X

Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo

Hoài Thanh cho rằng: “Trên quả đất này từ khi có loài người bao giờ vẫn núi


Câu hỏi:

Hoài Thanh cho rằng: “Trên quả đất này từ khi có loài người bao giờ vẫn núi non ấy, cây cỏ ấy, thế mà một người đời xưa với một người đời nay nào có trông thấy như nhau”. Em hãy tìm một ví dụ trong văn học cho thấy những cách nhìn khác nhau về cảnh thiên nhiên.

Trả lời:

Trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy, chúng ta đã được làm quen với vầng trăng, đặc biệt vầng trăng trong thơ ông là một vầng trăng có sự thay đổi trong mối quan hệ với con người và trong cái nhìn của con người theo dòng chảy thời gian.

“Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỷ

Từ hồi về thành phố

quen ánh điện cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường.”

Quan sát vầng trăng trong hai khổ thơ này ta có thể thấy, nhân vật trữ tình ở đây vẫn là một người, đối tượng nằm trong mối quan hệ với con người ở đây vẫn là vầng trăng, ấy vậy mà vầng trăng trong quá khứ vốn là “cái vầng trăng tình nghĩa”, là tri kỉ với con người thì hiện tại vầng trăng chỉ là “người dưng qua đường” mà thôi.

Xem thêm lời giải bài tập Soạn Văn 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết:

Câu 1:

Khi thưởng thức một tác phẩm văn chương, bản thân em thu nhận được điều gì?

Xem lời giải »


Câu 2:

Tưởng tượng: Tác giả kể câu chuyện ở đầu văn bản nhằm mục đích gì?

Xem lời giải »


Câu 3:

Suy luận: Xác định một số từ ngữ, câu văn thể hiện đánh giá chủ quan của người viết trong đoạn này.

Xem lời giải »


Câu 4:

Suy luận: Văn nhân, thi sĩ làm phong phú thêm cuộc sống con người bằng cách nào?

Xem lời giải »


Câu 5:

Trong bối cảnh đương đại với nhiều vấn đề toàn cầu như dịch bệnh, sự bùng nổ của mạng xã hội, trí tuệ nhân tạo,… văn chương có còn cần thiết với chúng ta không? Vì sao em cho là như vậy? Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) thể hiện suy nghĩ của em về vấn đề trên.

Xem lời giải »