Việc quy đổi nhiệt độ giữa đơn vị độ C (Anders Celsius, 1701 – 1744) và đơn vị độ F (Daniel Fahrenheit, 1686 – 1736) được xác định bởi hai mốc sau: Nước đóng băng ở 0 °C, 32 °F; Nước sôi ở


Câu hỏi:

Việc quy đổi nhiệt độ giữa đơn vị độ C (Anders Celsius, 1701 – 1744) và đơn vị độ F (Daniel Fahrenheit, 1686 – 1736) được xác định bởi hai mốc sau:

Nước đóng băng ở 0 °C, 32 °F;

Nước sôi ở 100 °C, 212 °F.

Trong quy đổi đó, nếu a °C tương ứng với b °F thì trên mặt phẳng tọa độ Oxy, điểm M(a; b) thuộc đường thẳng đi qua A(0; 32) và B(100; 212).

Hỏi 0 °F, 100 °F tương ứng với bao nhiêu độ C?

Media VietJack

Trả lời:

Hướng dẫn giải

Ta lập phương trình đường thẳng đi qua hai điểm A(0; 32) và B(100; 212).

Ta có: \(\overrightarrow {AB} = \left( {100 - 0;212 - 32} \right) = \left( {100;180} \right)\).

Chọn \(\overrightarrow u = \frac{1}{{20}}\overrightarrow {AB} = \left( {5;\,9} \right)\) là một vectơ chỉ phương của AB thì đường thẳng AB có một vectơ pháp tuyến là \(\overrightarrow n \left( {9; - 5} \right)\).

Do đó phương trình tổng quát của đường thẳng AB là

9(x – 0) – 5(y – 32) = 0 hay 9x – 5y + 160 = 0.

Để tìm 0 °F, 100 °F tương ứng với bao nhiêu độ C nghĩa là ta tìm hoành độ của các điểm thuộc đường thẳng AB có tung độ lần lượt là 0 và 100.

Tại 0 °F, nghĩa là y = 0 thì 9x – 5 . 0 + 160 = 0 9x = – 160 x = \( - \frac{{160}}{9}\).

Tại 100 °F, nghĩa là y = 100 thì 9x – 5 . 100 + 160 = 0 9x = 340 x = \(\frac{{340}}{9}\).

Vậy 0 °F tương ứng với \( - \frac{{160}}{9}\)°C và 100 °F tương ứng với \(\frac{{340}}{9}\) °C.

Xem thêm lời giải bài tập Toán 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết:

Câu 1:

A. Các câu hỏi trong bài

Cho vectơ n0 và điểm A. Tìm tập hợp những điểm M sao cho \(\overrightarrow {AM} \) vuông góc với \(\overrightarrow n \).

Media VietJack

Xem lời giải »


Câu 2:

Trong mặt phẳng tọa độ, cho đường thẳng ∆ đi qua điểm A(x0; y0) và có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow n \left( {a;b} \right)\). Chứng minh rằng điểm M(x; y) thuộc ∆ khi và chỉ khi

a(x – x0) + b(y – y0) = 0. (1)

Xem lời giải »


Câu 3:

Trong mặt phẳng tọa độ, cho tam giác có ba đỉnh A(– 1; 5), B(2; 3), C(6; 1). Lập phương trình tổng quát của đường cao kẻ từ A của tam giác ABC.

Xem lời giải »


Câu 4:

Hãy chỉ ra một vectơ pháp tuyến của đường thẳng ∆: y = 3x + 4.

Xem lời giải »


Câu 5:

B. Bài tập

Trong mặt phẳng tọa độ, cho \(\overrightarrow n = \left( {2;\,1} \right),\,\overrightarrow v = \left( {3;\,2} \right),\,A\left( {1;\,3} \right),\,B\left( { - 2;\,1} \right)\).

a) Lập phương trình tổng quát của đường thẳng ∆1 đi qua A và có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow n \).

b) Lập phương trình tham số của đường thẳng ∆2 đi qua B và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow v \).

c) Lập phương trình tham số của đường thẳng AB.

Xem lời giải »


Câu 6:

Lập phương trình đường thẳng tổng quát của các trục tọa độ.

Xem lời giải »


Câu 7:

Cho hai đường thẳng ∆1: \(\left\{ \begin{array}{l}x = 1 + 2t\\y = 3 + 5t\end{array} \right.\) và ∆2: 2x + 3y – 5 = 0.

a) Lập phương trình tổng quát của ∆1.

b) lập phương trình tham số của ∆2.

Xem lời giải »


Câu 8:

Trong mặt phẳng tọa độ, cho tam giác ABC có A(1; 2), B(3; 0) và C(– 2; – 1).

a) Lập phương trình đường cao kẻ từ A.

b) Lập phương trình đường trung tuyến kẻ từ B.

Xem lời giải »


<<<<<<< HEAD ======= >>>>>>> 7de0ce75c76253c52280308e94cf2d713ccea5e2