Soạn văn lớp 6 Bài 3: Kí - Cánh diều
Soạn văn lớp 6 Bài 3: Kí - Cánh diều
Với các bài soạn văn lớp 6 Bài 3: Kí sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn được biên soạn bởi đội ngũ Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm giúp các bạn dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn 6.
Soạn bài Trong lòng mẹ
1. Chuẩn bị
- Hồi kí là một thể của kí dùng để ghi chép lại những sự việc, những quan sát, nhận xét và tâm trạng có thực mà tác giả đã trải qua.
- Khi đọc hồi kí:
+ Tác giả viết về cậu bé Hồng – bản thân mình, tự kể lại về cuộc trò chuyện giữa cậu và người cô, cả giây phút cậu gặp lại mẹ sau bao năm xa cách.
→ Viết như thế để người đọc thấy rõ những ngày tháng thơ ấu ẩn chứa tình cảm mẫu tử thiêng liêng và lên án, chê trách những hủ tục phong kiến làm chia rẽ tình cảm gia đình.
+ Những yếu tố của văn bản cho biết tính xác thực của điều được kể là:
Xưng ngôi kể thứ nhất “tôi”.
Sự có mặt của các nhân vật người cô trong cuộc trò chuyện với nhân vật tôi, người mẹ trong lần gặp lại.
Thời gian cụ thể: “Ngày giỗ đầu thầy tôi”, “rằm tháng tháng Tám”,…
Địa điểm gặp gỡ: Gần trường học.
Những cảm nhận, quan sát chân thực của tác giả qua những câu chuyện mà tác giả kể lại.
+ Cảm xúc, thái độ của người kể chuyện đối với sự việc và các nhân vật trong đó:
Trong cuộc trò chuyện với người cô: Hồng ghét những lời nói mỉa mai. ruồng rẫy mẹ mình của bà cô; bà cô thì lại luôn tìm cách để bôi nhọ, nói xấu mẹ của Hồng, khiến Hồng phải có những suy nghĩ không tốt về mẹ của mình.
Trong cuộc gặp gỡ lại người mẹ sau bao lâu xa cách: Hồng luôn nhớ thương, yêu da diết, trân trọng đối với người mẹ của mình.
- Đọc trước đoạn trích Trong lòng mẹ; tìm hiểu thông tin về tác giả Nguyên Hồng và hồi kí Những ngày thơ ấu:
+ Tác giả Nguyên Hồng (1918 – 1982) tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định. Trước Cách mạng, ông sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng, trong một xóm lao động nghèo.
Ngay từ tác phẩm đầu tiên, ông viết về những người cùng khổ gần gũi mà ông yêu thương thắm thiết. Sau Cách mạng, ông tiếp tục sáng tác gồm nhiều thể loại: tiểu thuyết, kí, thơ,…
Những tác phẩm chính: Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938), Những ngày thơ ấu (hồi kí, 1938), Trời xanh (tập thơ, 1960),…
Nguyên Hồng được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
+ Hồi kí Những ngày thơ ấu là tập hồi kí kể về tuổi thơ cay đắng của tác giả Nguyên Hồng. Tác phẩm gồm 9 chương, đăng báo năm 1938, in thành sách lần đầu năm 1940.
- Nội dung cần biết để hiểu đoạn trích: Hôn nhân của bố mẹ Nguyên Hồng là cuộc hôn nhân không có tình yêu. Bất chấp mọi thành kiến độc ác của xác hội và của những người trong gia đình về mẹ, cậu bé Hồng sớm hiểu và cảm thông với nỗi đau khổ của người mẹ, hai mẹ con luôn giữ tình mẫu tử sâu sắc.
2. Đọc hiểu
a. Trong khi đọc
Câu hỏi trang 52 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Phần 1 cho biết hoàn cảnh của nhân vật “tôi” như thế nào?
Trả lời:
Phần 1 cho biết hoàn cảnh của nhân vật “tôi”: cha mới mất gần một năm, mẹ thì ở tận Thanh Hóa để buôn bán sinh sống, cậu sống một mình.
Câu hỏi trang 52 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Phản ứng của nhân vật “tôi” trước lời kể của người cô như thế nào?
Trả lời:
Phản ứng của nhân vật “tôi” trước lời kể của người cô:
- Nhận ra ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của người cô, chỉ cúi đầu không đáp.
- Thế nhưng cậu không để ý, không bị ảnh hưởng bởi trong Hồng luôn chất chứa tình thương yêu và lòng kính mến dành cho mẹ.
- Hồng cười và đáp lại rằng không muốn vào Thanh Hóa và cậu tin rằng kiểu gì cuối năm mẹ mình cũng sẽ về.
Câu hỏi trang 53 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Phần 3 kể về việc gì? Đây có phải là nội dung chính của văn bản không? Có liên quan gì đến nhan đề văn bản?
Trả lời:
- Phần 3 kể về cuộc gặp gỡ giữa cậu bé Hồng và mẹ sau bao năm xa cách.
- Đây chính là nội dung chính của văn bản.
- Nội dung có liên quan đến nhan đề văn bản Trong lòng mẹ ở chỗ tác giả miêu tả chính xác lại cảm xúc, suy nghĩ khi bản thân mình được ngồi trong lòng mẹ, được mẹ ôm.
..............................
..............................
..............................
Soạn bài Đồng Tháp Mười mùa nước nổi
1. Chuẩn bị
- Du kí là một thể của kí dùng để ghi lại những điều đã chứng kiến trong một chuyến đi diễn ra chưa lâu của bản thân tới một miền đất khác.
- Khi đọc bài thơ du kí:
+ Văn bản viết về chuyến đi đến Đồng Tháp Mười. Di chuyển bằng phương tiện xe máy. Thái độ và cảm xúc của người viết vô cùng hào hứng, thích thú khi được đến tham quan vùng đất này, chỉ có một ngày cưỡi xe, mà lại muốn đi nhiều, thấy nhiều, chiêm ngưỡng nhiều.
+ Cảnh sắc nơi đây sinh động đa dạng: Khung cảnh Đồng Tháp Mười mùa nước lũ, những kênh rạch chằng chịt, bạt ngàn bông sen chen giữa rừng tràm, những di tích văn hóa cổ,… Con người ở nơi đây thì vui vẻ sống, hiền lành sống, năng động sống,…
Tác giả ghi lại bằng cách kết hợp miêu tả, kể chuyện và phát biểu cảm nghĩ.
+ Bài du kí mang lại cho em hiểu biết về vùng đất Đồng Tháp Mười và con người nơi đây. Từ đó khơi gợi về trong em niềm yêu thích, tò mò, mong muốn được trải nghiệm trực tiếp vùng đất này.
- Tìm hiểu về loại hình du lịch mới ngày nay với tên gọi “du lịch sinh thái”: Loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. Bên cạnh trách nhiệm đối với môi trường thì mục đích thưởng ngoạn thiên nhiên và cá giá trị văn hóa kèm theo của quá khứ và hiện tại, thúc đẩy công tác bảo tồn.
- Tìm hiểu về du lịch ở vùng miền Tây Nam Bộ được gọi là “du lịch miệt vườn”: Loại hình du lịch sinh thái gắn liền với những vườn cây ăn trái rộng lớn và trù phú. Du lịch sinh thái miệt vườn ngày càng phát triển ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long với mô hình phổ biến là trên trồng cây ăn quả, dưới ao hay kênh rạch thì thả cá. Khách đến tham quan vườn cây ăn trái sẽ được tận tay hái và thưởng thức những loại trái cây thơm ngon, tươi rói, mệt thì nghỉ chân hóng gió tại những chòi lá được bố trí dọc lối đi trong vườn. Khách tham quan cũng được thưởng thức những bữa ăn đậm chất thôn quê, dân dã tại các miệt vườn và tham gia các trò chơi dân gian thú vị, đậm chất miền Tây như đi cầu treo dây, câu cá, tát mương bắt cá…
- Tìm hiểu về vùng Đồng Tháp Mười, Nam Bộ: Một vùng đất ngập nước của Đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích 697.000 hecta, trải rộng trên ba tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp trong đó Long An chiếm hơn phân nửa, thủ phủ vùng là thị xã Kiến Tường. Vùng Đồng Tháp Mười có khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, vườn quốc gia Tràm Chim. Sự tương tác giữa các yếu tố tự nhiên: địa mạo, trầm tích, đất, nước và các yếu tố khác đã hình thành những cảnh quan tự nhiên với các hệ sinh thái đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười. Ở đây có hệ sinh thái rừng tràm, hệ sinh thái đồng cỏ ngập nước theo mùa,…
- Đọc trước văn bản Về thăm mẹ; tìm hiểu thêm về tác giả Văn Công Hùng:
+ Tác giả Văn Công Hùng sinh năm 1958, quê quán ở Thừa Thiên Huế. Ông sinh ra và lớn lên, học phổ thông ở Thanh Hoá, tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Huế năm 1981, xung phong lên Gia Lai – Kon Tum công tác, từng làm cán bộ Sở Văn hoá thông tin, sưu tầm nghiên cứu văn hoá dân gian, phóng viên báo Văn hoá, Thư ký toà soạn tạp chí Văn nghệ Gia Lai, giảng dạy tại Trường Trung học Văn hoá nghệ thuật Gia Lai...
+ Các tác phẩm chính đã xuất bản: Bến đợi (thơ, 1992), Hát rong (thơ, 1999), Ngựa trắng bay về (trường ca, 2002), Hoa tường vi trong mưa (thơ, 2003), Mắt cao nguyên (tản văn và phóng sự, 2006),…
+ Những giải thưởng văn chương:
Giải nhì thơ tỉnh Gia lai năm 1985.
Giải C Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2002.
Tặng thưởng cuộc thi thơ tạp chí Sông Hương năm 2001 – 2003.
Giải A giải thưởng văn học nghệ thuật Gia Lai lần thứ nhất 2000 – 2005.
+ Quan niệm văn chương: “Viết không bao giờ là trò chơi, mà là cuộc vật lộn khổ sở, là nghiệp đeo đẳng suốt đời. Chữ không làm cho người no, nhưng cho ta cảm giác bình an và như thế là hạnh phúc. Nhiều hay ít là do tài năng từng người, nhưng được một câu thơ một bài báo có ích là mong mỏi của tôi, người viết.”
2. Đọc hiểu
a. Trong khi đọc
Câu hỏi trang 55 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Lũ quan trọng như thế nào với Đồng Tháp Mười?
Trả lời:
Lũ chính là nguồn sống của cả cư dân miền sông nước Đồng Tháp Mười: mang phù sa mùa màng về, mang tôm cá về, làm nên một nền văn hóa đồng bằng.
Câu hỏi trang 56 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Thế nào là “tràm chim”?
Trả lời:
“Tràm chim” đơn giản là những cây tràm kết thành rừng và chim thì dày đặc thành vườn.
..............................
..............................
..............................