X

Soạn văn lớp 11

Soạn bài Ba cống hiến vĩ đại của Các-Mác ngắn nhất


Soạn bài Ba cống hiến vĩ đại của Các-Mác

Bố cục

3 phần

   + Phần 1( từ đầu đến “ vĩ nhân ấy gây ra”): Sự ra đi của Mác

   + Phần 2( tiếp đến “không làm gì thêm nữa”) : Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác

   + Phần 3( còn lại): Đánh giá tổng quát những cống hiến của Mác với lịch sử nhân loại

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 95)

- Bài điếu văn có thể chia làm 3 phần : gồm 3 phần:

   + Phần 1( từ đầu đến “ vĩ nhân ấy gây ra”): Sự ra đi của Mác

   + Phần 2( tiếp đến “không làm gì thêm nữa”) : Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác

   + Phần 3( còn lại): Đánh giá tổng quát những cống hiến của Mác với lịch sử nhân loại

Câu 2 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 95)

- Những đóng góp to lớn của Mác:

   + Tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người

   + Quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đương thời và xã hội tư sản do phương thức ấy tạo ra, phát hiện giá trị thặng dư.

   + Sự kết hợp giữa lí luận và thực tiễn, biến các lí thuyết cách mạng- khoa học thành hành động cách mạng

Câu 3 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 95)

- Để làm nổi bật tầm vóc vĩ đại của Các Mác, Ăng-ghen đã sử dụng biện pháp so sánh kết hợp kết cấu tầng bậc (tăng tiến):

+ Ăng ghen nêu ra các cống hiến của C.Mác, cống hiến sau lớn hơn, vĩ đại hơn cống hiến trước

+ Ông so sánh cống hiến của Mác với Đác-uyn để khẳng định cống hiến to lớn của Mác với nhân loại

Câu 4 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 95)

- Tình cảm, thái độ của Ăng-ghen đối với Mác:

   + Tình cảm tiếc thương cho sự ra đi của một con người vĩ đại

   + Thái độ đề cao, ca ngợi cống hiến của Mác cho nhân loại

   + Tin tưởng vào Mác

Câu 5 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 95)

- Ý kiến trên khẳng định: Mục tiêu phê phán và đấu tranh của Mác suốt đời là xã hội tư sản; là tư tưởng, học thuyết phản động; là hiện tượng bất công, bất bình đẳng trong xã hội đương thời nhằm đem lại quyền lợi cho dân dân toàn thế giới vì vậy “ông có thể có nhiều kẻ đối địch, nhưng chưa chắc đã có một kẻ thù riêng nào cả”

Luyện tập

Câu 1 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 95)

- Những cống hiến của Mác thực sự là những cống hiến có ý nghĩa đối với sự phát triển của toàn nhân loại, nó vượt khỏi phạm vi của một quốc gia để phục vụ quyền lợi co cả thế giới

- Những phát kiến, cống hiến của ông ngày nay vẫn luôn được tiếp thu và học hỏi

Câu 2 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 95)

- Dàn ý :

1. Đặt vấn đề

- Trình bày sự ra đi của Mác

- Khẳng định sự ra đi đó là một tổn thất to lớn của nhân loại

2. Giải quyết vấn đề: Ngợi ca những công hiến lớn lao của Mác

* Cống hiến 1:

- Nội dung: Tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người⇒ Trong mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng thì cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng và kiến trúc thượng tầng tác động lại cơ sở hạ tầng.

*Cống hiến 2:

- Nội dung: Quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đương thời và xã hội tư sản do phương thức ấy tạo ra, phát hiện giá trị thặng dư

*Cống hiến 3:

- Nội dung: Sự kết hợp giữa lí luận và thực tiễn, biến các lí thuyết cách mạng- khoa học thành hành động cách mạng

⇒Với những cống hiến to lớn ấy, Mác xứng đáng là một trong những đỉnh cao thời đại

3. Kết thúc vấn đề: Đánh giá những cống hiến của Mác

- Mác bị căm ghét nhiều nhất vì ông đã lột trần những bản chất xấu xa trong xã hội đương thời

- Hàng triệu người: cộng sự, giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới thương tiếc, kính yêu ông

- Mác có thể có nhiều kẻ đồi địch nhưng không có một kẻ thù riêng nào.

- Lời cầu nguyện

Giá trị nội dung, nghệ thuật

Nội dung

- Tác phẩm đã bày tỏ tấm lòng, tình cảm của Ăng – ghen, người bạn thân, người cộng sự trước sự ra đi của Mác, đó là một mất mát vô cùng to lớn, đồng thời khẳng định những đóng góp to lớn của Mác đối với lịch sử nhân loại sẽ còn sống mãi.

Nghệ thuật

- Kết cấu chặt chẽ

- Luận điểm rõ ràng

- Lập luận giàu sức thuyết phục

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Tập 2 ngắn gọn, hay khác:

Mục lục Soạn văn 11 theo học kì:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.