Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 10 (Ngắn nhất): Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo)
Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 10 (Ngắn nhất): Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo)
Với các bài giải bài tập Tập bản đồ và bài tập thực hành Địa Lí lớp 12 Bài 10 (Ngắn nhất): Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo) sẽ giúp bạn dễ dàng làm bài tập về nhà, từ đó củng cố kiến thức để đạt điểm cao trong các bài thi môn Địa Lí lớp 12.
Bài 1 trang 17 Tập bản đồ Địa Lí 12:Hãy điền nội dung thích hợp vào bảng để nêu rõ tính chất và đặc điểm của các thành phần tự nhiên.
Trả lời:
- Địa hình và đất:
Địa hình | Đất |
- Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi trong điều kiện lớp vở phong hóa dày, thấm nước tốt, vụn bở, trên các sườn đất dốc, đất xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá... - Bồi tụ nhanh ở vùng đồng bằng: hệ quả của quá trình xâm thực là sự mở mang các vụng động bằng hạ lưu sông: đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. |
- Đất feralit: lớp vỏ phong hóa dày, vụn bở, đất thoáng khí, đất chua, dễ bị thoái hóa. => Thuận lợi để trồng rừng phát triển lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả. |
- Sông ngòi và sinh vật:
Sông ngòi | Sinh vật |
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc: nước ta có 2360 con sông dài trên 10 km, dọc bờ biển cứ 20 km lại gặp một cửa sông. - Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa: Tổng lượng nước là 839 tỉ m3/năm, lượng phù sa 200 triệu tấn/năm. + Chế độ nước sông theo mùa: mùa mưa trùng với mùa lũ và mùa khô trùng mùa cạn. |
- Hệ sinh thái đặc trưng là rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. Các hệ sinh thái rừng thứ sinh biến dạng khác nhau: rừng gió mùa thường xanh, rừng gió mùa nửa rụng lá, rừng thưa khô rụng lá... - Thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế (cây họ Đậu, Vang, Dâu Tằm, Dầu; động vật có khỉ, vượn, công...) |
Bài 2 trang 17 Tập bản đồ Địa Lí 12: Dựa vào nội dung SGK Địa lí 12 và kiến thức đã học, hãy điền nội dung phù hợp vào sơ đồ dưới đây.
Trả lời:
Bài 3 trang 18 Tập bản đồ Địa Lí 12: Chúng ta cần làm gì để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới có hiệu quả và phát triển bền vững?
Trả lời:
- Cần đa dạng hóa cây trồng vật nuôi.
- Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, khắc phục tính mùa vụ, tạo nên băng chuyền địa lí.
- Áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, cải tiến giống và phân bón, phát triển dịch vụ nông nghiệp.
- Khai thác hiệu quả, hợp lí các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường.