Vẽ hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân lớp 6 (bài tập + lời giải)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm chuyên đề phương pháp giải bài tập Vẽ hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân lớp 6 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Vẽ hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân.
Vẽ hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân lớp 6 (bài tập + lời giải)
1. Phương pháp giải
Cách vẽ hình chữ nhật:
Chẳng hạn vẽ hình chữ nhật ABCD có một cạnh a cm và một cạnh b cm.
- Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = a cm
- Bước 2: Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại A. Trên đường thẳng đó lấy điểm D sao cho AD = b cm
- Bước 3: Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại B. Trên đường thẳng đó lấy điểm C sao cho BC = b cm
- Bước 4: Nối D với C ta được hình chữ nhật ABCD.
Cách vẽ hình thoi:
Chẳng hạn vẽ hình thoi ABCD có một cạnh a cm.
- Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = a cm.
- Bước 2: Vẽ đường thẳng đi qua B. Lấy điểm C trên đường thẳng đó sao cho BC = a cm
- Bước 3: Vẽ đường thẳng đi qua C và song song với cạnh AB. Vẽ đường thẳng đi qua A và song song với cạnh BC.
- Bước 4: Hai đường thẳng này cắt nhau tại D, ta được hình thoi ABCD.
Cách vẽ hình bình hành:
Chẳng hạn vẽ hình bình hành ABCD có AB = a cm, BC = b cm.
- Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = a cm.
- Bước 2: Vẽ đường thẳng đi qua B. Trên đường thẳng đó lấy điểm C sao cho BC = b cm
- Bước 3: Vẽ đường thẳng đi qua A và song song với BC, đường thẳng qua C và song song với AB. Hai đường thẳng này cắt nhau tại D, ta được hình bình hành ABCD.
Cách gấp, cắt hình thang cân:
- Bước 1: Gấp đôi tờ giấy.
- Bước 2: Vẽ một đoạn thẳng nối hai điểm tùy ý trên hai cạnh đối diện (cạnh không chứa nếp gấp).
- Bước 3: Cắt theo đường vừa vẽ.
- Bước 4: Mở tờ giấy ta được một hình thang cân.
2. Ví dụ minh họa:
Ví dụ 1. Vẽ hình chữ nhật ABDC có AB = 5 cm và BD = 2 cm.
Hướng dẫn giải:
- Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = 5 cm
- Bước 2: Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại A. Trên đường thẳng đó lấy điểm C sao cho AC = 2 cm
- Bước 3: Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại B. Trên đường thẳng đó lấy điểm D sao cho BD = 2 cm
- Bước 4: Nối D với C ta được hình chữ nhật ABDC.
Ví dụ 2. Vẽ hình thoi ABCD có cạnh bằng 4 cm.
Hướng dẫn giải:
- Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = 4 cm
- Bước 2: Vẽ đường thẳng đi qua B. Lấy điểm C trên đường thẳng đó sao cho BC = 4 cm
- Bước 3: Vẽ đường thẳng đi qua C và song song với cạnh AB. Vẽ đường thẳng đi qua A và song song với cạnh BC
- Bước 4: Hai đường thẳng này cắt nhau tại D, ta được hình thoi ABCD.
Ví dụ 3. Vẽ hình bình hành ABCD có cạnh AB = 4 cm, BC = 2 cm.
Hướng dẫn giải:
- Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = 4 cm.
- Bước 2: Vẽ đường thẳng đi qua B. Trên đường thẳng đó lấy điểm C sao cho BC = 2 cm
- Bước 3: Vẽ đường thẳng đi qua A và song song với BC, đường thẳng qua C và song song với AB. Hai đường thẳng này cắt nhau tại D, ta được hình bình hành ABCD.
3. Bài tập tự luyện
Bài 1. Các bước vẽ hình chữ nhật MNOP có MN = 5 cm và NO = 3 cm như sau
- Bước 1: Vẽ đoạn thẳng MN = 5 cm
- Bước 2: Vẽ đường thẳng vuông góc với MN tại N. Trên đường thẳng đó lấy điểm O sao cho NO = 3 cm
- Bước 3: Vẽ đường thẳng vuông góc với MN tại M. Trên đường thẳng đó lấy điểm P sao cho MP = 5 cm
- Bước 4: Nối O với P ta được hình chữ nhật MNOP.
Trong các bước vẽ trên có bao nhiêu bước làm sai
A. 0;
B. 3;
C. 1;
D. 2.
Bài 2. Cho các bước sau
a) Vẽ một đoạn thẳng nối hai điểm tùy ý trên hai cạnh đối diện (cạnh không chứa nếp gấp).
b) Gấp đôi tờ giấy.
c) Cắt theo đường vừa vẽ.
d) Mở tờ giấy ta được một hình thang cân.
Các bước gấp cắt hình thang cân đúng là
A. 1-a, 2-b, 3-c, 4-d;
B. 1-b, 2-a, 3-c, 4-d;
C. 1-a, 2-d, 3-c, 4-b;
D. 1-a, 2-d, 3-b, 4-c.
Bài 3. Sắp xếp các bước vẽ hình thoi MNPQ cạnh 3 cm.
1) Vẽ đường thẳng đi qua P và song song với cạnh MN. Vẽ đường thẳng đi qua M và song song với cạnh NP.
2) Vẽ đoạn thẳng MN = 3 cm.
3) Hai đường thẳng này cắt nhau tại Q, ta được hình thoi MNPQ.
4) Vẽ đường thẳng đi qua N. Lấy điểm P trên đường thẳng đó sao cho NP = 3 cm
A. 2 – 4 – 1 – 3;
B. 2 – 1 – 4 – 3;
C. 3 – 2 – 1 – 4;
D. 4 – 3 – 1 – 2.
Bài 4. Nối cột A với cột B để được các bước vẽ hình bình hành DTHN có cạnh DT = 5 cm và TH = 3 cm
A |
B |
1) Bước 1 |
a) Vẽ đường thẳng đi qua T. Trên đường thẳng đó lấy điểm H sao cho TH = 3 cm |
2) Bước 2 |
b) Vẽ đoạn thẳng DT = 5 cm. |
3) Bước 3 |
c) Vẽ đường thẳng đi qua H và song song với DT, đường thẳng qua D và song song với TH. Hai đường thẳng này cắt nhau tại N, ta được hình bình hành DTHN. |
A. 1-a, 2-b, 3-c;
B. 1-b, 2-a, 3-c;
C. 1-b, 2-c, 3-a;
D. 1-a, 2-c, 3-b.
Bài 5. Gấp và cắt giấy theo thứ tự nào để được hình thang cân?
A. 1-2-3-4;
B. 1-4-2-3;
C. 1-3-2-4;
D. 1-2-4-3.
Bài 6. Vẽ hình theo các bước dưới đây ta được
- Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = 2 cm.
- Bước 2: Vẽ đường thẳng đi qua B. Lấy điểm C trên đường thẳng đó sao cho BC = 2 cm
- Bước 3: Vẽ đường thẳng đi qua C và song song với cạnh AB. Vẽ đường thẳng đi qua A và song song với cạnh BC.
- Bước 4: Hai đường thẳng này cắt nhau tại D.
A. Hình vuông ABCD;
B. Hình chữ nhật ABCD;
C. Hình thoi ABCD;
D. Hình bình hành ABCD.
Bài 7. Khẳng định nào dưới đây đúng?
A. Để vẽ hình chữ nhật HKMN ta làm như sau: Vẽ đoạn thẳng HK. Vẽ đường thẳng đi qua K. Lấy điểm M trên đường thẳng đó sao cho KM = HK. Vẽ đường thẳng đi qua M và song song với cạnh HK. Vẽ đường thẳng đi qua H và song song với cạnh KM. Hai đường thẳng này cắt nhau tại N;
B. Để vẽ hình chữ nhật HKMN ta làm như sau: Vẽ đoạn thẳng HK. Vẽ đường thẳng đường thẳng vuông góc với HK tại K. Lấy điểm M trên đường thẳng đó sao cho KM < HK. Vẽ đường thẳng vuông góc với HK tại H. Lấy điểm N trên đường thẳng đó sao cho HN = KM. Nối M với N.
C. Để vẽ hình chữ nhật HKMN ta làm như sau: Vẽ đoạn thẳng HK. Vẽ đường thẳng đi qua K. Lấy điểm M trên đường thẳng đó sao cho KM < HK. Vẽ đường thẳng đi qua M và song song với cạnh HK. Vẽ đường thẳng đi qua H và song song với cạnh KM. Hai đường thẳng này cắt nhau tại N;
D. Cả A, B và C đều sai.
Bài 8. Cho các bước vẽ hình thoi ABCD có cạnh AB = 6 cm dưới đây
- Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = 6 cm.
- Bước 2: Vẽ đường thẳng đi qua B. Lấy điểm C trên đường thẳng đó sao cho BC = 3 cm
- Bước 3: Vẽ đường thẳng đi qua C và song song với cạnh AB. Vẽ đường thẳng đi qua A và song song với cạnh BC.
- Bước 4: Hai đường thẳng này cắt nhau tại D, ta được hình thoi ABCD.
A. Bước 2;
B. Bước 3;
C. Bước 1;
D. Bước 4.
Bài 9. Cho hình vẽ dưới đây
Để vẽ được hình bình hành ABCD, ta làm như sau
A. Qua A vẽ đường thẳng vuông góc với AB, qua C vẽ đường thẳng vuông góc với BC. Hai đường thẳng cắt nhau tại D ta được hình bình hành ABCD;
B. Qua A vẽ đường thẳng song song với BC, qua C vẽ đường thẳng song song với AB. Hai đường thẳng cắt nhau tại D ta được hình bình hành ABCD;
C. Vẽ đường thẳng qua C. Trên đường thẳng đó lấy D sao cho CD = AB. Nối D với A ta được hình bình hành ABCD;
D. Vẽ đường thẳng qua C. Trên đường thẳng đó lấy D sao cho CD = BC. Nối D với A ta được hình bình hành ABCD.
Bài 10. Cho hình bình hành EBCH dưới đây.
Cách vẽ hình thoi EFGH từ hình vẽ trên là
A. Trên EB lấy điểm F sao cho EF = EH. Qua F vẽ đường thẳng vuông góc với EB. Đường thẳng này cắt HC tại G;
B. Trên EB lấy điểm F sao cho EF = EH. Qua F vẽ đường thẳng song song với EH. Đường thẳng này cắt HC tại G;
C. Trên EB lấy điểm F sao cho BF = EH. Qua F vẽ đường thẳng song song với EH. Đường thẳng này cắt HC tại G;
D. Không vẽ được hình thoi EFGH từ hình vẽ trên.