Sọ Dừa - tác giả, bố cục, tóm tắt, nội dung, dàn ý - Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo


Tác giả tác phẩm Sọ Dừa - Ngữ văn lớp 6

Qua bài học về tác giả, tác phẩm Sọ Dừa Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo gồm nội dung chính về tác giả, bố cục, tóm tắt tác phẩm, dàn ý chi tiết, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, phương thức biểu đạt sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm tác phẩm Sọ Dừa.

Sọ Dừa - tác giả, bố cục, tóm tắt, nội dung, dàn ý | Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo

I. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm

1. Thể loại: Truyện cổ tích là thể loại truyện kể dân gian, kết quả của trí tưởng tượng dân gian, xoay quanh cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật. Qua đó thể hiện cách nhìn, cách nghĩ của người xưa đối với cuộc sống, đồng thời nói lên ước mơ về một xã hội công bằng tốt đẹp.

2. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả.

3. Người kể chuyện: Ngôi thứ ba.

4. Tóm tắt: Ngày xưa có hai vợ chồng nghèo họ hiền lành nhưng mãi không có con. Một hôm người vợ thấy cái sọ dừa bên trong đựng đầy nước bèn bưng lên uống. Rồi bà mang thai. Sau đó, bà sinh ra một đứa bé không chân không tay tròn như một quả dừa. Bà buồn lắm nhưng không đành vất đi. Sọ Dừa đến ở nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi, con nào con nấy bụng no căng. Phú ông mừng lắm. Rồi chàng được phú ông gả cho cô út mà không chê chàng xấu xí. Ngày cưới một chàng trai khôi ngô tuấn tú cùng cô út xuất hiện. Hai vợ chồng Sọ Dừa ở với nhau rất hạnh phúc. Sọ Dừa đèn sách ngày đêm thi đậu trạng nguyên. Cô út bị hai cô chị hãm hại nhưng nhờ duyên số, may mắn vợ chồng lại đoàn tụ.

5. Bố cục (3 phần): 

- Phần 1 (Từ đầu đến ...đặt tên cho nó là Sọ Dừa): Sự ra đời của Sọ Dừa.

- Phần 2 (Tiếp theo đến ...phòng khi dùng đến): Sự tài giỏi của Sọ Dừa.

- Phần 3 (Còn lại): Lý do cô út lấy Sọ Dừa. 

6. Giá trị nội dung

- Truyện kể về về chàng Sọ Dừa dù khiếm khuyết về thân thể nhưng luôn nỗ lực để làm chủ cuộc sống. 

- Đồng thời thể hiện mơ ước về một xã hội công bằng, cái thiện chiến thắng cái ác, người tốt luôn được may mắn, đền đáp xứng đáng

- Đề cao giá trị cốt lõi của con người và tình yêu thương đối với những người bất hạnh, nghèo khó.

7. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng hoang đường, kì ảo – đặc điểm của thể loại cổ tích

- Xây dựng hai tuyến nhân vật đối lập.

II. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm

1. Sự ra đời của Sọ Dừa

- Bà mẹ vào rừng hái củi, khát nước mà không tìm thấy suối, bà uống nước mưa trong cái sọ dừa bên gốc cây to rồi mang thai

- Bà sinh ra một đứa bé không chân, không tay, tròn như quả dừa nhưng lại biết nói.

→ Sự ra đời kì lạ: đề cập đến những người đau khổ, thấp hèn trong xã hội xưa, vẻ ngoài xấu xí và ý thức sâu sắc về số phận, địa vị xã hội của mình.

2. Sọ Dừa cưới cô út,trở về với hình dạng ban đầu và thi đố trạng nguyên

- Tài năng của Sọ Dừa:

   + Chăn bò rất giỏi: ngày nắng cũng như ngày mưa, bò con nào con nấy bụng no căng.

   + Thổi sáo rất hay: thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ.

   + Tự biết khả năng của mình: gì chứ cho phú ông thì con cũng làm được, muốn cưới con gái phú ông làm vợ.

→ Tuy có vẻ ngoài xấu xí nhưng Sọ Dừa có vẻ đẹp bên trong.

- Nhân vật cô út:

   + Hiền lành, tử tế, thông minh, biết xử trí kịp thời để thoát nạn, là người đầy tình thương.

   + Cô út bằng lòng lấy Sọ Dừa vì tính tình hiền lành, tử tế, không phán xét qua vẻ bề ngoài; cô nhận ra vẻ đẹp bên trong Sọ Dừa, tình yêu chân thành.

- Sọ Dừa lấy cô út:

   + Có đầy đủ sính lễ theo yêu cầu của phú ông.

   + Sọ Dừa trở về hình dạng ban đầu là một chàng trai khôi ngô, tuấn tú.

- Sọ Dừa thi đỗ Trạng nguyên và được cử đi sứ.

→ Mơ ước đổi đời của nhân dân lao động.

3. Biến cố bị hãm hại và sự đoàn tụ của vợ chồng Sọ Dừa

- Trong thời gian Sọ Dừa đi sứ, hai cô chị sinh lòng ghen ghét, định tâm hại em để làm bà trạng.

- Nhớ lời dặn của chồng, cô út thoát được chết, dựng lều sống giữa đảo vắng.

- Sọ Dừa gặp lại vợ ở đảo vắng, đón vợ về nhà.

- Kết thúc: hai vợ chồng Sọ Dừa sống hạnh phúc, hai cô chị bỏ đi biệt xứ.

→ Mơ ước về một xã hội công bằng,cái thiện chiến thắng cái ác.

4. Ý nghĩa của truyện

- Đề cao, ca ngợi giá trị bên trong của con người → kinh nghiệm khi đánh giá con người: tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

- Đề cao lòng nhân ái.

- Khẳng định niềm tin vào chiến thắng cuối cùng của sự công bằng.

Xem thêm tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ Văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay: