Soạn bài Ôn tập trang 148 lớp 9 - Chân trời sáng tạo
Haylamdo soạn bài Ôn tập trang 148, 149 Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.
Soạn bài Ôn tập trang 148 lớp 9 - Chân trời sáng tạo
Câu 1 (trang 148 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Đọc lại văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, Thúy Kiều báo ân, báo oán; Tiếng đàn giải oan và hoàn thành bảng sau:
Văn bản |
Đặc điểm nhân vật |
Đặc điểm lời thoại |
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga |
||
Thúy Kiều báo ân, báo oán |
||
Tiếng đàn giải oan |
Trả lời:
Văn bản |
Đặc điểm nhân vật |
Đặc điểm lời thoại |
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga |
- Lục Vân Tiên: là tràng trai dũng cảm, chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm nhân hậu. - Kiều Nguyệt Nga là cô gái khuê các, thùy mị nết na có học thức. |
- Tay không vũ khí, chỉ bẻ cây làm gậy mà dám xông vào đánh bọn cướp. - Chàng đã mắng bọn cướp .. Bớ đảng hung đồ- Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân, chủ động tả đột hữu xông. - VânTiên vội gạt đi ngay Khoan khoan ngồi đó chớ ra. -Lời nói, thái độ khiêm nhường, nhã nhặn của chàng Làm ơn há dễ trông người trả ơn, Nhớ câu kiến ngãi bất vi- Làm người thế ấy cũng phi anh hùng. - Cách xưng hô quân tử, tiện thiếp thể hiện sự khiêm nhường. - Cách nói năng văn vẻ, dịu dàng, mực thức: Làm con đâu dám cãi cha, Chút tôi liễu yếu đào tơ/ Giữa đường lâm phải bụi dơ đã phần. - Chân thành niềm cảm kích, xúc động của mình: Trước xe quân tử tạm ngồi- Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa. |
Thúy Kiều báo ân, báo oán |
ThúyKiều chứng tỏ nàng thực sự trân trọng hành động nghĩa hiệp mà Thúc Sinh đã dành cho nàng trong cơn hoạn nạn. |
Nàng gọi đó là nghĩa nặng nghìn non, chữ người cũ; Nàng không oán trách mà đem Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân để đền đáp ơn nghĩa của Thúc Sinh và vẫn khiêm tốn bày tỏ: Tạ lòng dễ xứng báo ân gọi là. |
Tiềng đàn giải oan |
Đặc điểm của cây đàn: nói to lên, vang lên tất cả sự thật, bênh vực người có công, tố cáo kẻ gian xảo, cướp công, gây tội ác, bất nghĩa, bất nhân |
Đàn kêu: Ai chém chằn tinh, Cho mày vinh hiển dữ mình quyền sang? Đàn kêu: Ai chém xà vương, Đem nàng công chúa triều đường về đây? Đàn kêu: Hỡi Lý Thông mày, Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân. Đàn kêu sao ở bất nhơn, Biết ăn quả lại quên ơn người giồng!... |
Câu 2 (trang 148 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Khi tìm hiểu một truyện thơ, chúng ta cần chú ý những điều gì?
Trả lời:
Những lưu ý khi tìm hiểu một truyện thơ: cốt truyện, nhân vật, lời thoại, chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật, tư tưởng, thông điệp.
Câu 3 (trang 148 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tìm trong văn bản Truyện Lục Vân Tiên hoặc Truyện Kiều ít nhất một cặp lục bát có sử dụng điển tích, điển cố và cho biết tác dụng của việc sử dụng điển tích, điển cố ấy.
Trả lời:
Trong Truyện Kiều:
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ.
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
Điển tích: Sân Lai, Gốc tử, quạt nồng ấp lạnh: Nói đến sự thương nhớ, đau xót, lo lắng cho cha mẹ khi Thúy Kiều không thể ở bên cạnh khi nàng không ở cạnh.
Câu 4 (trang 148 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Vẽ sơ đồ bố cục bài văn phân tích một tác phẩm văn học (phân tích nội dung chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật).
Trả lời:
Sơ đồ bố cục bài văn phân tích một tác phẩm văn học:
Câu 5 (trang 148 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Để cuộc phỏng vấn có hiệu quả, chúng ta cần lưu ý những gì?
Trả lời:
Để cuộc phóng vấn có hiệu quả, chúng ta cần lưu ý:
-Xác định mục đích, đối tượng, nội dung hình thức phỏng vấn.
-Chuẩn bị những câu hỏi, nội dung phỏng vấn. Ghi chép câu trả lời.
-Với những nội dung chưa hiểu rõ, có thể trao đổi lại với người được phỏng vấn.
Câu 6 (trang 148 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Qua các văn bản trong bài học này, em có nhận xét gì về khát vọng công lí và cách thể hiện khát vọng ấy trong truyện thơ Nôm và truyện cổ tích thần kì?
Trả lời:
Khát vọng công lí - đây là chủ đề nổi bật trong các truyện thơ Nôm bình dân và truyện cổ tích thần kì. Các truyện này thường kết thúc có hậu (nhờ sự trợ giúp của các yếu tố thần kì, kì bí hay các nhân vật mang tính nghĩa hiệp), thoả mãn mơ ước về một xã hội công bằng, về sự thay đổi số phận của các tầng lớp dưới thấp hèn trong xã hội. Qua cuộc đấu tranh nhiều khi không cân sức ấy, tác giả không chỉ tố cáo những tội ác của giai cấp thống trị với quần chúng lao động, với những con người bị áp bức, đè nén lên cuộc đời của nhiều người dân vô tội mà các tác giả của bộ phận văn học này còn có ý thức đề cao phẩm chất tốt đẹp của quần chúng lao động– con người thấp hèn nhất trong xã hội xưa, chịu nhiều oan ức của xã hội.