Soạn bài Ngọ Môn - Chân trời sáng tạo
Haylamdo soạn bài Ngọ Môn trang 64, 65, 66, 67, 68 Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.
Soạn bài Ngọ Môn - Chân trời sáng tạo
* Chuẩn bị đọc:
Câu hỏi: (trang 64 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Em muốn biết những thông tin gì khi đọc văn bản giới thiệu về một di tích lịch sử?
Trả lời:
- Khi đọc văn bản giới thiệu về một di tích lịch sử, em muốn biết một số thông tin cơ bản về di tích lịch sử như thời điểm ra đời, hoàn cảnh ra đời, đặc điểm kiến trúc, kết cấu, ý nghĩa và giá trị lịch sử của di tích lịch sử đó….
* Trải nghiệm cùng văn bản
1, Theo dõi: Xác định cách trình bày thông tin của đoạn văn này.
Trả lời:
- Cách trình bày thông tin của đoạn văn này chính là cách trình bày thông tin theo trình tự không gian. Tác giả lần lượt miêu tả hệ thống nền đài theo trình tự miêu tả: miêu tả tổng thể, phần ở giữa, trong lòng mỗi cánh chữ U, các cửa Tả Dịch môn và Hữu Dịch môn.
2, Đọc quét: Theo tác giả bài viết, tên gọi lầu Ngũ Phụng bắt nguồn từ đâu?
Trả lời:
Tên gọi lầu Ngũ Phụng bắt nguồn từ việc phần trên của lầu tách ra khỏi bộ khung sườn thành 9 bộ mái riêng biệt, to nhỏ, cao thấp khác nhau, tạo nên sự nhấp nhô của các hình khối trong không gian giống như những con chim phượng đang bay.
* Suy ngẫm và phản hồi:
Nội dung chính: Văn bản Ngọ Môn là một văn bản thuyết minh về một di tích lịch sử nổi tiếng tại Việt Nam. Thông qua văn bản, bạn đọc như được tham gia trực tiếp vào chuyến hành trình tham quan công trình kiến trúc tiêu biểu của triều Nguyễn- Ngọ Môn nhờ sự trình bày thông tin mạch lạc, rõ ràng, sự sắp đặt giới thiệu các thông tin không chỉ đi theo cách trình bày phân loại đối tượng mà còn đi theo cách trình bày theo trình tự không gian, kết hợp với những hình ảnh minh họa hết sức độc đáo của tác giả.
Câu hỏi 1 (trang 67 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Văn bản Ngọ Môn thể hiện những đặc điểm nào của kiểu văn bản giới thiệu một di tích lịch sử? Dựa vào đâu mà em có thể xác định như vậy?
Trả lời:
- Văn bản Ngọ Môn thể hiện những đặc điểm của kiểu văn bản giới thiệu một di tích là:
+ Về cấu trúc: Văn bản đầy đủ cấu trúc 3 phần:
Mở đầu: giới thiệu về Ngọ Môn
Nội dung: trình bày những khía cạnh, phương diện khác nhau về Ngọ Môn
Kết thúc: nhận xét về giá trị của Ngọ Môn
+ Về đặc điểm hình thức:
Văn bản sử dụng nhiều từ ngữ chuyên ngành kiên quan đến kiến trúc như: “kiến trúc”, “thiết kế”, “kiến trúc sư”, “công trình kiến trúc”, “hình bát bửu”, “tính mĩ thuật”,…
Văn bản sử dụng hình ảnh minh họa cho đối tượng được đề cập tới trong văn bản.
+ Về các trình bày thông tin: Văn bản sử dụng các trình bày thông tin theo trình tự không gian và theo cách trình bày phân loại đối tượng.
- Căn cứ vào nội dung văn bản, những thông tin được đề cập và trình tự trình bày thông tin mà tác giả thể hiện trong văn bản em có thể xác định được những đặc điểm của kiểu văn bản giới thiệu một di tích lịch sử thông qua văn bản Ngọ Môn.
Câu hỏi 2 (trang 68 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tìm phần văn bản thể hiện cách trình bày thông tin theo đối tượng phân loại. Cho biết căn cứ xác định và tác dụng của cách trình bày ấy đối với toàn bộ văn bản.
Trả lời:
Phần văn bản thể hiện các trình bày thông tin theo đối tượng phân loại chính là phần Đặc điểm kiến trúc Ngọ Môn. Dựa vào việc xác định nội dung chính mà các đoạn văn trong phần văn bản đó thể hiện ta có thể thấy: đoạn “Về mặt kiến trúc… chi tiết” là đoạn khái quát về đặc điểm kiến trúc Ngọ Môn; đoạn “Nền đài…. tráng men ngũ sắc” và đoạn “Lầu Ngũ Phụng …vào trong lòng lầu…” là hai đoạn văn đi vào trình bày chi tiết, cụ thể về kiến trúc của Ngọ Môn.
Câu hỏi 3 (trang 68 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Nêu (những) loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản và vai trò của chúng trong việc cung cấp thông tin về di tích Ngọ Môn.
Trả lời:
- Loại phương tiện phi ngôn ngữ được dùng trong văn bản là những hình ảnh chụp Ngọ Môn. Việc sử dụng những hình ảnh này giúp cho bài viết thêm phần sinh động, đồng thời giúp cho đối tượng được khắc họa sâu sắc, cụ thể hơn bên cạnh việc tác phẩm cung cấp thông tin.
Câu hỏi 4 (trang 68 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Phân tích mối quan hệ giữa nhan đề Ngọ Môn với các thông tin cơ bản của văn bản.
Trả lời:
- Mối quan hệ giữa nhan đề Ngọ Môn với các thông tin cơ bản của văn bản là mối liên hệ gắn bó chặt chẽ. Nhan đề Ngọ Môn đã khái quát vào bao trùm lên những khía cạnh, phương diện về đặc điểm kiến trúc, nét riêng trong cách trang trí… được tác giả đề cập tới trong tác phẩm.
Câu hỏi 5 (trang 68 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Em có nhận xét gì về vai trò của những thông tin chi tiết liên quan đến hệ nền đài và lầu Ngữ Phụng trong văn bản?
Trả lời:
- Vai trò của những thông tin chi tiết liên quan đến hệ nền đài và lầu Ngữ Phụng trong văn bản chính là cung cấp những thông tin cơ bản, chi tiết về đặc điểm kiến trúc của Ngọ Môn tới bạn đọc, từ đó giúp bạn đọc có được hiểu biết sâu sắc hơn về công trình kiến trúc này.