Soạn bài Thực hành đọc hiểu - Giờ Trái Đất Ngữ văn lớp 6 - Cánh diều
Soạn bài Thực hành đọc hiểu - Giờ Trái Đất Ngữ văn lớp 6 - Cánh diều
Với soạn bài Thực hành đọc hiểu - Giờ Trái Đất Ngữ văn lớp 6 sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn được biên soạn bởi đội ngũ Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm giúp các bạn dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn 6.
1. Chuẩn bị
- Văn bản thuật lại một sự kiện là loại văn bản thông tin, ở đó người viết thuyết minh (trình bày, miêu tả, kể lại) một sự kiện (lịch sử, văn hoá, khoa học,…).
- Khi đọc văn bản thông tin thuật lại một sự kiện theo trật tự thời gian:
+ Thời điểm xuất hiện của văn bản: 29/03/2014
Nơi xuất hiện của văn bản: Trên báo điện tử baodautu.vn
Thời điểm đó có ý nghĩa: Cả nước cùng thế giới hành động trong chiến dịch Giờ Trái Đất.
+ Thông tin chính mà văn bản cung cấp cho người đọc là sự hình thành chiến dịch Giờ Trái Đất. Thông tin ấy được nêu ở phần hai của văn bản.
+ Những mốc thời gian được nhắc đến trong văn bản. Tương ứng với mỗi mốc thời gian đó là sự việc:
Tối nay (29/3): 63 tỉnh thành Việt Nam sẽ cùng thế giới hành động trong chiến dịch Giờ Trái Đất.
Năm 2004: Tổ chức Bảo tổn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a tìm kiếm phương pháp truyền thông mới để đưa vấn đề biến đổi khí hậu vào hoạt động tuyên truyền.
Năm 2005: Tổ chức Bảo tổn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a và Công ti Lê-ô Bớc-nét Xít-ni xây dựng dự án lớn tên “Tiếng tắt lớn”
Năm 2006: “Giờ Trái Đất” ra đời.
31-3-2007: Lễ khai mạc Giờ Trái Đất tại Xít-ni kéo dài một tiếng đồng hồ.
29-3-2008: Chiến dịch Giờ Trái Đất mở rộng tổ chức ở 371 thành phố và thị trấn.
2009: Chiến dịch Giờ Trái Đất thu hút hàng trăm triệu người.
Cuối năm 2009: Hội nghị biến đổi khí hậu Liên hiệp quốc với sự tham gia của 192 nước, trong đó có Việt Nam.
+ Các yếu tố nhan đề, sa pô, đề mục, chữ đậm, số thứ tự, dấu đầu dòng, hình ảnh, âm thanh,… trong văn bản có tác dụng thuật lại các sự kiện theo trật tự thời gian, trình bày một cách khoa học, dễ hiểu, sinh động thu hút người đọc và giúp họ ghi nhớ, nắm bắt những sự kiện chính.
+ Sự kiện hình thành Giờ Trái Đất được thuật lại. Ý nghĩa của việc thuật lại sự kiện đó là giúp người đọc nhận thức, nắm rõ được ý nghĩa to lớn và ảnh hưởng của nó tới mọi người.
- Thu thập các thông tin liên quan đến việc hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái Đất ở địa phương em và một số nơi khác:
+ Sự kiện tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất sẽ diễn ra từ 20h30 đến 21h30 ngày thứ 7 (27/3/2021) trên phạm vi toàn quốc.
+ Tập đoàn Điện lực Việt Nam chỉ đạo Tổng công ty, Công ty Điện lực các tỉnh, thành phố hưởng ứng Chiến dịch năm 2021 phổ biến tuyên truyền tại các địa điểm giao dịch khách hàng, trụ sở của các đơn vị điện lực trong tháng 3/2021;
+ Vận động các tổ chức, cơ quan và khách hàng thực hiện tắt đèn và các thiết bị không cần thiết vào thời gian diễn ra Sự kiện Tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất; đồng thời đảm bảo an toàn lưới điện trong thời gian diễn ra sự kiện.
+ Năm 2020, sau một giờ tắt đèn và giảm thiểu sử dụng các thiết bị điện trong Giờ Trái đất, Việt Nam tiết kiệm được 436.000kWh. Việt Nam chính thức tham gia sự kiện lịch sử này kể từ tháng 3/2009, trong 12 năm tham gia sự kiện, Việt Nam đã tiết kiệm được 5.273.000kWh.
- Trao đổi với mọi người xung quanh để thấy được ý nghĩa của Giờ Trái Đất:
+ Khuyến khích một cộng đồng toàn cầu liên kết với nhau để chia sẻ những cơ hội và thách thức của việc tạo ra một thế giới phát triển bền vững.
+ Chiến dịch góp phần không nhỏ vào việc tiết kiệm điện năng, giảm thiểu khí thải CO2, giảm hiệu ứng nhà kính, chống biến đổi khí hậu.
+ Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của mọi người.
2. Đọc hiểu
a. Trong khi đọc
Câu hỏi trang 97 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Chú ý thời gian đăng tải và sự kiện nêu ở sa pô của bài viết.
Trả lời:
- Thời gian đăng tải: 29/03/2014
- Sự kiện nêu ở sa pô của bài viết: Tối nay (29/3), 63 tỉnh thành Việt Nam sẽ cùng cả thế giới hành động trong chiến dịch Giờ Trái Đất.
Câu hỏi trang 98 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Chỉ ra thông tin chính của phần 1.
Trả lời:
Thông tin chính của phần 1: Tìm kiếm phương pháp truyền thông mới để đưa vấn đề biến đổi khí hậu vào hoạt động tuyên truyền.
Câu hỏi trang 98 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Chú ý các mốc thời gian và thông tin cụ thể được nhắc đến ở phần 2.
Trả lời:
Các mốc thời gian và thông tin cụ thể được nhắc đến ở phần 2:
- Năm 2005: Tổ chức Bảo tổn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a và Công ti Lê-ô Bớc-nét Xít-ni xây dựng dự án lớn tên “Tiếng tắt lớn”
- Năm 2006: “Giờ Trái Đất” ra đời.
- 31-3-2007: Lễ khai mạc Giờ Trái Đất tại Xít-ni kéo dài một tiếng đồng hồ.
- 29-3-2008: Chiến dịch Giờ Trái Đất mở rộng tổ chức ở 371 thành phố và thị trấn.
- Năm 2009: Chiến dịch Giờ Trái Đất thu hút hàng trăm triệu người.
Câu hỏi trang 98 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Xác định một số câu có vị ngữ được mở rộng trong văn bản này.
Trả lời:
Một số câu có vị ngữ được mở rộng:
- Tối nay (29/3), 63 tỉnh thành Việt Nam… trước biến đổi khí hậu.
- Vào năm 2004, Tổ chức Bảo tồn… hoạt động tuyên truyền.
- Tên gọi Giờ Trái Đất… tính bền vững, lâu dài hơn.
…
Câu hỏi trang 98 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Chú ý các số liệu được đưa vào bài viết.
Trả lời:
Các số liệu được đưa vào bài viết:
- Vào ngày 31-3-2007, lễ khai mạc… sự tham gia của 2,2 triệu dân và 2100 doanh nghiệp tại đây…
- Vào ngày 29-3-2008, chiến dịch Giờ Trái Đất mở rộng được tổ chức ở 371 thành phố và thị trấn thuộc hơn 35 quốc gia trên thế giới với sự tham gia của hơn 50 triệu người.
- Một năm sau đó… sự tham gia cảu hàng trăm triệu người. Hơn 4000 thành phố và thị trấn thuộc 88 quốc gia trên thế giới…
- Cuối năm 2009… sự tham gia của 192 nước…
Câu hỏi trang 98 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Chỉ ra thông tin mà bức ảnh cung cấp thêm cho bài viết.
Trả lời:
Thông tin mà bức ảnh cung cấp thêm cho bài viết: Logo của chương trình Giờ Trái Đất được xây dựng từ nền bản đồ địa cầu, cắt bởi số 60 là con số phút kêu gọi tắt điện. Hiện nay logo của Giờ Trái Đất được thêm dấu "+" sau số 60 với ý nghĩa Giờ Trái Đất không chỉ dừng lại ở 60 phút mà còn hơn thế nữa.
Câu hỏi trang 99 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Ý kiến của ông En-đi Rít-li được đưa vào văn bản có tác dụng gì?
Trả lời:
Ý kiến của ông En-đi Rít-li được đưa vào văn bản nhằm để nhắc nhở mọi người rằng ý nghĩa của chiến dịch không chỉ dừng lại 1 tiếng tắt đèn mà chính là sự đoàn kết của mọi người trong việc bảo vệ trái đất, tránh biến đổi khí hậu.
Câu hỏi trang 99 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Chỉ ra thông tin chính của phần 3.
Trả lời:
Thông tin chính của phần 3 là sự phát triển, hưởng ứng của các quốc gia trong việc nhận thức biến đổi khí hậu.
b. Sau khi đọc
Câu 1 trang 99 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Văn bản Giờ Trái Đất thuật lại sự kiện gì? Chỉ ra bố cục của văn bản.
Trả lời:
- Văn bản Giờ Trái Đất thuật lại sự kiện hình thành Chiến dịch Giờ Trái Đất.
- Bố cục của văn bản:
+ Phần 1: Ý tưởng hình thành
+ Phần 2: Sự ra đời của Chiến dịch và mức độ ảnh hưởng.
+ Phần 3: Sự phát triển, hưởng ứng của mọi người trên thế giới.
Câu 2 trang 99 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Các thông tin trong văn bản được sắp xếp theo trật tự thời gian. Hãy nêu các mốc thời gian được nhắc đến và tóm tắt thông tin chính tương ứng với mỗi mốc thời gian đó.
Trả lời:
Các thông tin trong văn bản được sắp xếp theo trật tự thời gian:
- Năm 2004: Tổ chức Bảo tổn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a tìm kiếm phương pháp truyền thông mới để đưa vấn đề biến đổi khí hậu vào hoạt động tuyên truyền.
- Năm 2005: Tổ chức Bảo tổn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a và Công ti Lê-ô Bớc-nét Xít-ni xây dựng dự án lớn tên “Tiếng tắt lớn”
- Năm 2006: “Giờ Trái Đất” ra đời.
- 31-3-2007: Lễ khai mạc Giờ Trái Đất tại Xít-ni kéo dài một tiếng đồng hồ.
- 29-3-2008: Chiến dịch Giờ Trái Đất mở rộng tổ chức ở 371 thành phố và thị trấn.
- Năm 2009: Chiến dịch Giờ Trái Đất thu hút hàng trăm triệu người.
- Cuối năm 2009: Hội nghị biến đổi khí hậu Liên hiệp quốc với sự tham gia của 192 nước, trong đó có Việt Nam.
Câu 3 trang 99 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Văn bản trên sử dụng những phương tiện nào để cung cấp thông tin cho người đọc? Việc kết hợp các phương tiện đó có hiệu quả như thế nào?
Trả lời:
- Văn bản trên sử dụng những phương tiện để cung cấp thông tin cho người đọc: Hình ảnh, câu trần thuật với trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn. Hơn nữa, các sự kiện được sắp xếp treo trật tự thời gian.
- Việc kết hợp các phương tiện đó giúp việc cung cấp thông tin đầy đủ, thu hút, người đọc tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng nắm bắt toàn bộ nội dung mà văn bản muốn truyền đạt.
Câu 4 trang 99 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Thông tin từ văn bản trên có ý nghĩa gì đối với bản thân em? Chỉ ra ít nhất một việc em sẽ làm để thể hiện ý nghĩa đó.
Trả lời:
Thông tin từ văn bản trên giúp bản thân em nhận ra rằng môi trường hiện tại đang gặp nguy hiểm, bản thân em cùng mọi người xung quanh phải đoàn kết với nhau, cùng nhau hành động. Đối với em, hành động đơn giản nhất mà chúng ta có thể cùng nhau làm là tắt điện nước khi không sử dụng (ra khỏi phòng học, rửa xong tau,…).