Tìm các chi tiết kì ảo được sử dụng trong tác phẩm và nêu tác dụng của chúng trong việc thể hiện chủ để, tư tưởng của tác phẩm.
Câu hỏi:
Tìm các chi tiết kì ảo được sử dụng trong tác phẩm và nêu tác dụng của chúng trong việc thể hiện chủ để, tư tưởng của tác phẩm.
Trả lời:
* Chi tiết kì ảo được sử dụng trong tác phẩm:
- Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.
- Phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi, được đãi yến và gặp, trò chuyện với Vũ Nương, nàng được trở về dương thế.
- Vũ Nương hiện về sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng ở bến Hoàng Giang.
* Ý nghĩa của các chi tiết kì ảo trong tác phẩm:
- Làm nên đặc trưng của thể loại truyền kì.
- Yếu tố thực đan xen yếu tố kì ảo làm cho câu chuyện thêm li kì, hấp dẫn, kích thích trí tưởng tượng của người đọc.
- Làm tăng thêm giá trị hiện thực và ý nghĩa nhân văn cho tác phẩm.
- Tạo nên một kết thúc có hậu: Một mặt, thể hiện ước mơ của con người về sự bất tử, sự chiến thắng của cái thiện, cái đẹp. Thể hiện nỗi khát khao cuộc sống công bằng, hạnh phúc cho những người lương thiện, đặc biệt là người phụ nữ. Mặt khác, những chi tiết ấy có tác dụng hoàn chỉnh thêm nét đẹp trong tính cách của Vũ Nương: Dù ở một thế giới khác, nhưng nàng vẫn tha thiết hướng về gia đình, quê hương và khát khao được minh oan.
Xem thêm lời giải bài tập Soạn Văn 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết:
Câu 1:
Nêu một số chi tiết kì ảo trong các truyện kể dân gian mà em đã đọc và cho biết yếu tố đó thường được sử dụng trong các trường hợp nào và với mục đích gì.
Xem lời giải »
Câu 2:
Theo dõi: Những từ ngữ nào trong đoạn này gợi lên đặc điểm tính cách của Vũ Nương, Trương Sinh?
Xem lời giải »
Câu 3:
Dự đoán: Câu nói này của bé Đản sẽ tác động thế nào đến Trương Sinh?
Xem lời giải »
Câu 5:
Đọc lời thoại của các nhân vật trong văn bản và cho biết:
a. Lời nói của Vũ Thị Thiết trước khi tìm đến cái chết trên bến Hoàng Giang là đối thoại hay độc thoại? Dựa vào đâu em xác định được như vậy?
b. Các câu nói của bé Đản nói với Trường Sinh trước và sau cái chết của Vũ Thị Thiết có vai trò như thế nào đối với diễn biến của sự việc, câu chuyện?
Xem lời giải »
Câu 6:
Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết Chuyện người con gái Nam Xương là truyện truyền kì?
Xem lời giải »
Câu 7:
Lời bình ở cuối truyện về Vũ Thị Thiết có đoạn: Nếu không được trời xét tâm thành, nước không làm hại, thì xương hoa vóc ngọc, đã chôn vào họng cá nơi lòng sông, còn đâu được lại thông tin tức để nết trinh thuần được nhất nhất bộc bạch ra hết. Em có đồng ý với lời bình trên không? Vì sao? Qua nhân vật Vũ Thị Thiết, em hiểu thêm điều gì về số phận của người phụ nữ trong một xã hội đề cao nam quyền?
Xem lời giải »