X

Soạn văn 7 Cánh diều

Soạn bài Mẹ và quả Tập 2 - Ngắn nhất Soạn văn 7 Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Mẹ và quả Tập 2 Ngữ Văn 7 Cánh diều ngắn gọn nhất nhưng đủ ý sẽ giúp các bạn dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn 7.

Soạn bài Mẹ và quả Tập 2

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Nguyễn Khoa Điềm (1943-2020), quê ở Thừa Thiên Huế. Ông là một nhà thơ, nhà chính trị Việt Nam. Ông được sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước và hiếu học nên thơ của ông thường hướng về tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc. Những tác phẩm tiêu biểu của ông như Nơi Bác từng qua, Thưa mẹ con đi, Tiễn bạn cuối mùa đông, Tình ca…

- Khi nghĩ về cha mẹ, điều khiến em xúc động nhất là sự hy sinh của cha mẹ dành cho con cái của mình. Không như những gia đình khác, gia đình em là một gia đình bình thường, bố mẹ phải làm lụng vất vả để kiếm tiền nuôi em ăn học, cho em một cuộc sống đầy đủ, ấm no. Nó là điều khiến em rất biết ơn và tự nhủ với bản thân phải học thật giỏi, sau này kiếm được nhiều tiền cho cha mẹ có cuộc sống ấm no, sung túc hơn.

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính: Bài thơ là nỗi niềm trăn trở của tác giả về mẹ - người đã tạo ra con một thứ quả đã chín, cống hiến mình cho đời.

Soạn bài Mẹ và quả | Ngắn nhất Soạn văn 7 Cánh diều

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Chữ mỗi dòng: khổ 1 – 7 từ trên 1 dòng, khổ 2, 3 – 8 từ trên dòng

Vần: vần cách (trồng-trăng)

Nhịp: ¾, 3/5

- Từ “lặn” và “mọc” ở đây có nghĩa chỉ sự vun trồng, vất vả trông đợi của người mẹ. Đồng thời thể hiện nỗi lo lắng của người con trước sự gìa đi của mẹ.

Câu 2 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Hình ảnh minh họa cho nội dung của bài thơ là hình ảnh một người mẹ chịu thương, chịu khó đang chăm chút cho vườn rau của mình.

Câu 3 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

“Lớn lên” để chỉ những người con do mẹ nuôi dưỡng ngày càng cao lớn, trưởng thành. Còn “lớn xuống” chỉ sự lớn lên của những bí và bầu, khi quả ngày càng to sẽ ngày càng rủ xuống.

Câu 4 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

* Giống nhau

- Chỉ sự kết tinh, trải qua một quá trình mới hình thành

* Khác nhau

- Từ “quả” ở khổ 1 chỉ quả trên cây do mẹ trồng, chăm bón, săn sóc từng ngày mới có

- Từ “quả” ở khổ 3 là chỉ người con, đó là đứa trẻ được sinh ra bởi người mẹ, được chăm sóc, nâng niu và dạy dỗ để lớn khôn.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Hình thức của bài thơ Mẹ và quả được làm theo thể thơ tự do, không bị gò bó bởi luật thơ.

- Theo em, đây là lời nói của người con nói với mẹ bày tỏ sự biết ơn của mình với sự hy sinh, chăm sóc, dạy dỗ và bảo ban của mẹ.

- Tâm trạng và thái độ của người con: biết ơn, trân trọng mẹ của mình nhưng cũng lo sợ chưa kịp báo đáp ơn dưỡng dục của mẹ.

Câu 2 (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Người mẹ trong bài thơ là một người chịu thương chịu khó, lam lũ vất vả, yêu thương con và luôn hy sinh vì con. Ta có thể dựa vào những dòng thơ sau để xác định điều đó: Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng, Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn, Bảy mươi tuổi mẹ chờ đợi được hái.

Câu 3 (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Từ ngữ giản dị, gần gũi thân thuộc: “quả”, “hái”, “vun trồng”, “mọc”, “lớn xuống”…

- Hình ảnh gần gũi, mang đậm chất đời thường: “bí”, “bầu”, “mùa quả”, “giọt mồ hôi mặn”, “quả non xanh”…

- Vần cách: trồng-trăng, lên-mặn, đời-mỏi

- Nhịp: ¾, 3/5

- Biện pháp tu từ: ẩn dụ, câu hỏi tu từ.

Câu 4 (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Tác giả lo sợ mình còn là “một thứ quả non xanh” vì khi con dần lớn lên, mẹ sẽ dần già đi, nếu con chưa trưởng thành, vẫn là “một thứ quả non xanh” không hiểu sự đời, sẽ không thể báo đáp ơn dưỡng dục của mẹ. Tác giả sợ nếu mình không nhanh trưởng thành để báo đáp mẹ thì sẽ không còn cơ hội để báo đáp nữa bởi tuổi già đang đến, mẹ đang ngày càng gần đất xa trời. Qua bài thơ, tác giả thể hiện tình yêu thương của mình dành cho người mẹ - người đã hy sinh rất nhiều vì con cái. Đồng thời ông cũng thể hiện mong muốn mau chóng lớn nhanh, trưởng thành để báo đáp ơn dưỡng dục của mẹ.

Câu 5 (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Em thích nhất khổ cuối của bài thơ bởi nó cũng chính là tiếng lòng của em. Như bao người khác, cha mẹ đã và đang nuôi em ngày một khôn lớn, còn họ thì ngày càng già đi. Em ước mình có thể san sẻ bớt gánh nặng của cha mẹ mình nhưng bây giờ không thể. Em còn quá nhỏ, quá ngây thơ, dại dột để làm nó. Vậy nên, em cũng như tác giả muốn mình trở thành một thứ quá chín ngọt ngào cho đời, có thể cống hiến cho xã hội, giúp đỡ cho cha mẹ, phụng dưỡng họ.

Xem thêm các bài Soạn văn 7 Cánh diều hay, ngắn gọn khác: