X

Soạn văn lớp 11

Soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ ngắn nhất


Soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ

Bố cục

3 phần

   + Đoạn 1(khổ 1): Khung cảnh thôn Vĩ buổi bình minh và tình người tha thiết

   + Đoạn 3 (khổ 2): Khung cảnh thôn Vĩ với dòng sông trăng và niềm đau cô lẻ, chia lìa

   + Đoạn 3 (khổ 3): Vẻ đẹp huyền ảo xứ Huế và nỗi niềm tác giả

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 39)

Khung cảnh thôn Vĩ và tâm trạng tác giả khổ thơ đầu:

- Câu thơ đầu: lời trách móc nhẹ nhàng hay cũng là lời mời gọi tha thiết

- Bức tranh thôn Vĩ nhẹ nhàng, bình dị:

   + Vẻ đẹp của “nắng hàng cau nắng mới lên”: phép điệp ⇒ vẻ đẹp tươi trẻ của nắng mới

   + Vẻ đẹp mượt mà, tươi tốt, đầy sức sống thông qua việc sử dụng từ “mướt” và hình ảnh so sánh “xanh như ngọc”

   + Hình ảnh “mặt chữ điền‘ gợi sự tò mò, là gương mặt chân quê của một chàng trai, nét đẹp ẩn giấu của một cô gái hay khung cửa sổ trong khu vườn thôn Vĩ

⇒ Phong cảnh làng quê bình dị ấm áp, thiên nhiên, con người hài hòa với nhau. Đằng sau đó là tình yêu thiên nhiên, con người tha thiết của tác giả.

Câu 2 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 39)

- Hình ảnh gió, mây: cảm giác sự cô đơn, chia lìa

- Hình ảnh sông, trăng : gợi vẻ đẹp thơ mộng, huyền ảo, kết hợp cùng cùng với hình ảnh “thuyền ai” ⇒ vừa gợi sự xa lạ lại vừa gần gũi.

⇒ Gợi cảm giác về sự chia lìa, lo âu, đau buồn và thất vọng

Câu 3 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 39)

- Ở khổ 3, nhà thơ bộc lộ tâm sự của mình: đó là tình yêu thiết tha với cuộc đời và niềm hoài nghi, tuyệt vọng:

   + Động từ “mơ” cùng điệp ngữ “khách đường xa”: tâm trạng khắc khoải nhớ mong tha thiết, đồng thời diễn tả khoảng cách xa vời của mối tình đơn phương

   + Hình ảnh “áo em trắng quá”: Niềm mong đợi tột cùng câu trên nay chỉ là ảo, tất cả gần mà lại quá xa, không thể với tới ⇒ Trạng thái hụt hẫng, bàng hoàng, xót xa

   + Ai biết ........: biểu lộ nỗi cô đơn trống vắng trong tâm hồn của t/g đang ở thời kì đau thương nhất ⇒ gợi nỗi buồn xót xa trách móc

- Câu thơ “Ai biết…đậm đà” có biểu lộ tình yêu thiết tha của tác giả với cuộc đời: đặt trong hoàn cảnh sáng tác bài thơ, lúc nhà thơ chiến đấu với bệnh tật, nhà thơ vẫn đặt ra câu hỏi ấy, chứng tỏ nhà thơ vẫn còn khát khao thứ “tình cảm đậm đà” của “khách đường xa ấy”, đó chẳng phải hi vọng, tình yêu vào cuộc đời của tác giả hay sao?

Câu 4 (SGKNgữ văn 11 tập 2 trang 39)

- Tứ thơ và bút pháp bài thơ:

   + Hình ảnh thiên nhiên và con người trong bài thơ đều biểu hiện nội tâm tác giả, đó là lòng nhớ thương bâng khuâng xao xuyến, niềm tin yêu và tình yêu thiết tha cuộc đời nhưng đầy mặc cảm

   + Bút pháp gợi tả, vừa tả thực lại vừa lãng mạn

Luyện tập

Câu 1 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 40)

Những câu hỏi trong bài thơ hướng tới đều là không cụ thể mà phiếm chỉ

   + Sao anh không về chơi thôn Vĩ? – câu hỏi để bôc lộ cảm xúc có phần trách móc, cảm xúc nhớ thương

   + “Thuyền ai…kịp tối nay”: chờ đợi đến khắc khoải, nếu trăng không về “kịp” thì kẻ bị số phận bỏ rơi trong đau khổ ấy sẽ hoàn toàn tuyệt vọng, đau thương ⇒ Nỗi niềm khắc khoải chờ đợi trăng ấy của nhà thơ khiến người đọc nhận ra khát khao giao cảm với đời, với người của thi nhân

   + “Ai biết tình ai có đậm đà?”: Nỗi cô đơn, tình yêu thist tha với cuộc sống nhưng lại đầy hoài nghi, mặc cảm

Câu 2 (SGKNgữ văn 11 tập 2 trang 40)

- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Lúc nhà thơ đang điều trị căn bệnh hiểm nghèo, nhận được tấm ảnh và bức thư động viên, cùng nội dung bài thơ khiến người đọc cảm thấy xót xa, ngậm ngùi cho một nhà thơ tài năng,có tình yêu thiế tha với cuộc đời nhưng hoàn cảnh đau thương, nhưng đồng thời cũng cảm phục vị thi sĩ ấy

Câu 3 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 40)

- Đây là bài thơ về tình yêu nhưng phảng phất trong bài thơ là cả tình quê nữa ⇒ đây là những tình cảm phù hợp với tâm trạng của tất cả mọi người nên tạo được sự cộng hưởng rộng rãi lâu bền trong thế hệ bạn đọc

Giá trị nội dung, nghệ thuật

Nội dung

- Bài thơ là bức tranh đẹp về miền quê đất nước, đồng thời là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người

Nghệ thuật

- Hình ảnh thơ biểu hiện nội tâm

- Bút pháp gợi tả, vừa tả thực lại vừa lãng mạn

- Ngôn từ tinh tế, giàu liên tưởng

- Nghệ thuật nhân hóa, so sánh, điệp, câu hỏi tu từ

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Tập 2 ngắn gọn, hay khác:

Mục lục Soạn văn 11 theo học kì:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.