X

Toán lớp 10 Chân trời sáng tạo

Giải Toán 10 trang 18 Tập 1 Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm giải Toán 10 trang 18 Tập 1 trong Bài 2: Tập hợp Toán lớp 10 Tập 1 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 10 trang 18.

Giải Toán 10 trang 18 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Thực hành 2 trang 18 Toán lớp 10 Tập 1: Viết các tập hợp sau đây dưới dạng liệt kê các phần tử và tìm số phần tử của mỗi tập hợp đó:

a) Tập hợp A các ước của 24;

b) Tập hợp B gồm các chữ số trong số 1 113 305;

c) C = {n ∈ ℕ | n là bội của 5 và n ≤ 30};

d) D = {x ∈ ℝ | x2 – 2x + 3 = 0}.

Lời giải:

a) Các ước của 24 là: -24; -12; -8; -6; -4; -3; -2; -1; 1; 2; 3; 4; 6; 8; 12; 24.

Theo cách liệt kê phần tử, ta có: A = {-24; -12; -8; -6; -4; -3; -2; -1; 1; 2; 3; 4; 6; 8; 12; 24}.

Số phần tử của tập hợp A là 16.

b) Các chữ số xuất hiện trong số 1 113 305 là: 0; 1; 3; 5.

Theo cách liệt kê phần tử, ta có: B = {0; 1; 3; 5}.

Số phần tử của tập hợp B là 4.

c) Tập hợp C là tập hợp gồm các số tự nhiên là bội của 5 và nhỏ hơn hoặc bằng 30.

Ta có bội của 5 là: B(5) = {…; -10; -5; 0; 5; 10; 15; 20; 25; 30; 35; …}

Các bội của 5 là số tự nhiên nhỏ hơn hoặc bằng 30 là: 0; 5; 10; 15; 20; 25; 30.

Theo cách liệt kê phần tử, ta có: C = {0; 5; 10; 15; 20; 25; 30}.

Số phần tử của C là 7.

d) Xét phương trình: x2 – 2x + 3 = 0, có:

∆’ = (-1)2 – 3 = -2 < 0

Suy ra phương trình vô nghiệm.

Do đó không tồn tại giá trị thực nào của x để x2 – 2x + 3 = 0.

⇒ D = ∅

Số phần tử của D là 0.

Thực hành 3 trang 18 Toán lớp 10 Tập 1: Viết các tập hợp sau đây dưới dạng chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử:

a) A = {1; 3; 5; …; 15};

b) B = {0; 5; 10; 15; 20; …};

c) Tập hợp C các nghiệm của bất phương trình 2x + 5 > 0.

Lời giải:

a) Các phần tử của tập hợp A là các số tự nhiên lẻ nhỏ hơn hoặc bằng 15. Khi đó theo cách chỉ ra tính chất đặc trưng, ta viết:

A = {x ∈ ℕ | x là số lẻ và x ≤ 15}.

b) Các phần tử của tập hợp B là các số tự nhiên chia hết cho 5. Khi đó theo cách chỉ ra tính chất đặc trưng, ta viết:

B = {x ∈ ℕ | x chia hết cho 5}.

c) Xét bất phương trình 2x + 5 > 0

⇔ 2x > -5

x>52

Khi đó tập hợp C gồm các số thực x thỏa mãn x>52

Ta viết C = x|x>52

Hoạt động khám phá trang 18 Toán lớp 10 Tập 1: Trong mỗi trường hợp sau đây, các phần tử của tập hợp A có thuộc tập hợp B không? Hãy giải thích.

a) A = {-1; 1} và B = {-1; 0; 1; 2};

b) A = ℕ và B = ℤ;

c) A là tập hợp các học sinh nữ của lớp 10E, B là tập hợp các học sinh của lớp này;

d) A là tập hợp các loài động vật có vú, B là tập hợp các loài động vật có xương sống.

Lời giải:

a) Tập hợp A có hai phần tử 1 và -1, hai phần tử này cũng thuộc tập hợp B.

Vậy các phần tử của tập của A thuộc tập hợp B.

b) Ta có: ℕ = {0; 1; 2; 3; 4; …} và  ℤ = {…; -2; -1; 0; 1; 2; …}.

Các phần tử của tập hợp ℕ là các số tự nhiên hay cũng là các số 0 và số nguyên dương của tập hợp ℤ.

Vậy các phần tử của tập hợp A thuộc vào tập hợp B.

c) Các bạn học sinh nữ của lớp chắc chắn thuộc tập hợp các học sinh của lớp đó.

Do đó các phần tử của tập A thuộc vào tập hợp B.

Lời giải bài tập Toán lớp 10 Bài 2: Tập hợp Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: