Soạn bài Chiều xuân - ngắn nhất Cánh diều
Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Chiều xuân ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.
Soạn bài Chiều xuân - Cánh diều
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 43 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):
- Đọc trước bài thơ Chiều xuân, tìm hiểu thêm thông tin về nữ thi sĩ Anh Thơ.
- Em có ấn tượng gì khi đọc các bài thơ viết về mùa xuân?
Trả lời:
- Thông tin về nữ thi sĩ Anh Thơ:
+ Anh Thơ (1921 - 2005).
+ Tên khai sinh là Vương Kiều Ân, bút hiệu Tuyết Anh .
+ Quê: tỉnh Hải Dương, trong một gia đình viên chức nhỏ, xuất thân Nho học.
+ Nhà thơ chưa học hết bậc tiểu học nhưng chịu khó đọc sách ham văn chương.
+ Sống trong không khí gia đình buồn tẻ nặng nền nếp phong kiến, bà tìm đến thơ ca tự giải thoát và khẳng định mình như nhiều thanh niên thời đó.
+ Tháng Tám 1945 hăng hái tham gia cách mạng kháng chiến và xây dựng đất nước bằng thơ ca, là Uỷ viên Ban Chấp hành Hội nhà văn Việt Nam.
- Khi đọc những bài thơ về mùa xuân em thấy trái tim rộn ràng, nhộn nhịp và tràn đầy sức sống.
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính: Bài thơ là lời ngợi ca vẻ đẹp chiều xuân bình dị, đơn sơ mộc mạc của làng quê Bắc Bộ. Đồng thời thể hiện tình yêu làng quê, đất nước sâu sắc và thiết tha.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 43 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Bài thơ có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào?
Trả lời:
- Tự sự - miêu tả - biểu cảm.
Câu 2 (trang 43 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nhân vật trữ tình xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp?
Trả lời:
- Xuất hiện gián tiếp.
Câu 3 (trang 44 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong bài thơ?
Trả lời:
- Biện pháp tu từ ẩn dụ: “đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi”.
- Biện pháp nhân hóa: “quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng”.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 44 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Cảm hứng chủ đạo của tác giả thể hiện trong bài thơ là gì? Bài thơ triển khai mạch cảm xúc theo trình tự nào?
Trả lời:
- Cảm hứng chủ đạo: Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương, đất nước
- Mạch cảm xúc: từ cảnh xuân yên bình đến cảnh nông thôn bình dị.
Câu 2 (trang 44 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Chỉ ra bố cục của bài thơ Chiều xuân. Nêu nội dung chính của mỗi phần trong bài thơ.
Trả lời:
Bố cục: 3 phần
- Phần 1 (khổ 1): cảnh ngày xuân trên bến vắng
- Phần 2 ( khổ 2): ngày xuân trên con đường đê
- Phần 3 (khổ 3): Cảnh xuân trong ruộng lúa
Câu 3 (trang 44 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Bức tranh cảnh chiều xuân được khắc hoạ trong bài thơ có đặc điểm gì? Em thích nhất hình ảnh hoặc chi tiết nào trong bức tranh đó? Vì sao?
Trả lời:
- Bức tranh chiều xuân được khắc họa: con đò biếng lười, dòng sông trôi, quán tranh im lìm, hoa xoan tím rụng, cỏ non xanh biếc, đàn sáo mổ vu vơ…
- Hình ảnh em tích nhất: “cỏ non tràn biếc cỏ”, điệp từ “cỏ” được lặp lại 2 lần đã khắc họa sự sinh sôi nảy nở của vạn vật, cây cối.
Câu 4 (trang 44 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Phân tích tác dụng của những biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ Chiều xuân.
Trả lời:
- Nhân hóa: “đò lười biếng nằm mặc nước sông trôi”, “quán tranh đứng im lìm”.
=> Tạo cách diễn đạt sôi động, phác họa nên khung cảnh yên bình, vắng lặng của làng quê Bắc Bộ.
- Liệt kê:
+ Mưa bụi, con đò, nước sông trôi, quán tranh vắng, hoa xoan tím,...
=> Là những hình ảnh đặc trưng cho làng quê Bắc Bộ, bức tranh đẹp nhưng đượm buồn.
- …
Câu 5 (trang 44 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Chỉ ra màu sắc hội họa trong ngôn ngữ của bài thơ. Hãy vẽ hoặc viết một đoạn văn miêu tả lại bức tranh chiều xuân theo sự hình dung, tưởng tượng của em.
Trả lời:
- Màu sắc hội họa trong ngôn ngữ của bài thơ: hoa tím, cỏ non tràn biếc cỏ, đàn sáo đen, đồng lúa xanh, cô nàng yếm thắm.
- Buổi chiều xuân trên bến vắng hiện ra mờ ảo với khung cảnh êm đềm, tĩnh lặng. Quán tranh im lìm đứng cạnh chòm xoan hoa tím. Cỏ cây bên đường tràn đầy sức sống với từng đàn sáo bay lượn trong gió cùng những cánh bướm dập dờn. Cảnh vật của buổi chiều xuân càng đẹp đẽ hơn khi trên cánh đồng từng đàn trâu thong thả gặm cỏ, lũ cò chốc chốc lại vụt ra, cô nàng yếm thắm cào cỏ hi vọng một mùa màng bội thu.