Đánh thức trầu - tác giả, bố cục, tóm tắt, nội dung, dàn ý - Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo


Tác giả tác phẩm Đánh thức trầu - Ngữ văn lớp 6

Qua bài học về tác giả, tác phẩm Đánh thức trầu Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo gồm nội dung chính về tác giả, bố cục, tóm tắt tác phẩm, dàn ý chi tiết, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, phương thức biểu đạt sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm tác phẩm Đánh thức trầu.

Đánh thức trầu - tác giả, bố cục, tóm tắt, nội dung, dàn ý | Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo

I. Tác giả

- Trần Đăng Khoa sinh năm 1958, quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.

- Từ nhỏ, ông đã được nhiều người cho là thần đồng thơ văn. Lên 8 tuổi, ông đã có thơ được đăng báo.

- Phong cách nghệ thuật: Thơ Trần Đăng Khoa không chỉ hay ở tài quan sát, ở óc tưởng tượng, mà hay ở khả năng cảm thụ “bề sâu, bề xa” của đời sống, ở sự “biết nghĩ” trước những vấn đề lớn gắn bó mật thiết với cuộc sống của cộng đồng, đặc biệt là với những người nông dân chân lấm tay bùn.

- Tác phẩm chính: Từ góc sân nhà em, 1968; Góc sân và khoảng trời, tập thơ, 1968; Đi đánh thần Hạn, trường ca 4 chương, 1970; Trường ca Trừng phạt, trường ca, 1973; Bên cửa sổ máy bay, tập thơ, 1986;…

- Ông ba lần được tặng giải thưởng thơ của báo Thiếu niên Tiền phong (các năm 1968, 1969, 1971), Giải nhất báo Văn nghệ (1982) và Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (năm 2001). 

II. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm

1. Thể loại: Thơ năm chữ

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: sáng tác năm 1966 trích từ tập Góc sân và khoảng trời.

3. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, tự sự 

4. Bố cục (2 phần):

- Phần 1 (Từ đầu đến ...thì tao hái đêm): Lời hát của bà

- Phần 2 (Còn lại): Lời gọi của em bé 

5. Giá trị nội dung: Cho dù trầu là vật vô tri vô giác nhưng chúng ta cũng cần biết quý trọng, yêu mến. Thiên nhiên đem lại nhiều lợi ích cho con người, sống hoà hợp với thiên nhiên, con người như cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc hơn.

6. Giá trị nghệ thuật: Phối hợp các biện pháp tu từ nhân hóa, các câu hỏi tu từ, câu cảm thán,…

III. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm

1. Lời hát của bà

- Cách gọi tên nói lặp: Trẩu trẩu trầu trầu

- Xưng hô: tao mày

→ Bày tỏ sự thân thiết.

- Mày làm chúa tao/Tao làm chúa mày: Thiên nhiên là một người bạn, không phải vật sở hữu.

- Tao không hái ngày/Thì tao hái đêm: Trân trọng nâng niu.

2. Lời gọi của em bé

- Xưng hô: tao mày → Bày tỏ sự thân thiết

- Lời hỏi thăm, tâm tình: Đã ngủ rồi hả trầu?, Đã dậy chưa hả trầu?

- Câu cảm thán kết hợp từ ngữ hô gọi: Trầu ơi, hãy tỉnh lại!/ Mở mắt xanh ra nào → Gọi nhẹ nhàng, trân trọng, mong lá mau lớn.

- Lời hứa nhẹ nhàng Tay tao hái rất nhẹ/ Không làm mày đau đâu.... → Nâng niu, bảo vệ, tràn đây yêu thương.

- Mong muốn được hái trầu Tao hái vài lá nhé và ước trầu sống mãi Đừng lụi đi trầu ơi!

→ Bên cạnh tình yêu thương bà và mẹ, đứa bé còn bày tỏ tình cảm với thiên nhiên cùng sự trân trọng, bảo vệ.

Xem thêm tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ Văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay: