Soạn bài Chương trình địa phương phần Tiếng Việt (Kì II) ngắn nhất
Soạn bài Chương trình địa phương phần Tiếng Việt (Kì II)
Câu 1 (trang 97 sgk Văn 9 Tập 2): Tìm từ địa phương
Từ địa phương | Từ phổ thông tương ứng |
Vết thẹo | Vết sẹo |
Ba | Bố/Cha |
Má | Mẹ |
Kêu | Gọi |
Vô | Vào |
Nói trổng | Nói trống không |
Giở nắp | Mở nắp |
Câu 2 (trang 98 sgk Văn 9 Tập 2):
Từ "kêu" trong câu (a) là từ toàn dân
- Từ "kêu" trong câu (b) là tiếng địa phương.
Bởi trong câu (a) từ "kêu" có nghĩa là nói với âm thanh lớn, gọi với âm thanh lớn. Còn trong câu (b) có nghĩa là nói với ai, gọi ai; đây là từ địa phương của miền Nam.
Cách diễn đạt khác:
- Đồng nghĩa với "kêu" câu (a): Nó hét lên.
- Đồng nghĩa với "kêu" câu (b): Con gọi rồi mà người ta không nghe.
Câu 3 (trang 98 sgk Văn 9 Tập 2): Từ địa phương
Từ địa phương | Từ toàn dân tương ứng |
Chi | Gì |
Buồng | Phòng |
Câu 4 (trang 99 sgk Văn 9 Tập 2):
Từ địa phương | Từ toàn dân tương ứng |
Vết thẹo | Vết sẹo |
Ba | Bố |
Má | Mẹ |
Kêu | Gọi |
Vô | Vào |
Nói trổng | Nói trống không |
Giở nắp | Mở nắp |
Chi | Gì |
Buồng | Phòng |
Câu 5 (trang 99 sgk Văn 9 Tập 2):
a. Không nên để nhân vật Thu dùng từ ngữ toàn dân vì cô bé còn nhỏ, không thể biết nhiều từ toàn dân, khi dùng từ địa phương sẽ giúp cho cô bé trở nên đáng yêu và đậm chất Nam Bộ hơn.
b. Để cho câu chuyện được mộc mạc gần gũi với người dân Nam Bộ hơn.