Soạn bài Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt ngắn nhất
Soạn bài Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt
I. Từ là gì?
Câu 1 (trang 13 sgk Văn 6 Tập 1):
- Có 12 tiếng: [thần], [dạy], [dân], [cách], [trồng], [trọt], [chăn], [nuôi], [và], [cách], [ăn], [ở].
- Có 9 từ: thần, dạy, dân, cách, trồng trọt, chăn nuôi, và, cách, ăn ở.
Câu 2 (trang 13 sgk Văn 6 Tập 1):
- Tiếng dùng để tạo từ.
- Từ dùng để tạo câu.
II. Từ đơn và từ phức
Câu 1 (trang 13 sgk Văn 6 Tập 1):
Kiểu cấu tạo từ | Ví dụ |
Từ đơn | Từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày, tết, làm. |
Từ ghép | Chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy. |
Từ láy | Trồng trọt |
Câu 2 (trang 14 sgk Văn 6 Tập 1):
- Giống: Đều là từ phức(có hai hoặc hơn hai tiếng)ghép lại tạo nên nghĩa(từ ghép, từ láy).
- Khác:
+ Từ ghép: là kiểu ghép hai hoặc hơn hai tiếng có quan hệ về nghĩa tạo nên từ.
+ Từ láy: các tiếng trong từ được lặp lại một bộ phận của tiếng.
III. Luyện tập:
Câu 1 (trang 14 sgk Văn 6 Tập 1):
A, Các từ "nguồn gốc", "con cháu" thuộc kiểu từ ghép.
B, Từ đồng nghĩa với từ "nguồn gốc" là: cội nguồn, tổ tiên, gốc gác, …
C, Các từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc: anh em, cậu mợ, cô dì, chú bác, anh rể, chị dâu, bố vợ, bố đẻ,…
Câu 2 (trang 14 sgk Văn 6 Tập 1):
- Ghép dựa vào quan hệ giới tính – nam trước nữ sau: ông bà, cha mẹ, anh chị, chú dì, cậu mợ, … (có thể gặp ngoại lệ: mẹ cha, cô chú, …).
- Ghép dựa vào thứ bậc, tuổi tác – trên trước dưới sau, lớn trước bé sau: bác cháu, chú cháu, dì cháu, chị em, anh em, cháu chắt, … (có thể gặp ngoại lệ: chú bác, cha ông, cụ kị, …)
Câu 3 (trang 14 sgk Văn 6 Tập 1):
Nêu cách chế biến bánh | (bánh) rán, chiên, nướng, tráng, nhúng, … |
Nêu tên chất liệu bánh | (bánh) nếp, tẻ, khúc, khoai, gai, ngô, lạc, cá, dâu, mật,tôm, … |
Nêu tính chất của bánh | (bánh) dẻo, xốp, … |
Nêu hình dáng của bánh | (bánh) gối, ú, … |
Câu 4 (trang 15 sgk Văn 6 Tập 1):
- Từ láy "thút thít" miêu tả tiếng khóc của cô út.
- Những từ láy có cùng tác dụng ấy: nức nở, sụt sùi, rưng rức, dấm dứt,…
Câu 5 (trang 15 sgk Văn 6 Tập 1):
A, Tả tiếng cười: khanh khách, khành khạch, khúc khích, khà khà, sằng sặc, ha hả, …
B, Tiếng nói: ồm ồm, oang oang, nhỏ nhẹ, nhẹ nhàng, dịu dàng, lè nhè, sang sảng, khàn khàn, …
C, Tả dáng điệu: lom khom, thủng thẳng, đủng đỉnh, khúm núm, co ro, lờ đờ, liêu xiêu, …