X

Lý thuyết Toán 8 Kết nối tri thức

Phép cộng và phép trừ đa thức (Lý thuyết Toán lớp 8) | Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Toán 8 Bài 3: Phép cộng và phép trừ đa thức sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 8 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 8.

Phép cộng và phép trừ đa thức (Lý thuyết Toán lớp 8) | Kết nối tri thức

Lý thuyết Phép cộng và phép trừ đa thức

Muốn cộng (hay trừ) hai đa thức, ta nối hai đa thức đã cho bởi dấu “+” (hay dấu “–”) rồi bỏ dấu ngoặc (nếu có) và thu gọn đa thức nhận được.

Ví dụ:

+ Thực hiện phép cộng đa thức A = 5x2y + 3x – 2 và B = 2xy – 4x2y + 3x – 1 ta làm như sau:

A + B = (5x2y + 3x – 2) + (2xy – 4x2y + 3x – 1) (lập tổng)

           = 5x2y + 3x – 2 + 2xy – 4x2y + 3x – 1 (bỏ dấu ngoặc rồi thu gọn đa thức)

           = (5x2y – 4x2y) + (3x + 3x) + (– 2 – 1) + 2xy

           = x2y + 6x – 3 + 2xy

+ Thực hiện phép trừ đa thức A = 5x2y + 3x – 2 và B = 2xy – 4x2y + 3x – 1 ta làm như sau:

A – B = (5x2y + 3x – 2) – (2xy – 4x2y + 3x – 1) (lập hiệu)

           = 5x2y + 3x – 2 – 2xy + 4x2y – 3x + 1 (bỏ dấu ngoặc rồi thu gọn đa thức)

           = (5x2y + 4x2y) + (3x – 3x)  + (– 2 + 1) – 2xy

           = 9x2y – 1 – 2xy

Chú ý

• Phép cộng đa thức cũng có các tính chất giao hoán và kết hợp tương tự như phép cộng các số.

• Với A, B, C là những đa thức tùy ý, ta có:

A + B + C = (A + B) + C = A + (B + C).

Nếu A – B = C thì A = B + C; ngược lại, nếu A = B + C thì A – B = C.

Chẳng hạn, M + 5x3y – xy2 + 2y – 1 = x3y + 2xy2 – 3y + 2

Thì M = x3y + 2xy2 – 3y + 2 – (5x3y – xy2 + 2y – 1)

      M = x3y + 2xy2 – 3y + 2 – 5x3y + xy2 – 2y + 1

      M = (x3y – 5x3y) + (2xy2 + xy2) + (– 3y – 2y) + (2 + 1)

      M = – 4x3y + 3xy2 – 5y + 3.

Bài tập Phép cộng và phép trừ đa thức

Bài 1. Tính tổng và hiệu của hai đa thức:

P = 2x2y – x3 + xy2 – 7 và Q = x3 – xy2 + 2xy + 3x2y + 6.

Hướng dẫn giải

P + Q = (2x2y – x3 + xy2 – 7) + (x3 – xy2 + 2xy + 3x2y + 6)

          = 2x2y – x3 + xy2 – 7 + x3 – xy2 + 2xy + 3x2y + 6

          = (2x2y + 3x2y) + (– x3 + x3) + (xy2 – xy2) + (– 7 + 6) + 2xy

          = 5x2y – 1 + 2xy

P – Q = (2x2y – x3 + xy2 – 7) – (x3 – xy2 + 2xy + 3x2y + 6)

          = 2x2y – x3 + xy2 – 7 – x3 + xy2 – 2xy – 3x2y – 6

          = (2x2y – 3x2y) + (– x3 – x3) + (xy2  + xy2) + (– 7 – 6) – 2xy

          = – x2y – 2x3 + 2xy2 – 13 – 2xy.

Bài 2. Cho ba đa thức:

M = 5x3 + 4x2y – 3x + y; N = 6xy + 3x – 2; P = 4x3 – 2x2y + 6x + 1.

a) Tính M + N – P.

b) Tính M – N + P.

Hướng dẫn giải

a) M + N – P = (5x3 + 4x2y – 3x + y) + (6xy + 3x – 2) – (4x3 – 2x2y + 6x + 1)

                      = 5x3 + 4x2y – 3x + y + 6xy + 3x – 2 – 4x3 + 2x2y – 6x – 1

                      = (5x3 – 4x3) + (4x2y + 2x2y) + (– 3x + 3x – 6x) + y + 6xy + (– 2 – 1)

                      = x3 + 6x2y – 6x + y + 6xy – 3.

b) M – N + P = (5x3 + 4x2y – 3x + y) – (6xy + 3x – 2) + (4x3 – 2x2y + 6x + 1)

                      = 5x3 + 4x2y – 3x + y – 6xy – 3x + 2 + 4x3 – 2x2y + 6x + 1

                      = (5x3 + 4x3) + (4x2y – 2x2y) + (– 3x – 3x + 6x) + y – 6xy + (2 + 1)

                      = 9x3 + 2x2y + y – 6xy + 3.

Bài 3. Cho:

A – 6x2 + xyz = xy + 3x2 + 5xyz – 2;

5x2 – 2x3y + 7x3y2 – 8 – B = – x3y2 + 2x3y + 3xy2 – 5x2 + 2y;

a) Tìm đa thức A, B.

b) Tính giá trị của đa thức A và B tại x = 0; y = – 1; z = 2.

Hướng dẫn giải

a)

A – 6x2 + xyz = xy + 3x2 + 5xyz – 2

A = xy + 3x2 + 5xyz – 2 – (– 6x2 + xyz)

A = xy + 3x2 + 5xyz – 2 + 6x2 – xyz

A = xy + (3x2 + 6x2)  + (5xyz – xyz) – 2

A = xy + 9x2 + 4xyz – 2

Vậy đa thức A = xy + 9x2 + 4xyz – 2.

5x2 – 2x3y + 7x3y2 – 8 – B = – x3y2 + 2x3y + 3xy2 – 5x2 + 2y

B = (5x2 – 2x3y + 7x3y2 – 8) – (– x3y2 + 2x3y + 3xy2 – 5x2 + 2y)

B = 5x2 – 2x3y + 7x3y2 – 8 + x3y2 – 2x3y – 3xy2 + 5x2 – 2y

B = (5x2 + 5x2)  + (– 2x3y – 2x3y) + (7x3y2 + x3y2) – 8 – 3xy2 – 2y

B = 10x2 – 4x3y + 8x3y2 – 8 – 3xy2 – 2y

b)

Thay x = 0; y = – 1; z = 2 và đa thức A, ta được:

A = 0.(– 1) + 9.02 + 4.0.(– 1).2 – 2

A = – 2

Vậy A = – 2 tại x = 0; y = – 1; z = 2.

Thay x = 0; y = – 1; z = 2 và đa thức B, ta được:

B = 10.02 – 4.03.(– 1) + 8.03.(– 1)2 – 8 – 3.0.(– 1) 2 – 2.(– 1)

B = – 8 + 2

B = – 6

Vậy B = – 6 tại x = 0; y = – 1; z = 2.

Học tốt Phép cộng và phép trừ đa thức

Các bài học để học tốt Phép cộng và phép trừ đa thức Toán lớp 8 hay khác:

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Toán lớp 8 Kết nối tri thức hay khác: