X

Tập bản đồ Địa Lí lớp 12

Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 26 (Ngắn nhất): Cơ cấu ngành công nghiệp


Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 26 (Ngắn nhất): Cơ cấu ngành công nghiệp

Với các bài giải bài tập Tập bản đồ và bài tập thực hành Địa Lí lớp 12 Bài 26 (Ngắn nhất): Cơ cấu ngành công nghiệp sẽ giúp bạn dễ dàng làm bài tập về nhà, từ đó củng cố kiến thức để đạt điểm cao trong các bài thi môn Địa Lí lớp 12.

Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 26 (Ngắn nhất): Cơ cấu ngành công nghiệp

Bài 1 trang 44 Tập bản đồ Địa Lí 12:Cho bảng số liệu dưới đây:

Trả lời:

Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo 3 nhóm ngành của nước ta (tỉ đồng)

Năm Tổng số Chia ra
Công nghiệp khai thác Công nghiệp chế biến Sản xuất, phân phối điện, khi đốt và nước
1996 149.432 (100,0%) 20.688 (14%) 119.438 (80%) 9.306 (6%)
2008 1.910.007 (100%) 187.610 (10%) 1.633.896 (85%) 88.501 (5%)
Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta và cơ cấu của nó phân theo 3 nhóm ngành năm 1996 và năm 2008 (trước khi vẽ biểu đồ, hãy xử lí số liệu và điền vào bảng trên).

Do câu hỏi yêu cầu vẽ biểu đồ: thể hiện quy mô giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta năm 1996 và năm 2008 phải vẽ 2 vòng tròn có bán kính khác nhau. Nếu lấy bán kính (r) của vòng tròn thể hiện năm 2008 sẽ là:

Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 26 (Ngắn nhất): Cơ cấu ngành công nghiệp Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 26 (Ngắn nhất): Cơ cấu ngành công nghiệp Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo các nhóm ngành của nước ta trong giai đoạn 1996 – 2008:

- Ngành công nghiệp khai thác giảm khá nhanh từ 14% xuống 10%.

- Công nghiệp sản xuất phân phối điện, khí đốt và nước cũng có xu hướng giảm từ 6% xuống 5%.

- Công nghiệp chế biến đóng vai trò chủ đạo và tiếp tục tăng len từ 80% lên 85%.

Bài 2 trang 45 Tập bản đồ Địa Lí 12:Dựa vào bảng số liệu dưới đây, hãy nhận xét cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng của nước ta năm 2008.

Trả lời:

Xử lí số liệu và điền vào bảng dưới đây

Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế, phân theo vùng năm 2008 (%)

Vùng Tỉ lệ Vùng Tỉ lệ
Cả nước 100,0 Duyên hải Nam Trung Bộ 4,2
Trung du và miền núi Bắc Bộ 5,7 Tây Nguyên 0,7
Đồng bằng sông Hồng 21,8 Đông Nam Bộ 52,4
Bắc Trung Bộ 2,2 Đồng bằng sông Cửu Long 9,8
Nhận xét:

- Đông Nam Bộ chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp (52,4%), thứ 2 là đồng bằng sông Hồng (21.8%).

- Tiếp đến là đồng bằng sông Long (9.8%), Tây Nguyên có tỉ trọng thấp nhất chỉ 0.7%, Bắc Trung Bộ 2,2%.

Bài 3 trang 45 Tập bản đồ Địa Lí 12:Từ những kiến thức đã học, hãy giải thích vì sao Đông Nam Bộ lại chiếm hơn ½ giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước.

Trả lời:

Vì vùng hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên và kinh tế - xã hội:

- Địa hình bề mặt phù sa cổ khá bằng phẳng và rộng lớn, khí hậu nhiệt đới ổn định, nguồn nước dồi dào…thuận lợi để xây dựng các khu kinh tế, công nghiệp.

- Dân cư đông đúc, lao động dồi dào năng đông và có chất lượng tốt.

- Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện.

- Thu hút mạnh mẽ nguồn đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt các nguồn FDI.

- Chính sách của nhà nước trong phát triển kinh tế theo chiều sâu ở vùng này.

- Có TP.Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông vận tải phía nam, trung tâm kinh tế - văn hóa, xã hội…

Xem thêm các bài giải bài tập Tập bản đồ Địa Lí lớp 12 hay, ngắn gọn khác: