X

Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước - Chân trời sáng tạo


Với soạn bài Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước trang 43, 44, 45 Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

Soạn bài Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước - Chân trời sáng tạo

* Suy ngẫm và phản hồi:

Nội dung chính: Văn bản bàn luận về tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương. Tính đa nghĩa của bài thơ được làm sáng tỏ trên hai khía cạnh: Nghĩa thực- Hình ảnh và quá trình sinh thành của bánh trôi nước; Nghĩa ẩn dụ- Nhan sắc, thân phận và phẩm chtt của người phụ nữ. Qua việc phân tích hai luận điểm trên, bài viết không chỉ chứng minh được tính đa nghĩa của bài thơ Bánh trôi nước, rằng hình tượng chiếc bánh trôi và quá trình làm bánh chính là biểu tượng ẩn dụ cho cuộc đời, số phận người phụ nữ thời phong kiến mà còn giúp bạn đọc thấy được bút pháp miêu tả tài tình của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

Soạn bài Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước | Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo hay nhất

Câu hỏi 1 (trang 45 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Cách trình bày vấn đề khách quan và chủ quan được thể hiện như thế nào trong đoạn văn: “Nghĩa thứ nhất,… của biết bao người”?.

Trả lời:

Trong đoạn văn này, người viết đi từ cách trình bày khách quan: đưa ra những đặc điểm, tính chất của bánh trôi để khái quát về hình ảnh và quá trình sinh thành của chiếc bánh đến cách trình bày chủ quan: đưa ra những ý kiến, nhận định chủ quan về chiếc bánh, về cách miêu tả của Hồ Xuân Hương và về lời tâm sự ẩn sau hình ảnh chiếc bánh trôi.

Câu hỏi 2 (trang 45 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Xác định mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản.

Trả lời:

- Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữ luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong bài là:

Soạn bài Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước | Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo hay nhất

Câu hỏi 3 (trang 45 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Phân tích tác dụng của một số lí lẽ, bằng chứng em cho là tiêu biểu.

Trả lời:

Ở luận điểm thứ 2- Nghĩa hàm ẩn: Nhan sắc, thân phận và phẩm chất của người phụ nữ, người viết đã sử dụng 2 lí lẽ rất rõ ràng để chứng minh cho luận điểm thứ 2, đó là: Hai câu đầu nói về nhan sắc và thân phận người phụ nữ; Hai câu sau nhấn mạnh thân phận và đề cao phẩm hạnh người phụ nữ. Ở mỗi lí lẽ, người viết đều chỉ ra các bằng chứng lần lượt là: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn/ bảy nổi ba chìm với nước non”; “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn/ Mà em vẫn giữ tấm lòng son”và phân tích rất xác đáng, kết hợp với việc liên hệ những hình ảnh thơ, ngôn ngữ thơ với kho tàng văn học dân gian của dân tộc, giúp cho bài viết thêm sâu sắc và giàu sức thuyết phục.

Câu hỏi 4 (trang 45 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Em có đồng tình với ý kiến của tác giả về bài thơ Bánh trôi nước: “Lời một chiếc bánh nói hộ biết bao con người” hay không? Vì sao? Từ đó, em hiểu thêm điều gì về thân phận và phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội phong kiến?

Trả lời:

Em đồng tình với ý kiến của tác giả về bài thơ Bánh trôi nước: “Lời một chiếc bánh nói hộ biết bao con người” vì qua hình ảnh chiếc bánh trôi nhỏ xinh, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam với thân phận nhỏ bé, đáng thương hiện lên như cất lên tiếng ai oán, xót xa cho những số kiếp lênh đênh, lận đận trong xã hội xưa cũ. Những người phụ nữ trong xã hội xưa ấy dù là những người tài hoa, nhan sắc khuynh thành, phẩm hạnh tốt đẹp thì họ vẫn không được làm chủ cho cuộc đời mình, vẫn bị lễ giáo phong kiến trói chặt với đủ mọi lễ nghi giáo điều và vẫn bị vùi dập mà chẳng hề nhận được sự tiếc thương.

Câu hỏi 5 (trang 45 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Từ những cách hiểu về bài thơ Bánh trôi nước được nêu trong văn bản, em có suy nghĩ gì về cách tiếp nhận một bài thơ?

Trả lời:

Từ những cách hiểu về bài thơ Bánh trôi nước được nêu trong văn bản, em thấy khi tiếp cận một bài thơ, ta cần tìm hiểu nó trên phương diện đa nghĩa để có thể hiểu sâu sắc hơn về bài thơ ấy.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn khác: