các bạn dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn 7.

Soạn bài Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa Tập 2

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 83 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Một số phương tiện được nói đến trong bài như:

+ Thuyền: được đóng từ các loại gỗ dai, nhẹ, không nứt, chịu nước.

+ Bè, mảng: được xếp bởi nhiều thân tre có kích cỡ vừa phải.

+ Thuyền độc mộc đuôi én: được đục đẽo, chế tạo từ một thân gỗ tròn, thân thuyền thon dài, mũi và đuôi nhọn.

+ Xe quệt trâu kéo: được đóng bằng gỗ, tre, đầu mắc dây cho trâu kéo được nâng cao hơn bởi độ dày của hai càng quệt.

+ Ngựa

+ Sức voi

+ Thuyền độc mộc của người dân Tây Nguyên: được làm bằng các loại gỗ nhẹ, xốp, dai, ít nứt, chịu được nước. Tiết diện ngang của những caay gỗ làm thuyền có khi tới cả mét, chiều dài dăm, bảy, thậm chí chục mét, tùy theo từng tộc người.

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính: Văn bản giới thiệu về một số phương tiện di chuyển và vận chuyển được sử dụng bởi các dân tộc thiểu số ngày xưa.

Soạn bài Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa | Ngắn nhất Soạn văn 7 Cánh diều

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 83 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Văn bản triển khai thông tin theo hướng chia đối tượng thành nhiều loại nhỏ để giới thiệu.

Câu 2 (trang 83 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Thuyền: người Kháng, người La Ha, người Mảng, người Thái, người Cống.

- Bè, mảng: cư dân miền núi phía Bắc

- Thuyền đuôi én: người Thái, người Kháng, người La Ha

- Thuyền độc mộc đuôi én: người Kháng ở ven sông Đà

- Xe quệt trâu kéo: người Xán Dìu

- Ngựa: người Mông

- Voi: người Gia-rai, Ê-đê, Mnông

- Thuyền độc mộc: cư dân Tây Nguyên

Câu 3 (trang 84 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Thuyền: cư dân sống ven sông Đà, sông Mã, sông Lam.

- Bè, mảng: cư dân miền núi phía Bắc

- Thuyền đuôi én: người dân sống ven sông Đà

- Thuyền độc mộc đuôi én: người Kháng ở ven sông Đà

- Ngựa: cư dân sống ở cao nguyên núi đá Hà Giang, vùng cao thuộc dãy Phan Xi Păng

- Voi: người dân tộc Tây Nguyên

- Thuyền độc mộc: cư dân Tây Nguyên dùng để đi lại trên sông

Câu 4 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Người Tây Nguyên sử dụng những phương tiện vận chuyển là sức voi, sức ngựa và thuyền độc mộc.

Câu 5 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Việc đưa tên các tài liệu tham khảo vào cuối bài viết nhằm mục đích khẳng định nội dung bài viết mang tính khoa học, được tham khảo tổng hợp từ nhiều nguồn. Từ đó tạo niềm tin cho người đọc.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 86 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1 – Cánh diều):

- Văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa cung cấp những thông tin chính về phương tiện di cuyển của các dân tộc thiểu số xưa.

- Sơ đồ tư duy:

Soạn bài Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa | Ngắn nhất Soạn văn 7 Cánh diều

Câu 2 (trang 86 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1 – Cánh diều):

- Tác giả đã triển khai thông tin thành các mục nhỏ để giới thiệu về các phương tiện vận chuyển.

- Tác dụng: nội dung được trình bày một cách khoa học, rõ ràng, giúp người đọc, người nghe dễ dàng tiếp nhận thông tin.

Câu 3 (trang 86 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1 – Cánh diều):

- Những phương tiện vận chuyển nào được các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thế kỉ X – XVIII sử dụng:

+ Thuyền: được đóng từ các loại gỗ dai, nhẹ, không nứt, chịu nước.

+ Bè, mảng: được xếp bởi nhiều thân tre có kích cỡ vừa phải.

+ Thuyền độc mộc đuôi én: được đục đẽo, chế tạo từ một thân gỗ tròn, thân thuyền thon dài, mũi và đuôi nhọn.

+ Xe quệt trâu kéo: được đóng bằng gỗ, tre, đầu mắc dây cho trâu kéo được nâng cao hơn bởi độ dày của hai càng quệt.

+ Ngựa

+ Sức voi

+ Thuyền độc mộc của người dân Tây Nguyên: được làm bằng các loại gỗ nhẹ, xốp, dai, ít nứt, chịu được nước. Tiết diện ngang của những caay gỗ làm thuyền có khi tới cả mét, chiều dài dăm, bảy, thậm chí chục mét, tùy theo từng tộc người.

→ Chúng được sử dụng nhằm vận chuyển người và vận chuyển hàng hóa, phục vụ đời sống và sản xuất của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Câu 4 (trang 86 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1 – Cánh diều):

Tác dụng của việc trích dẫn và đưa tên các tài liệu tham khảo vào văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa giúp cho người đọc, người nghe có thể hiểu rõ hơn về nội dung được đề cập đến trong bài, tạo sự phong phú và thuyết phục cho thông tin được trình bày.

Câu 5 (trang 86 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1 – Cánh diều):

- Các phương tiện vận chuyển được các dân tộc thiểu số ở Việt Nam sử dụng trong cuộc sống hiện nay như xe ngựa, xe máy, xe đạp, thuyền, ô tô…

- Các phương tiện được sử dụng hiện nay của các dân tộc thiểu số có sự được cải tiến và hiện đại hơn như ô tô, thuyền cỡ lớn, xe máy. Sự thay đổi này là nhờ vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại và những chính sách kịp thời của Đảng và Nhà nước trong việc giúp đỡ, tăng cường phát triển kinh tế của vùng các dân tộc thiểu số.

Xem thêm các bài Soạn văn 7 Cánh diều hay, ngắn gọn khác: