5+ Phân tích vẻ đẹp ngôn từ của một đoạn trích truyện thơ Nôm hoặc tác dụng của yếu tố kì ảo
Viết đoạn văn (khoảng 8-10 câu) phân tích vẻ đẹp ngôn từ của một đoạn trích truyện thơ Nôm hoặc tác dụng của yếu tố kì ảo trong một truyện truyền kì hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Đoạn văn phân tích vẻ đẹp ngôn từ của một đoạn trích truyện thơ Nôm (mẫu 1)
- Đoạn văn phân tích vẻ đẹp ngôn từ của một đoạn trích truyện thơ Nôm (mẫu 2)
- Đoạn văn phân tích vẻ đẹp ngôn từ của một đoạn trích truyện thơ Nôm (mẫu 3)
- Đoạn văn phân tích vẻ đẹp ngôn từ của một đoạn trích truyện thơ Nôm (mẫu 4)
5+ Phân tích vẻ đẹp ngôn từ của một đoạn trích truyện thơ Nôm hoặc tác dụng của yếu tố kì ảo
Viết đoạn văn phân tích vẻ đẹp ngôn từ của một đoạn trích truyện thơ Nôm hoặc tác dụng của yếu tố kì ảo - mẫu 1
Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” là một trong những đoạn thơ mẫu mực về nghệ thuật tả người. Bằng bút pháp ước lệ tượng trưng, thủ pháp đòn bẩy, các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, tác giả đã khắc họa chân dung hai người thiếu nữ với tất cả sắc, tài, tình, mệnh. Nguyễn Du hết lời ca ngợi Vân và Kiều mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười. Ngòi bút tác giả lại đậm nhạt khác nhau ở mỗi người. Vân chủ yếu đẹp ở ngoại hình. Kiều lại là cái đẹp cả về tài năng, nhan sắc lẫn tâm hồn. Điều đó tạo nên vẻ đẹp khác nhau của hai người thiếu nữ và hé mở hai tính cách, dự báo hai cuộc đời khác nhau đang đón chờ hai ả tố nga. Hai bức vẽ chân dung của chị em Thuý Vân và Thuý Kiều đã cho thấy sự tài tình trong ngòi bút tinh tế của Nguyễn Du. Đằng sau bức chân dung chị em Thúy Kiều là tấm lòng ngợi ca trân trọng của tác giả – đó là một biểu hiện của tinh thần nhân văn trong Truyện Kiều, qua đây ta hiểu trân trọng thêm vẻ đẹp của con người đặc biệt là người phụ nữ.
Viết đoạn văn phân tích vẻ đẹp ngôn từ của một đoạn trích truyện thơ Nôm hoặc tác dụng của yếu tố kì ảo - mẫu 2
Yếu tố kỳ ảo trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" đã được tác giả Nguyễn Dữ thể hiện thật nhiều ở phần kết với những yếu tố trong truyện cổ tích. Đó là chi tiết Phan Lang - người cùng làng với Vũ Nương nằm mộng thả rùa và khi Phan Lang chạy nạn bị chết đuối đã được thần rùa Linh Phi cho uống thuốc tiên sống lại, cho trở về trần gian. Đó là chi tiết Vũ Nương được Trương Sinh lập đàn giải oan trên bờ Hoàng Giang và trở về trên chiếc kiệu hoa lấp lánh giữa dòng lúc ẩn, lúc hiện. Những chi tiết kì ảo trong truyện chỉ là những chi tiết nhỏ thế nhưng lại mang những ý nghĩa rất lớn, góp phần tạo nên thành công cho Chuyện người con gái Nam Xương. Yếu tố kì ảo không chỉ giúp cho câu chuyện kể mang màu sắc huyền ảo, li kì, làm tăng sự hấp dẫn, cũng như tính sống động của câu chuyện mà còn là "phương tiện" gửi gắm những thông điệp, quan niệm về nhân sinh. Thông qua yếu tố kì ảo, ta thấy được quan điểm của tác giả khi lên tiếng tố cáo xã hội phong kiến bất công đã đẩy người phụ nữ vào đường cùng đau đớn và phải lấy cái chết để minh oan cho chính mình. Những chi tiết kì ảo trong truyện Chuyện người con gái Nam Xương còn thể hiện ước mơ về lẽ phải, sự công bằng công lý trong xã hội của người dân ta. Việc sử dụng yếu tố kì ảo đã giúp Chuyện người con gái Nam Xương mang thêm màu sắc kì bí cũng như tạo nên sự hấp dẫn, đầy cảm xúc cho câu chuyện.
Viết đoạn văn phân tích vẻ đẹp ngôn từ của một đoạn trích truyện thơ Nôm hoặc tác dụng của yếu tố kì ảo - mẫu 3
Chuyện người con gái Nam Xương là truyện thứ 16, có nguồn gốc từ một truyện cổ tích Việt Nam có tên là “Vợ chàng Trương”. Trong đó, các chi tiết kì ảo cũng góp phần thể hiện nội dung ý nghĩa truyện vô cùng đặc sắc. Yếu tố kì ảo không có trong toàn bộ câu chuyện mà chỉ hiện lên tập trung, đậm nét trong cái kết mới mà Nguyễn Dữ sáng tạo nên. Các chi tiết kì ảo trong truyện làm cho tác phẩm trở nên li kì, hấp dẫn hơn. Trong tác phẩm, tác giả xây dựng 3 chi tiết kì ảo. Thứ nhất là Phan Lang đêm nằm mộng thấy có người xin chàng thả rùa xanh mà chàng vừa bắt được (Linh phi hóa thân). Chi tiết thứ hai, Vũ Nương và Phan lang được Linh Phi cứu sống và cho ở nơi động rùa dưới thủy cung. Sau đó, Phan Lang được hồi sinh và trở về trần gian. Thứ ba, linh hồn Vũ Nương trở về trên bến sông khi Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng nói vài lời tỏ minh rồi từ từ biến mất trong sương khói mịt mờ. Các yếu tố kì ảo được đưa vào xen kẽ với những yếu tố thực về địa danh, về thời điểm lịch sử, nhân vật và sự kiện lịch sử, những chi tiết thực về trang phục của các mĩ nhân, về tình cảnh nhà Vũ Nương không người chăm sóc sau khi nàng mất… làm cho thế giới kì ảo lung linh, mơ hồ trở nên gần với cuộc đời thực, làm tăng độ tin cậy, khiến người đọc không cảm thấy ngỡ ngàng.
Viết đoạn văn phân tích vẻ đẹp ngôn từ của một đoạn trích truyện thơ Nôm hoặc tác dụng của yếu tố kì ảo - mẫu 4
Từ một tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân, Nguyễn Du, với thiên tài nghệ thuật của mình, đã tạo nên “Truyện Kiều” bất hủ, niềm tự hào của văn học Việt Nam mà trong đó nghệ thuật tả người là một trong những nghệ thuật đặc sắc nhất. Đoạn trích "chị em Thúy Kiều" có thể được coi là một đoạn thơ tiêu biểu của nghệ thuật ấy. Thúy Kiều và Thúy Vân đều đẹp, cái đẹp trọn vẹn của vẻ đẹp theo lí tưởng của xã hội và thời đại. Họ mang cái cốt cách thanh cao của cây mai và cái tinh thần trắng trong của tuyết. Tuy thế, dẫu “mười phân vẹn mười”, cái đẹp của hai chị em vẫn là “mỗi người một vẻ”. Khi tả Thúy Vân, Nguyễn Du đã bắt đầu tả Thúy Kiều, Thúy Vân trở thành điểm tựa để Nguyễn Du đặt đòn bẩy mà nâng Thúy Kiều lên chỗ tuyệt vời, Kiều có tất cả những gì Thúy Vân có nhưng ở mức độ sắc sảo hơn, mặn mà hơn. Tả Thúy Kiều, Nguyễn Du cũng dùng phương pháp ước lệ, với những thành ngữ quen thuộc “làn thu thuỷ" để chỉ đôi mắt, “nét xuân sơn” để chỉ đôi lông mày; tuy thế với nhưng từ ngữ “ghen”, “hờn” gắn cho tạo vật, nhà thơ đã cho thấy nhan sắc Thuý Kiều là nhan sắc độc đáo, kì lạ, vượt lên trên sự bình thường. Tài của Kiều là cái tài toàn diện của nghề phong lưu: cầm, kì, thi, họa, mà tài nào cũng ở mức tuyệt đỉnh, trọn vẹn. Sắc đã hiếm có, tài lại hiếm có hơn. Người hiếm có như thế thì có thể gặp tột cùng hanh phúc, hoặc có thể tột cùng đau khổ; tả tài sắc Thúy Kiều, thật ra Nguyễn Du đã dự báo cho thân phận của nàng. Không đi vào chi tiết, Nguyễn Du chỉ nói lên cái thần của nhân vật bằng những nét tiêu biểu nhất, đó chính là điều đặc sắc trong nghệ thuật tả người của Nguyễn Du.