X

Tập bản đồ Địa Lí lớp 12

Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 28 (Ngắn nhất): Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp


Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 28 (Ngắn nhất): Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Với các bài giải bài tập Tập bản đồ và bài tập thực hành Địa Lí lớp 12 Bài 28 (Ngắn nhất): Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp sẽ giúp bạn dễ dàng làm bài tập về nhà, từ đó củng cố kiến thức để đạt điểm cao trong các bài thi môn Địa Lí lớp 12.

Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 28 (Ngắn nhất): Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Bài 1 trang 48 Tập bản đồ Địa Lí 12: Căn cứ vào kiến thức đã học, hãy nêu những đặc điểm chính của một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

Trả lời:

Hình thức tổ chức Đặc điểm chính
Điểm công nghiệp

- Đồng nhất với điểm dân cư.

- Có 1-2 xí nghiệp công nghiệp gần vùng nguyên liệu

- Không có mối liên hệ với các xí nghiệp khác.

Khu công nghiệp

- Ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sống.

- Chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp; hưởng chính sách ưu đãi chung (thuế).

Trung tâm công nghiệp

- Trình độ cao, gắn với các đô thị vừa và lớn.

- Gồm một hoặc một nhóm các xí nghiệp công nghiệp, có các xí nghiệp hạt nhân hay nòng cốt.

- Có mối liên hệ chặt chẽ với nhau; có các xí nghiệp bổ trợ.

Vùng công nghiệp

- Không gian rộng lớn, gồm nhiều điểm công nghiệp, khu CN, TTCN.

- Có mối liên hệ mật thiết với nhau về mặt sản xuất.

- Hình thành hướng chuyên môn hóa của vùng.

Bài 2 trang 49 Tập bản đồ Địa Lí 12:Điền các cụm từ dưới đây vào ô trống thích hợp trong sơ đồ sau:

A. Điều kiện kinh tế - xã hội

B. Các điều kiện khác (chính sách, vốn và thị trường trongg nước…)

C. Công nghệ

D. Sự hợp tác quốc tế

E. Nguồn nước

F. Tài nguyên thiên nhiên

G. Dân cư và lao động

H. Trung tâm kinh tế và mạng lưới đô thị

I. Tổ chức quản lí

J. Khoáng sản

Trả lời:

Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 28 (Ngắn nhất): Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Bài 3 trang 49 Tập bản đồ Địa Lí 12: Dựa vào hình 26.2 trong SGK Địa lí 12, hoặc Át lát địa lí Việt Nam, em hãy:

Trả lời:

Nêu cơ cấu ngành của 2 trung tâm công nghiệp hàng đầu ở nước ta:

1. Hà Nội: dệt may, thực phẩm; khai thác và chế biến gỗ; cơ khí, điện tử, hóa chất, ô tô, luyện kim đen, vật liệu xây dựng.

2. TP. Hồ Chí Minh: luyện kim đen, màu; cơ khí điện tử; hóa chất; đóng tàu; ô tô; vật liệu xây dựng; khai thác và chế biến lâm sản; dệt may, thực phẩm.

4 trung tâm công nghiệp có quy mô lớn ở nước ta và cơ cấu ngành của mỗi trung tâm:

1. Hải Phòng: vật liệu xây dựng; dệt may, thực phẩm;cơ khí , điện tử; luyện kim đen; nhiệt điện.

2. Vũng Tàu: luyện kim đen, cơ khí, hóa chất, dệt may, thực phẩm, nhiệt điện, đóng tàu, vật liệu xây dựng.

3. Thủ Dầu Một: khai thác và chế biến lâm sản, cơ khí, điện tử,hóa chất, dệt may, thực phẩm, vật liệu xây dựng.

4. Biên Hòa: khai thác và chế biến lâm sản, cơ khí, điện tử,hóa chất, dệt may, thực phẩm, vật liệu xây dựng.

5 trung tâm công nghiệp có quy mô trung bình và 5 trung tâm công nghiệp có quy mô nhỏ ở nước ta.

• Các trung tâm công nghiệp có quy mô trung bình: Hạ Long, Thái Nguyên, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ.

• Các trung tâm công nghiệp có quy mô nhỏ: Nam Định, Vinh, Quy Nhơn, Ninh Bình, Hải Dương.

Bài 4 trang 50 Tập bản đồ Địa Lí 12: Từ kiến thức đã học, hãy giải thích:

Trả lời:

Vì sao các khu công nghiệp tập trung lại phân bố chủ yếu ở Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Hồng và duyên hải miền Trung?

- Đây là những vùng nằm trong các vùng kinh kinh tế trọng điểm (miền Bắc, miền Trung và phía Nam).

- Có nguồn nguyên liệu nông, lâm, thủy sản tại chỗ phong phú.

- Nguồn lao động dồi dào, có chất lượng cao, người dân sớm tiếp cận với kinh tế thị trường nên thích ứng nhanh chóng trong quá trình đổi mới.

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kĩ thuật phục vụ công nghiệp khá tốt.

- Thị trường tiêu thụ rộng lớn ở trong và ngoài nước.

Vì sao Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước? Vì hội tụ những thuận lợi về tự nhiên, kinh tế - xã hội:

- Thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc và phía Nam, là hai đầu mối giao thông vận tải lớn nhất cả nước; gần các cảng biển lớn; gần các vùng giàu có về nguyên, nhiên liệu.

- Về tự nhiên: khí hậu nhiệt đới, địa hình đồng bằng rộng lớn bằng phẳng thuận lợi để xây dựng các nhà máy xí nghiệp; nguồn nước dồi dào.

- Về kinh tế - xã hội: dân cư đông đúc nhất, có trình độ dân trí cao và năng động, thị trường tiêu thụ lớn, cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện; thu hút nguồn đầu tư; là các trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn của cả nước.

Xem thêm các bài giải bài tập Tập bản đồ Địa Lí lớp 12 hay, ngắn gọn khác: