Soạn bài Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện Ngữ văn lớp 6 - Cánh diều
Soạn bài Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện Ngữ văn lớp 6 - Cánh diều
Với soạn bài Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện Ngữ văn lớp 6 sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn được biên soạn bởi đội ngũ Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm giúp các bạn dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn 6.
1. Định hướng
a) Thuyết minh là phương thức giới thiệu những tri thức khách quan, xác thực và hữu ích về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,… của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội.
b) Muốn viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện, các em cần:
- Xác định sự kiện cần thuật lại.
- Tìm thông tin về sự kiện ở nhiều nguồn khác nhau (sách báo, internet, thực tế đời sống,…), chọn lọc những thông tin quan trọng.
- Lựa chọn trật tự sắp xếp các thông tin về sự kiện.
- Sử dụng chữ viết kèm theo hình ảnh để thuật lại sự kiện.
- Trình bày theo cách truyền thống hoặc đồ họa thông tin; có thể viết tay hoặc thiết kế văn bản trên máy tính.
VD: Ba văn bản: Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập”, Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ, Giờ Trái Đất đều là các văn bản thuyết minh về các sự kiện. Các văn bản này đều có những điểm chung sau đây:
- Nêu tên sự kiện được thuật lại ở tiêu đề của văn bản.
- Tóm tắt thông tin quan trọng về sự kiện bằng sa pô.
- Thuật lại sự kiện bằng cách nêu các sự việc cụ thể và sắp xếp các sự việc ấy theo trật tự thời gian (mở đầu, diến biến và kết thúc). Với mỗi sự việc cụ thể, thường nêu thời gian và địa điểm diễn ra sự việc ấy.
- Đưa thêm các ý kiến, ảnh tư liệu có liên quan nhằm cung cấp thêm thông tin về sự kiện.
- Chủ yếu sử dụng kiểu câu trần thuật, nhiều câu có trạng ngữ chỉ thời gian hoặc nơi chốn,… để thuật lại sự kiện.
2. Thực hành
Bài tập: Ở địa phương hoặc ở trường em, mọi người thường nhắc đến những sự kiện lớn nào đã diễn ra? Hãy chọn một sự kiện mà em và nhiều người quan tâm để thuật lại sự kiện đó. Trình bày bài viết theo cách truyền thống hoặc đồ họa thông tin.
a) Chuẩn bị
- Chọn sự kiện để thuật lại: Chiến dịch Hồ Chí Minh.
- Thu thập thông tin về sự kiện từ nguồn các nguồn khác nhau.
- Dự kiến cách trình bày: Đồ họa thông tin.
- Dự kiến bố cục của bài:
+ Bộ Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh
+ Các dấu mốc quan trọng
+ Lược đồ chiến dịch
+ Kết quả chiến dịch
b) Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm ý:
+ Sự kiện xảy ra từ ngày 26-4 đến 30-4, diễn ra ở miền Nam. Liên quan đến quân ta và quân ngụy.
+ Sự việc:
Mở đầu: Bộ Chính trị quyết định đặt tên cho chiến dịch (14-4-1975)
Diễn biến: Quân ta tấn công (từ 26-4 đến 30-4)
Kết thúc: Đánh chiếm và làm chủ toàn bộ các mục tiêu quân sự, chính trị,… Sài Gòn (11g30 ngày 30-4)
+ Những hình ảnh nào được dùng để minh họa cho sự kiện: Lược đồ chiến dịch,…
- Lập dàn ý: (theo đồ họa thông tin)
+ Sa pô: Tóm tắt sự kiện: Từ ngày 26-4 đến 30-4, chiến dịch mang tên Bác toàn thắng.
+ Mở bài: Diễn biến Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
+ Thân bài:
Bộ Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh: Văn Tiến Dũng, Định Đức Thiện, Lê Đức Anh, Lê Trọng Tấn, Trần Văn Trà.
Các dấu mốc quan trọng:
○ 14-4-1975: Đặt tên cho chiến dịch mang tên Bác.
○ 17 giừ, 26-4: Quân ta tiến công vào các tuyến phòng thủ vòng ngoài.
○ 17 giờ 30, 28-4: Ném bom sân bay Tân Sân Nhất.
○ 11 giờ 30, 30-4: Ta đánh chiếm xong các mục tiêu và làm chủ nội đô Sài Gòn.
Lược đồ chiến dịch (hình ảnh minh họa)
Kết quả chiến dịch: Đập tan bộ máy chiến tranh sau chiến dịch.
c) Viết
Diễn biến Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử
Từ ngày 26-4 đến 30-4, Chiến dịch lịch sử mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn ra và giành toàn thắng. 11 giờ 30 ngày 30-4-1975, Tổng thống ngụy buộc phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện.
Bộ Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh
- Đại tướng Văn Tiến Dũng (1917 – 2002)
- Trung tướng Đinh Đức Thiện (1914 – 1986)
- Trung tướng Lê Đức Anh (1920)
- Trung tướng Lê Trọng Tấn (1914 – 1986)
- Thượng Tướng Trần Văn Trà (1919 – 1996)
Mốc son
- Ngày 14-4-1975, bộ Chính trị đã quyết định đặt tên cho Chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định là Chiến dịch Hồ Chí Minh.
- Từ 17 giờ ngày 26-4, quân ta từ 5 hướng tiến công vào các tuyến phòng thủ vòng ngoài, chiếm bàn đạp để thực hành tổng công kích vào nội đô.
- Vào hồi 17 giờ 30 ngày 28-4, phi đội “Quyết thắng” của không quân ta dùng máy bay A.37 thu được của địch đã ném bom sân bay Tân Sơn Nhất, phá hủy nhiều máy bay của địch.
- Đúng 11 giờ 30 ngày 30-4, ta đánh chiếm xong các mục tiêu chủ yếu và đã làm chủ toàn bộ các mục tiêu quân sự, chính trị, hành chính, kinh tế trong nội đô Sài Gòn.
Kết quả
Đập tan bộ máy chiến tranh sau chiến dịch gồm 1000000 quân ngụy, 2 sư đoàn, 4 quân đoàn, 18 liên đoàn biệt động, 22 trung đoàn thiết giáp, 66 tiểu đoàn pháo, 6 sư đoàn không quân, 8000 đồn bốt địch.
d) Kiểm tra và chỉnh sửa.