Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh ngắn nhất
Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh
I. Đoạn văn thuyết minh
Câu 1 (trang 62 sgk Văn 10 Tập 2):
a. Đoạn văn là một đơn vị của văn bản, được tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng. Một đoạn văn phải đảm bảo tính trọn vẹn về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức.
b. Một đoạn văn cần đạt được những yêu cầu sau:
- Tập trung làm rõ một ý chung, một chủ đề chung thống nhất và duy nhất.
- Liên kết chặt chẽ với các đoạn văn đứng trước và sau nó.
- Diễn đạt chính xác, trong sáng.
Câu 2 (trang 62 sgk Văn 10 Tập 2):
+ Giống nhau: đoạn văn tự sự và đoạn văn thuyết minh đều có mục đích là trình bày một sự kiện, miêu tả một sự vật hiện tượng trong đời sống.
+ Khác nhau: đoạn văn thuyết minh thiên về việc giới thiệu các thông tin khách quan mang tính chính xác, đoạn văn tự sự thiên về việc bộc lộ cách nhìn, cảm nhận của người viết về sự kiện, sự vật hiện tượng đó.
Câu 3 (trang 62 sgk Văn 10 Tập 2):
Đoạn văn thuyết minh có thể gồm 3 phần chính:
Phần mở đầu: Giới thiệu nội dung, đối tượng thuyết minh.
Phần trung tâm: Cung cấp thông tin về đặc điểm, tính chất của đối tượng.
Phần kết: Kết luận.
II. Viết đoạn văn thuyết minh
Giả sử phải viết một bài văn thuyết minh để cung cấp cho người đọc những hiểu biết chuẩn xác về một nhà khoa học hoặc một tác phẩm văn học, một công trình nghiên cứu, một điển hình người tốt, việc tốt, anh chị hãy:
Câu 1 (trang 62 sgk Văn 10 Tập 2):
Phác qua dàn ý đại cương cho bài viết
1. Thuyết minh về tác phẩm văn học
Mở bài: Giới thiệu về tác phẩm văn học.
Thân bài: Thuyết minh về tác phẩm văn học ấy.
+ Nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm văn học: tác phẩm này là tác phẩm văn học của nước nào, của tác giả nào, được sáng tác vào giai đoạn nào.
+ Vị trí của tác phẩm văn học ấy đối với sự nghiệp sáng tác của tác giả, đối với nền văn học của dân tộc ấy và đối với nền văn học toàn nhân loại.
+ Giới thiệu về đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm ấy; tác phẩm được sáng tác theo thể loại nào, ngôn ngữ, hình ảnh có gì đáng chú ý.
+ Tác phẩm văn học gửi gắm những nội dung, tư tưởng sâu sắc gì tới người đọc.
Kết bài: Cảm nhận khái quát của bản thân về tác phẩm văn học được nói đến ở trên, suy nghĩ mở rộng nâng cao về giá trị của văn học đối với đời sống con người.
2. Thuyết minh về một nhà khoa học
Mở bài: Giới thiệu về nhà khoa học (đưa ra những thông tin về tên tuổi, quê hương, dân tộc,…)
Thân bài: Thuyết minh về nhà khoa học.
+ Cuộc đời của nhà khoa (giới thiệu những điểm quan trọng, thú vị)
+ Sự nghiệp khoa học của nhà khoa học này có gì nổi bật, có những thành tưu gì.
+ Vai trò, đóng góp của nhà khoa học đối với sự phát triển của đời sống con người.
Kết bài: Kết luận.
3. Thuyết minh về một điển hình người tốt, việc tốt
Mở bài: Giới thiệu khái quát về gương người tốt việc tốt mà em biết (người đó là ai, việc tốt đó là việc gì)
Thân bài: Giới thiệu cụ thể về người tốt, việc tốt đó
+ Hoàn cảnh của câu chuyện
-> Gương người tốt, việc tốt đó nảy sinh trong câu chuyện như thế nào.
+ Lợi ích của hành động tốt đẹp đó mang lại là gì
+ Gương người tốt, việc tốt ấy có giá trị như thế nào đối với cuộc sống (tạo nên những điều tốt đẹp cho xã hội, là tấm gương cho mọi người noi theo, tránh những băng hoạt, tàn lụi về đạo đức,…)
Kết bài: Khái quát, mở rộng vấn đề (chẳng hạn, nên noi theo và phát huy những hành động tốt đẹp, rèn luyện bản thân để trở thành một người tốt hơn trong xã hội).
Câu 2 (trang 62 sgk Văn 10 Tập 2):
Tiếp đó, hãy diễn đạt một ý trong dàn ý thành một đoạn văn.
Học sinh thực hiện các bước trả lời câu hỏi gợi ý trong sách giáo khoa để tiến hành viết đoạn văn.
III. Luyện tập
Câu 1 (trang 63 sgk Văn 10 Tập 2):
Học sinh vận dụng những kĩ năng vừa được luyện tập tại lớp để viết đoạn văn.
Câu 2 (trang 63 sgk Văn 10 Tập 2):
Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (xem lại dàn ý đã được gợi ý ở bài Viết bài làm văn số 5).
Thuyết minh giới thiệu một con người
Mở bài: Giới thiệu về người mà em muốn nói đến (tên, tuổi, quê quán, em đã từng gặp hay chưa,…)
Thân bài: Thuyết minh những thông tin về người đó
+ Cuộc sống (nghề nghiệp, gia đình, quê hương, học vấn,…)
+ Tính cách của người đó như thế nào.
+ Sở trường, sở đoản.
+ Ngoại hình.
+ Người mà em nói đến gây ấn tượng với em nhất ở điểm nào.
Kết bài: Kết luận.
Thuyết minh về một miền quê
Mở bài: Giới thiệu về miền quê ấy.
Thân bài: Cung cấp thông tin, thuyết minh về miền quê em đã giới thiệu.
+ Vị trí địa lý
+ Miền quê ấy có những đặc trưng gì: nghề truyền thống, danh lam thắng cảnh, đặc sản, khí hậu,…
+ Khung cảnh nơi đây như thế nào
+ Cảm nhận của em về vùng đất này.
Kết bài: Kết luận.
Nhận xét - Ý nghĩa
Qua bài học này, học sinh nắm được những kĩ năng cần thiết khi làm một bài văn thuyết minh như: nắm vững kiễn thức về đoạn văn thuyết minh và các kĩ năng viết đoạn văn thuyết minh, có đủ những tri thức cần thiết và chuẩn xác để làm rõ ý chung của đoạn, sắp xếp hợp lý các tri thức đó theo một thứ tự rõ ràng, rành mạch và vận dụng đúng đắn, sáng tạo những phương pháp thuyết minh và diễn đạt để đoạn văn trở nên cụ thể, sinh động, hấp dẫn.