X

Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử - Chân trời sáng tạo


Haylamdo soạn bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử trang 84, 85 Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

Soạn bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử - Chân trời sáng tạo

* Hướng dẫn:

Đề bài (trang 84 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Bài viết của em được chọn để trình trong buổi trao giải cuộc thi “Danh thắng và di tích tôi yêu” do một tạp chí du lịch tổ chức. Em hãy chuyển bài viết thành bài nói để thuyết minh với người nghe về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử.

Bước 1: Chuẩn bị trước khi nghe

Tìm hiểu các thông tin về đối tượng người nghe; địa điểm trình bày bài nói (Ở danh thắng, di tích hay ở địa điểm nào khác? Trong phòng hay ngoài trời?); thời lượng cho phép của bài nói.

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

- Tóm tắt nội dung bài viết thành sơ đồ theo trình tự sau:

+ Mở đầu: nêu tên và giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử.

+ Nội dung chính: trình bày có hệ thống các thông tin liên quan đến các phương diện khác nhau của danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử (vị trí tọa lạc; lịch sử hình thành; đặc điểm kiến trúc, cảnh quan,…; giá trị lịch sử, văn hóa; cách thức tham quan; …)

+ Kết thúc: đánh giá khái quát về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử; bày tỏ suy nghĩ, tình cảm về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử; đưa ra lời mời tham quan (nếu cần).

- Chuẩn bị các phương tiện phi ngôn ngữ (hình ảnh,sơ đồ, bảng biểu, đoạn phim,…) để tăng sự hấp dẫn cho bài nói.

Bước 3: Luyện tập, trình bày

- Chào hỏi người nghe, tự giới thiệu về bản thân, mối quan tâm và sự yêu thích của em dành cho danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử giới thiệu.

- Trình bày các thông tin rõ ràng, mạch lạc, chính xác.

- Kết hợp sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ (hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu, đoạn phim, ngôn ngữ hình thể,…).

- Lựa chọn từ ngữ phù hợp với văn nói.

- Dự kiến các câu hỏi, thắc mắc của người nghe và câu trả lời.

Bước 4: Trao đổi, đánh giá

- Dựa vào bảng kiểm dưới đây để tự đánh giá bài nói của mình đồng thời góp ý cho bài nói của bạn:

Bảng kiểm kĩ năng thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử

Tiêu chí

Đạt

Chưa đạt

Mở đầu

Người nói chào người nghe và tự giới thiệu

Nêu tên của danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử

Giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử

Nội dung chính

Trình bày có hệ thống những thông tin liên quan đến các phương diện khác nhau của danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử

Kết thúc

Đánh giá khái quát về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử

Bày tỏ suy nghĩ, tình cảm về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử

Đưa ra lời mời gọi tham quan

Cảm ơn và chào người nghe

Kĩ năng trình bày, tương tác với người nghe

Tương tác tích cực với người nghe trong khi nói

Diễn đạt rõ ràng, rành mạch, đáp ứng yêu cầu bài nói

Kết hợp sử dụng hiệu quả các phương tiện phi ngôn ngữ để làm rõ nội dung trình bày

Phản hồi thỏa đáng những câu hỏi, ý kiến của người nghe.

Bài nói tham khảo:

Xin chào các bạn, mình là Nguyễn Minh Thùy. Hôm nay, mình sẽ giới thiệu tới các bạn một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của quê hương mình. Đó chính là chùa Thầy. Đó là một trong số những ngôi chùa được đánh giá là cổ kính, nổi tiếng và linh thiêng nhất ở Hà Nội.

Soạn bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử | Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo hay nhất

Về vị trí tọa độ và lịch sử hình thành của chùa Thầy

Chùa Thầy tọa lạc tại núi Thầy, ở xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Chùa được xây dựng từ thời nhà Lý. Ban đầu, chùa Thầy chỉ là một am nhỏ được gọi là Hương Hải am, là nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh làm trụ trì. Về sau, chùa được vua Lý Nhân Tông, Dĩnh Quận Công cùng các hoàng tộc cho xây dựng thêm và chăm lo việc trùng tu. Theo thuyết phong thủy, chùa được xây dựng trên thế đất hình con rồng. Phía trước chùa, bên trái là ngọn Long Đẩu, lưng chùa và bên phải dựa vào núi Sài Sơn. Chùa quay mặt về hướng Nam, trước chùa, nằm giữa Sài Sơn và Long Đẩu là một hồ rộng mang tên Long Chiểu hay Long Trì có nghĩa là ao Rồng. Sân chùa như hàm rồng, thủy đình như viên ngọc rồng ngậm. Cây cầu Nguyệt Tiên Kiều và Nhật Tiên Kiều như hai chiếc râu rồng. Tất cả như tạo nên một vẻ đẹp cổ kính và thanh tịnh cho chùa Thầy.

Về đặc điểm kiến trúc của chùa Thầy

Phần chính của chùa Thầy được xây dựng theo lối kiến trúc tiền Phật hậu Thánh. Chùa gồm ba tòa song song với nhau ứng với tên gọi lần lượt là: chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Phía trước chùa là một khoảng sân rộng nhìn ra hồ Long Chiểu, tạo thành hàm của rồng. Hai bên cạnh của sân có hai cây cầu cong bắc qua một phần hồ tạo thành hai chiếc râu rồng, một bên bắc sang một hòn đảo nhỏ nay đã thành khu dân cư, còn một cầu bắc sang đền thờ Tam Phủ. Hai câu cầu này do Phùng Khắc Khoan xây dựng vào năm 1602. Giữa áo chùa có một thủy đình, nhìn từ xa như đang nổi giữa mặt hồ xanh biếc. Thủy đình này rộng khoảng bốn mét vuông, được dựng nên bằng bốn bức tường có tạo kiểu lối vào mái vòm giống nhau. Trên nóc thủy đình là một lớp ngói nhuốm màu rêu phong. Đây cũng chính là nơi diễn ra trò múa rối nước – một hình thức biểu diễn dân gian mà Thiền sư Từ Đạo Hạnh tìm ra và truyền lại cho người dân nơi đây.

Chùa Thấy với tư cách là một di sản Văn hóa

Nằm tại xứ Đoài yên bình, chùa Thầy ít phải chịu những tác động trong hàng ngàn năm của những cuộc chiến chống giặc ngoại xâm, nên ngôi chùa đã giữ lại được bao vẻ bình dị, cổ kính, trở thành trung tâm phật giáo cổ và lớn nhất gần Kinh đô Thăng Long, lưu giữ nhiều di sản văn hóa của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, Nguyễn. Ngày 31 tháng 12 năm 2014, chùa Thầy đã được công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt.

Về cách tham quan chùa Thầy

Để đến chùa Thầy, các bạn có thể sử dụng Google map tra đường, đi theo hướng Đại Lộ Thăng Long rất dễ dàng. Khi tới xã Sài Sơn, cách chùa khoảng 500m có một biển chỉ dẫn lớn dẫn các bạn vào chùa. Trước khi vào, các bạn cần gửi phương tiện đi lại ở khu dân cư và mua vé vào tham quan chùa. Khi vào chùa, các bạn sẽ được các cô, các bác là những người dân địa phương dẫn đi tham quan và lí giải, cung cấp nhiều thông tin về chùa, về những vị Thánh, Phật được thờ phụng trong chùa… Việc để người địa phương hướng dẫn cho khách tham quan là một chiến lược rất đúng đắn của huyện Quốc Oai khi không chỉ giúp cho người dân địa phương thêm hiểu, thêm yêu danh thắng quê hương mình mà còn giúp cho khách tham quan có được những trải nghiệm sâu sắc khi được tiếp xúc với danh thắng và con người nơi đây.

Chùa Thầy là một ngôi chùa cổ kính, linh thiêng với lối kiến trúc vô cùng độc đáo. Đến với chùa Thầy chúng ta sẽ được trải nghiệm một không gian yên bình, tâm hồn ta vì thế cũng như được xoa dịu, chữa lành. Chắc chắn, các bạn sẽ không bao giờ cảm thấy hối tiếc khi đặt chân tới ngôi chùa này.

Cảm ơn các bạn đã lắng nghe!

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn khác: