Soạn bài Mây và sóng Tập 2 - Ngắn nhất Soạn văn 7 Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Mây và sóng Tập 2 Ngữ Văn 7 Cánh diều ngắn gọn nhất nhưng đủ ý sẽ giúp các bạn dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn 7.
Soạn bài Mây và sóng Tập 2
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
- Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861-1941), là một nhà thơ, nhạc sĩ, nhà dân tộc chủ nghĩa được trao giải Nôbel Văn học năm 1913, trở thành người châu Á đầu tiên đoạt giải thưởng này. Các tác phẩm của ông thường thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và tính chất trữ tình triết lí nồng đượm. Thơ văn của ông không cổ điển cứng nhắc mà thường có sự hiện đại hóa về mặt hình thức.
- Khi còn nhỏ, em thường chơi trò ô ăn quan với các anh chị em trong gia đình. Đó là một trò chơi dân gian truyền thống của Việt Nam, thường xuất hiện ở những vùng quê. Em rất thích trò đó bởi tính hồi hộp khi chơi nó. Nhìn từng hòn sỏi được đi cho đến những hòn cuối được đặt vào các ô, nó đem đến cho em nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Khi thì hồi hộp, lo lắng, khi lại vui mừng vỡ òa, lúc lại mất hứng vì thua… tất cả đều để lại trong em những cảm xúc khó tả. Dù vậy, nó vẫn là một trò chơi gắn bó với tuổi thơ của em.
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính: Bài thơ là sự liên tưởng đầy thú vị của người con về ước muốn được đi ngao du khắp chốn.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 24 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Sự tưởng tượng của em bé và các hình ảnh đẹp trong đoạn thơ:
- Mẹ ơi trên mây có người gọi con
- “Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc.”
- họ mỉm cười bay đi
- Con là mây và mẹ sẽ là trăng
- Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.
Câu 2 (trang 24 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Những hình ảnh thiên nhiên được nhắc đến trong bài thơ là hình ảnh bầu trời với những đám mây bồng bềnh và hình ảnh biển cả với những con sóng nhấp nhô vô tận.
Câu 3 (trang 24 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Sau lời mời gọi của những người “trên mây” và “trên sóng”, em bé đều hỏi họ cách để đến nơi đó, nhưng rồi em lại nhớ ra mẹ vẫn đang ở nhà đợi mình, em liền tự tưởng tượng ra mọi thứ gắn với hình ảnh mẹ và em để không rời xa mẹ.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
- Về hình thức, bài thơ Mây và sóng khác so với các văn bản ở học ở bài 2 là sử dụng thể thơ tự do, hầu như không có gieo vần, có những câu thơ rất dài lên đến 28 chữ.
- Bài thơ có sự kết hợp giữa phương thức biểu đạt biểu cảm, miêu tả và tự sự.
Câu 2 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
* Giống nhau
- Đều có những câu thơ rất dài
- Đều mang những hình ảnh có ý nghĩa tương tự nhau
- Sử dụng câu văn có cấu trúc giống nhau.
- Câu hỏi và trả lời của người con đan xen nhau
* Khác nhau
Câu 3 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
- Cuộc vui chơi của những người “trên mây” và “trong sóng” hấp dẫn ở chỗ nó rất là tự do và phóng khoáng, đó đều là cuộc vui chơi trong tưởng tượng của em bé.
- Em bé không tham gia bởi vì em không thể rời xa mẹ của mình được.
Câu 4 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Những trò chơi em bé tạo ra thú vị hơn bởi ở những trò chơi đó, em có thể chơi cùng với mẹ của mình, không phải rời xa mẹ, mẹ và em đều có thể hóa thân và tham gia.
Câu 5 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
- Những hình ảnh thiên nhiên được nhắc tới trong các trò chơi của em bé có đặc điểm đều gắn với thiên nhiên, đất trời như mây, trăng, bầu trời xanh thẳm, sóng, bến bờ.
- Qua đó, nhà thơ muốn thể hiện cuộc sốn xung quang luôn đầy những thú vui, cám dỗ, thu hút mọi người và có thể khiến họ quên đi những thứ thực sự quan trọng với mình.
Câu 6 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Theo em, qua bài thơ, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp là: ca ngợi tình cảm mẹ con thắm thiết, bền chặt, tình mẫu tử thiêng liêng. Nhắc nhở mỗi chúng ta những thú vui đầy cám dỗ ngoài kia chưa chắc có thể đem đến hạnh phúc cho chúng ta, thứ thực sự đem đến hạnh phúc cho chúng ta không đâu khác chính là những tình cảm giản dị, gần gũi như tình mẹ con vậy.