Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 2 Tập 2 - Ngắn nhất Soạn văn 7 Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 2 Tập 2 Ngữ Văn 7 Cánh diều ngắn gọn nhất nhưng đủ ý sẽ giúp các bạn dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn 7.
Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 2 Tập 2
I. Đọc hiểu
a. Đọc câu chuyện sau và ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng của mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 6):
Đọc truyện: Lừa đội lốt sư tử (trang 98 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)
Câu 1 (trang 98 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Đáp án đúng là: B
Câu 2 (trang 98 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Đáp án đúng là: A
Câu 3 (trang 98 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Đáp án đúng là: C
Câu 4 (trang 98 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Đáp án đúng là: A
Câu 5 (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Đáp án đúng là: B
Câu 6 (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Đáp án đúng là: D
b. Đọc đoạn trích sau và ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng của mỗi câu hỏi (từ câu 7 đến câu 9)
Đọc đoạn trích trong SGK (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)
Câu 7 (trang 100 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Đáp án đúng là: A
Câu 8 (trang 100 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Đáp án đúng là: B
Câu 9 (trang 100 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Đáp án đúng là: C
Câu 10 (trang 100 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tại sao có thể nói: “Kết quả học tập của các bạn quyết định chính tương lai của đất nước này.”? Viết vào vở câu trả lời ngắn gọn của em
Bài văn tham khảo
“Kết quả học tập của các bạn quyết định chính tương lai của đất nước này” có thể hiểu là sự giỏi giang của các bạn sẽ quyết định đất nước này sẽ phát triển hoặc không phát triển, nó tùy thuộc vào các bạn – những thế hệ tương lai của đất nước. Con người luôn được coi là yếu tố phát triển bền vững của một đất nước và để tạo ra những người như vậy, ta cần một nền giáo dục tốt và những con người có trách nhiệm. Đất nước trong tương lai sẽ trở thành “sân chơi” cho những bạn trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường. Vì vậy, họ có kết quả tốt tức là tương lai đang chờ đón đất nước đó.
II. Viết
Chọn một trong hai đề sau để viết thành bài văn ngắn:
Đề 1: Em hãy nêu suy nghĩ, cảm xúc và lí do yêu thích của bản thân đối với một bài thơ đã học ở sách Ngữ văn 7, tập hai.
Bài làm tham khảo
Từ xa xưa, con người luôn mang trong mình bao hoài bão lớn lao, đặc biệt là công cuộc chinh phục tự nhiên đầy bí ẩn. Nhưng không phải ai cũng có thể làm điều đó. Điều này ta thấy rõ qua nhân vật người cha trong bài thơ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông.
Bài thơ là hình ảnh hai cha con đang đi trên cát dưới ánh nắng mặt trời rực rỡ với biển cả mênh mông trước mặt:
Hai cha con bước đi trên cát
Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh
Bóng cha dài lênh khênh
Bóng con tròn chắc nịch
Hình ảnh đó gợi lên một sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên hùng vĩ. Tình cảm cha con đã tô điểm trên nền đất trời, biển cả bao la của vũ trụ rộng lớn. Nó làm nổi bật lên sự nhỏ bé của con người.
Đại dương dưới ánh nắng chói chang trở lên huyền diệu, càng đẹp càng trong, cát cũng trở lên mịn màng. Đó là vẻ đẹp tuyệt với của thiên nhiên, của biển cả, để rồi nó mở ra cho người con những suy nghĩ về sự tò mò với mong muốn được đến đó, khám phá và cảm nhận. Trước sự háo hức đó của người con, người cha như muốn đưa con trai mình đi khám phá, những vùng đất xa xa của đất nước mình kia.
Rồi hai cha con lại đi, trên cát mịn với ánh nắng rực rỡ. Con bảo cha như nói về mong muốn khám phá của mình:
“Cha mượn cho con buồm trắng nhé
Để con đi…”
Đến đây, như thể hiện một sự quyết tâm, một ước muốn táo bạo của mình, người con đã nói với cha rằng cậu muốn đến những nơi xa xa kia, ngắm nhìn thế giới, khám phá những vùng đất đó.
Bài thơ đã thể hiện những ước muốn táo bạo của con người qua hình ảnh hai cha con đặc biệt qua ước muốn của người con. Muốn được đi xa, được khám phá đại dương bao la, đi về phía chân trời nhằm chinh phục tự nhiên. Đó cũng chính là vẻ đẹp trong khát vọng muốn được chinh phục và khám phá thế giới tự nhiên đầy bí ẩn của con người.
Đề 2: Có ý kiến cho rằng ăn mặc, sinh hoạt hằng ngày giản dị là biểu hiện của lối sống lạc hậu, quê mùa. Em có tán thành suy nghĩ này không? Hãy nêu ý kiến của mình và đưa ra các lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến ấy.
Bài làm tham khảo
Giản dị luôn là một lối sống tốt đẹp, thể hiện lối sống thanh cao của con người. Thế nhưng, có nhiều người dường như vẫn chưa hiểu rõ nó, họ cho rằng ăn mặc, sinh hoạt hằng ngày giản dị là biểu hiện của lối sống lạc hậu, quê mùa. Ý kiến đó là không đúng.
Lối sống giản dị là một lối sống đơn giản, tự nhiên, không cầu ký, kiểu cách, không xa hoa, phô trương thanh thế. Nhưng ta tránh hiểu nhầm đó là lối sống quá cổ hủ bởi sự giản dị cần đi đôi với hoàn cảnh. Không ai có quyền được phán xét người khác trên bất kì phương diện nào.
Cô ấy, anh ấy không thích ăn mặc đẹp, mặc cầu kì khi đi dự tiệc nên họ ăn mặc một cách trang trọng, kín đáo, nó thể hiện tính cách con người họ. Không dễ bị thay đổi vì hoàn cảnh xung quanh. Nhưng mọi người lại bảo họ là lạc hậu, cổ hủ mặc dù họ mặc không có gì là quá cổ hay xúc phạm người nhìn. Điều đó là không đúng.
Lối sống giản dị luôn đem đến nhiều lợi ích cho chúng ta. Trước hết, nó giúp chúng ta dễ dàng hòa nhập với cuộc sống của mọi người. Lối sống giản dị thể hiện ở một sự không phân biệt đẳng cấp, tầng lớp giữa người với người, giúp chúng ta dễ dàng hòa nhập với họ hơn. Hay sống giản dị sẽ giúp tâm hồn ta thanh thản hơn. Bỏ đi những suy nghĩ về hôm nay mặc gì, ăn gì và làm gì, hãy thư thái tận hưởng bầu không khí và làm những điều mình thích, bạn sẽ cảm thấy cuộc đời này thật ý nghĩa.
Vì vậy, chúng ta cần phải phân biệt được đâu mới là lối sống cổ hủ và đâu mới là lối sống giản dị. Lối sống giản dị tức là phải phù hợp với hoàn cảnh. Chúng ta cần rèn luyện cho mình một lối sống như vậy. Tránh nhầm lẫn giữa hai khái niệm này mà đưa ra đánh giá sai lệch về người khác.