X

Tập bản đồ Địa Lí lớp 12

Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 35 (Ngắn nhất): Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ


Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 35 (Ngắn nhất): Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ

Với các bài giải bài tập Tập bản đồ và bài tập thực hành Địa Lí lớp 12 Bài 35 (Ngắn nhất): Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ sẽ giúp bạn dễ dàng làm bài tập về nhà, từ đó củng cố kiến thức để đạt điểm cao trong các bài thi môn Địa Lí lớp 12.

Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 35 (Ngắn nhất): Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ

Bài 1 trang 62 Tập bản đồ Địa Lí 12: Hãy điền vào lược đồ bên:

- Tên các tỉnh: Thanh Hóa Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

- Tên các mỏ: sắt, crôm, thiếc

- Tên các vùng: Cửa Lò, Vũng Áng, Chân Mây.

- Các tuyến quốc lộ: 7,8,9.

Trả lời:

Giải tập bản đồ và bản đồ thực hành Địa Lí 12

Bài 2 trang 62 Tập bản đồ Địa Lí 12:Dựa vào kiến thức trong SGK Địa lí 12, hãy trình bày những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ.

Trả lời:

Thuận lợi:

- Vị trí địa lí: Giáp đồng bằng sông Hồng _vùng kinh tế phát triển và Trung du miền núi Bắc Bộ_vùng nguyên liệu lớn; giáp Lào, phía Đông là biển -> kinh tế biển và giao lưu mở rộng với bên ngoài.

- Tự nhiên: khí hậu nhiệt đới ẩm, nguồn nước dồi dào, địa hình - đất đai thuận lợi hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp theo chiều Tây- Đông.

- Kinh tế - xã hội: dân cư đông, cần cù, thông minh; các tuyến giao thông Bắc - Nam và Đông – Tây quan trọng, chính sách phát triển của Nhà nước; gần thị trường tiêu thụ lớn (đặc biệt là đồng bằng sông Hồng).

Khó khăn:

- Tự nhiên:

+ Khí hậu chịu ảnh hưởng hiệu ứng phơn khô nóng.

+ Bão nhiệt đới; lũ quét, lũ ống, sạt lở đất ở vùng miền núi; nạn cát bay cát chảy.

- Kinh tế - xã hội:

+ Đời sống người dân còn khó khăn, đặc biệt vùng núi phía Tây.

+ Cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ; đặc biệt ở vùng núi phía Tây, giao thông Đông - Tây còn khó khăn.

Bài 3 trang 63 Tập bản đồ Địa Lí 12: Hãy nêu việc khai thác các thế mạnh về lâm nghiệp, nông nghiệp và ngư ngư nghiệp của Bắc Trung Bộ vào bảng dưới đây:

Trả lời:

Ngành Khai thác thế mạnh
Lâm nghiệp

- Diện tích rừng: 2,46 triệu ha (20% cả nước)

- Trong rừng có nhiều loại gỗ quý (táu, lim, sến, kền kền…), lâm sản, chim thú có giá trị.

- Vùng đồi núi phía Tây Thanh Hóa, Nghệ An còn nhiều rừng.

Nông nghiệp

- Vùng đồi trước núi: chăn nuôi đại gia súc (trâu – 1/4 đàn trâu nước, bò – 1/5 đàn bò cả nước); vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, hồ tiêu…)

- Đồng bằng: cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, thuốc lá)

Ngư nghiệp

- Nghề cá phát triển ( Nghệ An), tuy nhiên cơ sở tàu tàu thuyền còn lạc hậu, nguồn lợi ven bờ suy giảm.

- Nuôi trồng thủy sản đang được phát triển khá mạnh.

Bài 4 trang 63 Tập bản đồ Địa Lí 12:Dựa vào lược đồ và các hình 30 và 35,2 trong SGK Địa lí 12, Atlat Địa lí Việt Nam, hãy làm rõ thực trạng mạng lưới giao thông của vùng:

Trả lời:

- Đường ô tô: quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh; tuyến Đông – Tây:7, 8, 9.

- Đường sắt: đường sắt Bắc – Nam.

- Đường biển:

• Cảng: Cửa Lò, Vũng Áng, Đồng Hới, Cửa Việt, Thuận An.

• Tuyến: Cửa Lò – Hải Phòng, Cửa Lò – Đà Nẵng.

- Tuyến hàng không:

• Sân bay: Vinh, Đồng Hới, Phú Bài.

• Tuyến:

Bài 5 trang 63 Tập bản đồ Địa Lí 12:Bằng kiến thức đã có, hãy giải thích vì sao phát triển mạng lưới giao thông sẽ tạo ra bước ngoặt quan trọng trong việc hình thành cơ cấu kinh tế của Băc Trung Bộ.

Trả lời:

Việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải tạo thế mở cửa nền kinh tế, góp phần làm thay đổi sự phân công lao động theo lãnh thổ và theo ngành của vùng.

- Quốc lộ 1 và đường sắt B -N tạo ra trục kinh tế, nâng cao vai trò cầu nối của vùng.

- Các tuyến đường ngang (quốc lộ 7,8,9) và đường HCM thúc đẩy sự phát triển vùng phía Tây, phân bố lại dân cư, hình thành mạng lưới đô thị mới, nối liền cửa khẩu, giúp tăng cường giao lưu với các nước láng giềng.

- Một số cảng nước sâu được xây dựng, các sân bay… thúc đẩy giao lưu quốc tế.

Xem thêm các bài giải bài tập Tập bản đồ Địa Lí lớp 12 hay, ngắn gọn khác: