X

Lý thuyết Toán 8 Kết nối tri thức

Phép nhân đa thức (Lý thuyết Toán lớp 8) | Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Toán 8 Bài 4: Phép nhân đa thức sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 8 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 8.

Phép nhân đa thức (Lý thuyết Toán lớp 8) | Kết nối tri thức

Lý thuyết Phép nhân đa thức

1. Nhân đơn thức với đa thức

•  Muốn nhân hai đơn thức, ta nối hai đơn thức với nhau bởi dấu nhân rồi bỏ dấu ngoặc (nếu có) và thu gọn đơn thức nhận được.

•  Muốn nhân một đơn thức với một đa thức, ta nhân đơn thức với từng hạng tử của đa thức rồi cộng các tích với nhau.

Ví dụ:

+ Nhân hai đơn thức 8x3y2z và 12 xyz2 ta làm như sau:

(8x3y2z).( 12 xyz2) = 8.(12 ).( x3y2z).( xyz2) = – 4x4y3z3.

+ Nhân đơn thức 3xy với đa thức 2x3 – xy2 – 2y + 3 ta làm như sau:

(3xy).( 2x3 – xy2 – 2y + 3) = (3xy)(2x3) + (3xy)( – xy2) + (3xy)( – 2y) + (3xy).3

                                           = 3.2(xy)x3 + 3.( – 1)(xy).(xy2) + 3.( – 2)(xy).y + 3.3.xy

                                           = 6x4y – 3x2y3 – 6xy2 + 9xy.

Chú ý: Tích của một đơn thức với một đa thức cũng là một đa thức.

2. Nhân đa thức với đa thức

Muốn nhân một đa thức với một đa thức, ta nhân mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các kết quả với nhau.

Ví dụ:

+ Nhân đa thức 3x + 2y với đa thức x2 – 4xy + 3y2 ta làm như sau:

(3x + 2y).( x2 – 4xy + 3y2) = 3x.( x2 – 4xy + 3y2) + 2y.( x2 – 4xy + 3y2)

                                           = 3x.x2 + 3x.( – 4xy) + 3x.3y2 + 2y.x2 + 2y.( – 4xy) + 2y.3y2

                                           = 3x3 – 12x2y + 9xy2 + 2x2y – 8xy2 + 6y3

                                           = 3x3 + (– 12x2y + 2x2y) + (9xy2 – 8xy2) + 6y3

                                           = 3x3 – 10x2y + xy2 + 6y3.

Chú ý:

• Tích của hai đa thức cũng là một đa thức.

• Phép nhân đa thức cũng có tính chất tương tự phép nhân các số như:

          A.B = B.A (giao hoán)

          (A.B).C = A.(B.C) (kết hợp)

          A.(B + C) = A.B + A.C (phân phối đối với phép cộng).

• Nếu A, B, C là những đa thức tùy ý thì A.B.C = (A.B).C = A.(B.C).

Chẳng hạn: (x – y).(x3 + 5y – y2).(x + y) = (x – y).(x + y).(x3 + 5y – y2)

                                                                 = (x2 + xy – xy – y2). (x3 + 5y – y2)

                                                                 = (x2 – y2).(x3 + 5y – y2)

                                                                 = x2.(x3 + 5y – y2) – y2.(x3 + 5y – y2)

                                                                 = x5 + 5x2y – x2y2 – x3y2 – 5y3 + y4.

Bài tập Phép nhân đa thức

Bài 1. Nhân hai đơn thức:

a) 2xy2 và – 3x2y;                    

b) 25x4y3 và 10xy;

c) 0,5xyz và 4x3y2z.

Hướng dẫn giải

a) (2xy2).(– 3x2y) = 2.( – 3).(xy2).(x2y) = – 6x3y3                     

b) ( 25x4y3).(10xy) = 25 .10.( x4y3).(xy) =  – 4x5y4

c) (0,5xyz).(4x3y2z) = 0,5.4.(xyz).( x3y2z) = 2x4y3z2.

Bài 2. Tìm tích của đơn thức với đa thức:

a) – x3(5xy – y3 + 2xy2);

b) (x2y2 12 x2y + 56 xy2).12xy.

Hướng dẫn giải

a) – x3(5xy – y3 + 2xy2) = (– x3).5xy + (– x3).( – y3) + (– x3).(2xy2)

                                      = – 5x4y + x3y3 – 2x4y2.

b) (x2y2 12 x2y + 56 xy2).12xy = x2y2.12xy + ( 12x2y).12xy +  56 xy2.12xy

                                                = 12x3y3 – 6x3y2 + 10x2y3.

Bài 3. Làm tính nhân:

a) (x2 – xy + y2)(xy + 2);

b) (x – 2y)(x2 + 2xy + 4y2).

Hướng dẫn giải

a) (x2 – xy + y2)(xy + 2) = (x2 – xy + y2).xy + (x2 – xy + y2).2

                                         = x3y – x2y2 + xy3 + 2x2 – 2xy + 2y2.

b) (x – 2y)(x2 + 2xy + 4y2) = x. (x2 + 2xy + 4y2) + (– 2y) (x2 + 2xy + 4y2)

                                            = x3 + 2x2y + 4xy2 – 2x2y – 4xy2 – 8y3

                                            = x3 + (2x2y – 2x2y) + (4xy2 – 4xy2) – 8y3

                                            = x3 – 8y3.

Bài 4. Chứng minh giá trị của biểu thức sau không phụ thuộc vào giá trị của biến:

(2x + 2022).(1 – x2) + x(2x2 – 2 + 2022x).

Hướng dẫn giải

Ta có: (2x + 2022).(1 – x2) + x(2x2 – 2 + 2022x)

      = 2x.(1 – x2) + 2022.(1 – x2) + 2x3 – 2x + 2022x2

      = 2x – 2x3 + 2022 – 2022x2 + 2x3 – 2x + 2022x2

      = (2x – 2x) + (– 2x3 + 2x3) + (– 2022x2 + 2022x2) + 2022

      = 0 + 0 + 0 + 2022

      = 2022 với mọi giá trị của x.

Vậy giá trị của biểu thức (2x + 2022).(1 – x2) + x(2x2 – 2 + 2022x) không phụ thuộc vào giá trị của biến.

Học tốt Phép nhân đa thức

Các bài học để học tốt Phép nhân đa thức Toán lớp 8 hay khác:

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Toán lớp 8 Kết nối tri thức hay khác: