Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Hóa 10 Bài 1 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết,
thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Hóa 10 Bài 1. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.
Trắc nghiệm Bài 1: Thành phần của nguyên tử - Kết nối tri thức
Câu 1. Trong nguyên tử, khối lượng của hạt nào không đáng kể so với các hạt còn lại?
A. Neutron;
B. Proton và electron;
C. Proton;
D. Electron.
Đáp án đúng là: D
Khối lượng của proton là 1,672.10-27 kg (≈ 1amu),
Khối lượng của eletron là 1,675.10-27 kg (≈ 1 amu),
Khối lượng của electron là 9,109.10-31 kg (≈ 0,00055 amu).
Do khối lượng của electron rất nhỏ, không đáng kể so với khối lượng của proton hay neutron nên khối lượng của nguyên tử tập trung hầu hết ở hạt nhân.
Câu 2. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo bởi:
A. Neutron và electron;
B. Proton và electron;
C. Proton và neutron;
D. Electron.
Đáp án đúng là: C
Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo bởi proton và neutron.
Vỏ nguyên tử được cấu tạo bởi electron.
Câu 3. Trong nguyên tử, hạt nào mang điện?
A. Neutron và electron;
B. Proton và electron;
C. Proton và neutron;
D. Electron.
Đáp án đúng là: B
Trong nguyên tử, hạt proton mang điện tích dương, hạt electron mang điện tích âm, hạt neutron không mang điện tích.
Câu 4. Hạt nào sau đây nằm ở lớp vỏ nguyên tử
A. Hạt neutron;
B. Hạt α;
C. Hạt proton;
D. Hạt electron.
Đáp án đúng là: B
Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo bởi proton và neutron.
Vỏ nguyên tử được cấu tạo bởi electron.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Hạt nhân nguyên tử được tạo bởi proton và neutron;
B. Số proton trong nguyên tử bằng số neutron;
C. Số proton trong hạt nhân bằng số electron của lớp vỏ nguyên tử;
D. Các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân.
Đáp án đúng là: B
Số proton trong nguyên tử bằng số electron.
Số proton trong nguyên tử có thể bằng hoặc khác số neutron.
Câu 6. Một nguyên tử có 40 proton. Số electron của nguyên tử đó là?
A. 40;
B. 41;
C. 42;
D. 43.
Đáp án đúng là: A
Số proton = số electron = 40.
Câu 7. Khối lượng của proton gấp khoảng bao nhiêu lần khối lượng của electron?
(biết khối lượng của proton là 1,673.10-27 kg, khối lượng của electron là 9,109.10-31 kg)
A. 1836 lần;
B. 1368 lần;
C. 1638 lần;
D. 1386 lần.
Đáp án đúng là: A
Khối lượng của proton gấp khối lượng của electron khoảng 1836 lần.
Câu 8. Đơn vị của khối lượng nguyên tử là?
A. gam;
B. kilogam;
C. lít;
D. amu.
Đáp án đúng là: D
Khối lượng nguyên tử có đơn vị là amu (atomic mass unit).
Câu 9. Đường kính của nguyên tử lớn hơn đường kính của hạt nhân khoảng bao nhiêu lần?
A. 100 lần;
B. 1 000 lần;
C. 10 000 lần;
D. 100 000 lần.
Đáp án đúng là: C
Nếu coi nguyên tử như một khối cầu thì đường kính của nguyên tử là 10-10 m. Hạt nhân nguyên tử có đường kính khoảng 10-2 pm (= 10-14 m).
Đường kính của nguyên tử lớn hơn đường kính của hạt nhân khoảng 10000 lần.
Câu 10. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các nguyên tử có số electron khác nhau thì có kích thước khác nhau;
B. Trong nguyên tử, số proton bằng số neutron nên nguyên tử trung hòa về điện;
C. Khối lượng của nguyên tử tập trung hầu hết ở vỏ nguyên tử;
D. Hạt nhân có kích thước lớn hơn kích thước nguyên tử.
Đáp án đúng là: A
B sai vì trong nguyên tử, số proton bằng số electron nên nguyên tử trung hòa về điện.
C sai vì khối lượng của nguyên tử tập trung hầu hết ở hạt nhân.
D sai vì hạt nhân có kích thước nhỏ hơn nhiều so với kích thước nguyên tử.
Câu 11. Một nguyên tử X có 19 proton trong hạt nhân. Khối lượng của proton trong hạt nhân nguyên tử X là?
A. 31,768.10-24 g;
B. 31,768.10-26 kg;
C. 31,768.10-27 g;
D. 31,768.10-24 kg.
Đáp án đúng là: A
Khối lượng của 1 proton là 1,673.10-27 kg mà X có 19 proton trong hạt nhân.
⇒ Khối lượng của proton trong hạt nhân nguyên tử X là:
19.1,673.10-27 = 3,1768.10-26 kg = 3,1768.10-23 g
Câu 12. Một nguyên tử sulfur có khối lượng là 53,152.10-24 gam. Khối lượng nguyên tử sulfur tính theo đơn vị amu là? (biết 1 amu = 1,661×10-24 gam)
A. 12 amu;
B. 24 amu;
C. 32 amu;
D. 48 amu.
Đáp án đúng là: C
Khối lượng nguyên tử sulfur tính theo đơn vị amu là:
Câu 13. Cho nguyên tử aluminium có 13 proton trong hạt nhân. Câu nào sau đây không đúng?
A. Aluminium có 13 electron ở lớp vỏ nguyên tử;
B. Aluminium có điện tích hạt nhân là +13;
C. Aluminium có số đơn vị điện tích hạt nhân là 13;
D. Aluminium có 13 neutron trong hạt nhân.
Đáp án đúng là: D
Nguyên tử aluminium có 13p và 13e, điện tích hạt nhân của aluminium là +13, số đơn vị điện tích hạt nhân là 13.
Câu 14. Hạt nhân nguyên tử X có chứa 13 proton và 14 neutron. Số khối của hạt nhân nguyên tử X là?
A. 13;
B. 14;
C. 27;
D. 25.
Đáp án đúng là: C
Số khối của hạt nhân nguyên tử X là: A = Z + N = 13 + 14 = 27
Câu 15. Nguyên tử X có chứa 29 electron và 35 neutron. Nguyên tử X là?
A. Copper (Cu);
B. Aluminium (Al);
C. Iron (Fe);
D. Calcium (Ca).
Đáp án đúng là: A
Trong nguyên tử X, số proton = số electron = 29. ⇒ Z = 29
Số khối của hạt nhân nguyên tử X là: A = Z + N = 29 + 35 = 64.
⇒ Nguyên tử X là Copper (Cu).
Trắc nghiệm Bài 1: Nhập môn Hóa học - Chân trời sáng tạo
Câu 1. Trong các chất: nhôm (aluminium), nitơ (nitrogen), oxi (oxygen), nước. Hợp chất là
A. nhôm (aluminium)
B. nitơ (nitrogen)
C. oxi (oxygen)
D. nước
Đáp án đúng là: D
Hợp chất là những chất được cấu tạo từ 2 nguyên tố hóa học trở lên.
Nhôm (aluminium) có công thức phân tử là Al ⇒ chỉ được cấu tạo từ nguyên tố Al.
Nitơ (nitrogen) có công thức phân tử là N2 ⇒ chỉ được cấu tạo từ nguyên tố N.
Oxi (oxygen) có công thức phân tử là O2 ⇒ chỉ được cấu tạo từ nguyên tố O.
Nước có công thức phân tử là H2O ⇒ được cấu tạo từ 2 nguyên tố H và O.
Vậy hợp chất là nước.
Câu 2. Cho các quá trình biến đổi sau:
(1) Nước sôi bay hơi.
(2) Nhúng đinh sắt vào dung dịch acid chloride thấy sủi bọt khí, đinh sắt tan dần.
Khẳng định đúng là
A. (1) là quá trình biến đổi vật lí, (2) là quá trình biến đổi hóa học
B. (1) là quá trình biến đổi hóa học, (2) là quá trình biến đổi vật lí
C. Cả (1) và (2) đều là quá trình biến đổi hóa học
D. Cả (1) và (2) đều là quá trình biến đổi vật lí
Đáp án đúng là: A
Biến đổi vật lí là quá trình biến đổi về các đặc tính vật lí của nó như hình dạng, trạng thái (rắn, lỏng khí) nhưng vẫn giữ nguyên chất ban đầu.
Biến đổi hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác.
(1) Nước sôi bay hơi. ⇒ nước từ trạng thái lỏng sang trạng thái khí (hơi) ⇒ quá trình biến đổi vật lí.
(2) Nhúng đinh sắt vào dung dịch acid chloride thấy sủi bọt khí (chất mới tạo thành), đinh sắt tan dần.
Phản ứng: Fe + 2HCl ⟶ FeCl2 + H2↑
⇒ Quá trình biến đổi hóa học.
Câu 3. Hóa học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực
A. khoa học hình thức
B. khoa học xã hội
C. khoa học tự nhiên
D. khoa học ứng dụng
Đáp án đúng là: C
Hóa học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên.
Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phải đối tượng nghiên cứu của hóa học?
A. Thành phần, cấu trúc của chất
B. Tính chất và sự biến đổi của chất
C. Ứng dụng của chất
D. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào
Đáp án đúng là: D
Hóa học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của chất cũng như ứng dụng của chúng.
Sự lớn lên và sinh sản của tế bào thuộc đối tượng nghiên cứu của sinh học.
Câu 5. Hóa học có vai trò quan trọng trong
A. đời sống
B. sản xuất
C. nghiên cứu khoa học
D. Cả A, B và C
Đáp án đúng là: D
Hóa học có vai trò quan trọng trong đời sống, sản xuất và nghiên cứu khoa học.
Câu 6. Phương pháp học tập hóa học nhằm phát triển năng lực hóa học bao gồm bao nhiêu phương pháp?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Đáp án đúng là: C
Phương pháp học tập hóa học nhằm phát triển năng lực hóa học bao gồm 4 phương pháp:
(1) Phương pháp tìm hiểu lí thuyết.
(2) Phương pháp học tập thông qua thực hành thí nghiệm.
(3) Phương pháp luyện tập, ôn tập.
(4) Phương pháp học tập trải nghiệm.
Câu 7. Phương pháp nào dưới đây không phải là phương pháp học tập hóa học nhằm phát triển năng lực hóa học?
A. Phương pháp giao tiếp
B. Phương pháp tìm hiểu lí thuyết
C. Phương pháp học tập thông qua thực hành thí nghiệm
D. Phương pháp học tập trải nghiệm
Đáp án đúng là: A
Phương pháp học tập hóa học nhằm phát triển năng lực hóa học bao gồm:
(1) Phương pháp tìm hiểu lí thuyết.
(2) Phương pháp học tập thông qua thực hành thí nghiệm.
(3) Phương pháp luyện tập, ôn tập.
(4) Phương pháp học tập trải nghiệm.
Vậy phương pháp giao tiếp không phải là phương pháp học tập hóa học nhằm phát triển năng lực hóa học.
Câu 8. Hoạt động trong hình vẽ dưới đây tương ứng với phương pháp học tập hóa học nào?
A. Phương pháp tìm hiểu lí thuyết.
B. Phương pháp học tập thông qua thực hành thí nghiệm.
C. Phương pháp luyện tập, ôn tập.
D. Phương pháp học tập trải nghiệm.
Đáp án đúng là: D
Hình ảnh trên là hoạt động thí nghiệm hóa học. ⇒ Phương pháp học tập thông qua thực hành thí nghiệm.
Câu 9. Phương pháp nào dưới đây là phương pháp nghiên cứu hóa học?
A. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
B. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
C. Phương pháp nghiên cứu ứng dụng
D. Cả A, B và C
Đáp án đúng là: D
Phương pháp nghiên cứu hóa học bao gồm: nghiên cứu lí thuyết, nghiên cứu thực nghiệm, nghiên cứu ứng dụng.
Câu 10. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết là
A. sử dụng những định luật, nguyên lí, quy tắc, cơ chế, mô hình, … cũng như các kết quả nghiên cứu đã có để tiếp tục làm rõ những vấn đề của lí thuyết hóa học
B. nghiên cứu những vấn đề dựa trên kết quả thí nghiệm, khảo sát, thu thập số liệu, phân tích, định lượng…
C. giải quyết các vấn đề hóa học được ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau
D. Cả A, B và C đều sai
Đáp án đúng là: A
Phương pháp nghiên cứu lí thuyết là sử dụng những định luật, nguyên lí, quy tắc, cơ chế, mô hình, … cũng như các kết quả nghiên cứu đã có để tiếp tục làm rõ những vấn đề của lí thuyết hóa học.
Câu 11. Việc nghiên cứu những vấn đề dựa trên kết quả thí nghiệm, khảo sát, thu thập số liệu, phân tích, định lượng… là nội dung của phương pháp
A. nghiên cứu lí thuyết
B. nghiên cứu ứng dụng
C. nghiên cứu thực nghiệm
D. học tập trải nghiệm
Đáp án đúng là: C
Việc nghiên cứu những vấn đề dựa trên kết quả thí nghiệm, khảo sát, thu thập số liệu, phân tích, định lượng… là nội dung của phương pháp nghiên cứu thực nghiệm.
Câu 12. Các bước nghiên cứu hóa học được thực hiện theo thứ tự là
A. Xác định vấn đề nghiên cứu; nêu giả thuyết khoa học; thực hiện nghiên cứu; viết báo cáo: thảo luận kết quả và kết luận vấn đề.
B. Nêu giả thuyết khoa học; xác định vấn đề nghiên cứu; thực hiện nghiên cứu; viết báo cáo: thảo luận kết quả và kết luận vấn đề.
C. Xác định vấn đề nghiên cứu; nêu giả thuyết khoa học; viết báo cáo: thảo luận kết quả và kết luận vấn đề; thực hiện nghiên cứu.
D. Nêu giả thuyết khoa học; xác định vấn đề nghiên cứu; viết báo cáo: thảo luận kết quả và kết luận vấn đề; thực hiện nghiên cứu.
Đáp án đúng là: A
Các bước nghiên cứu hóa học được thực hiện theo thứ tự là:
Xác định vấn đề nghiên cứu; nêu giả thuyết khoa học; thực hiện nghiên cứu (lí thuyết, thực nghiệm, ứng dụng); viết báo cáo: thảo luận kết quả và kết luận vấn đề.
Câu 13. Một trong các bước thực hiện trong đề tài nghiên cứu thành phần hóa học và bước đầu ứng dụng tinh dầu tràm trà trong sản xuất nước súc miệng được thể hiện trong hình dưới đây:
Bước thực hiện trong hình trên ứng với bước nào trong phương pháp nghiên cứu?
A. Xác định vấn đề nghiên cứu
B. Nêu giả thuyết khoa học
C. Thực hiện nghiên cứu
D. Viết báo cáo: thảo luận kết quả và kết luận vấn đề
Đáp án đúng là: C
Bước thực hiện trong hình trên ứng với bước thực hiện nghiên cứu.
Câu 14. Hình ảnh dưới đây là hoạt động học sinh khối 11 tham quan thực tế tại nhà máy sản xuất phân bón.
Hoạt động trên tương ứng với phương pháp học tập hóa học nào?
A. Phương pháp tìm hiểu lí thuyết.
B. Phương pháp học tập thông qua thực hành thí nghiệm.
C. Phương pháp luyện tập, ôn tập.
D. Phương pháp học tập trải nghiệm.
Đáp án đúng là: D
Hoạt động học sinh khối 11 tham quan thực tế tại nhà máy sản xuất phân bón là hoạt động tương ứng với phương pháp học tập trải nghiệm.
Câu 15. Theo truyền thống, hóa học được chia thành bao nhiêu chuyên ngành chính?
A. 2
B. 4
C. 3
D. 5
Đáp án đúng là: D
Theo truyền thống, hóa học được chia thành 5 chuyên ngành chính, bao gồm: hóa lí thuyết và hóa lí, hóa vô cơ, hóa hữu cơ, hóa phân tích, hóa sinh.
Trắc nghiệm Bài 1: Nhập môn Hóa học - Cánh diều
Câu 1. Đối tượng nghiên cứu của hóa học là
A. sự phát triển của thực vật và thực vật.
B. khí quyển và sự biến đổi khí hậu.
C. sự phát triển của loài người.
D. chất và sự biến đổi của chất.
Đáp án đúng là: D
Đối tượng nghiên cứu của hóa học là chất và sự biến đổi của chất.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Cấu tạo của chất chỉ quyết định đến tính chất vật lí của chất.
B. Cấu tạo của chất chỉ quyết định đến tính chất hóa học của chất.
C. Cấu tạo của chất quyết định đến tính chất vật lí và tính chất hóa học của chất.
D. Cấu tạo của chất chỉ quyết định tính tan của chất.
Đáp án đúng là: C
Cấu tạo quyết định đến tính chất vật lí và tính chất hóa học của chất, nên những hiểu biết về cấu tạo hóa học là đặc biệt quan trọng, góp phần dự đoán và giải thích tính chất của các chất.
Câu 3. Cho các nội dung sau:
(1) Nắm vững nội dung chính của các vấn đề hóa học.
(2) Tìm hiểu tự nhiên thông qua các hoạt động khám phá trong môn hóa học.
(3) Liên hệ, gắn kết những nội dung kiến thức đã học với thực tiễn.
Để học tốt môn hóa học, cần áp dụng nội dung nào ở trên?
A. (1), (2).
B. (1).
C. (3).
D. (1), (2), (3).
Đáp án đúng là: D
Để học tốt môn hóa học, cần:
(1) Nắm vững nội dung chính của các vấn đề hóa học.
(2) Tìm hiểu tự nhiên thông qua các hoạt động khám phá trong môn hóa học.
(3) Liên hệ, gắn kết những nội dung kiến thức đã học với thực tiễn.
Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của hóa học trong đời sống?
A. Hóa học giúp chúng ta tìm và sản xuất được những loại thuốc có hiệu quả điều trị cao hơn, ít độc tính hơn cũng như rẻ tiền hơn.
B. Hóa học giúp nghiên cứu và tìm ra giống cây trồng tốt.
C. Trong lĩnh vựa mĩ phẩm, hóa học giúp chúng ta biết cách lựa chọn hoặc tạo ra những chất có màu sắc đẹp và an toàn, có mùi hương thích hợp và tồn tại lâu hơn.
D. Hóa học cũng đóng vai trò quan trọng trong ngành thực phẩm và chất tẩy rửa.
Đáp án đúng là: B
Trong đời sống, hóa học có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu và sử dụng ở các lĩnh vực: thuốc chữa bệnh, thực phẩm, mĩ phẩm, chất tẩy rửa.
Câu 5. Chất nào sau đây thường được sử dụng để điều trị nhiều bệnh ung thư?
A. Cisplatin [Pt(NH3)2Cl2].
B. Sodium bicarbonate (NaHCO3).
C. Hydrochloric acid (HCl).
D. Sodium hydrogen sulfite (NaHSO3).
Đáp án đúng là: A
Cisplatin [Pt(NH3)2Cl2] thường được sử dụng để điều trị nhiều bệnh ung thư như: ung thư tinh hoàn, ung thư buồng trứng, ung thử cổ tử cung, ung thư vú, ung thư bàng quang, ung thư đầu cổ, ung thư thực quản, ung thư phổi, u trung biểu mô, u não, …
Câu 6. Chất nào sau đây được coi là nhiên liệu của tương lai?
A. Chlorine (Cl2).
B. Hydrogen (H2).
C. Nitrogen (N2).
D. Oxygen (O2).
Đáp án đúng là: B
Hydrogen (H2) được coi là nhiên liệu của tương lai. Đó là do: Hydrogen (H2) có ưu điểm là nguồn nhiên liệu có thể tái sinh, thân thiện với môi trường, đặc biệt không phát thải ra khí gây hiệu ứng nhà kính…, hydrogen (H2) đang quan tâm nghiên cứu - phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới như một nguồn năng lượng thế hệ mới, phục vụ nhu cầu năng lượng sạch của con người.
Câu 7. Hiểu biết hóa học về vấn đề nào dưới đây giúp chúng ta lựa chọn được nhiên liệu phù hợp với từng quá trình sản xuất và đặc biệt là xu hướng sử dụng nhiên liệu sạch, nhiên liệu tái tạo trong tương lai?
A. Hóa chất.
B. Mĩ phẩm.
C. Môi trường.
D. Năng lượng.
Đáp án đúng là: D
Hóa học về năng lượng; Có rất nhiều phản ứng hóa học khi xảy ra sẽ kèm theo sự giải phóng năng lượng. Ví dụ như quá trình đốt cháy nhiên liệu như xăng, dầu, than củi, … Nhiên liệu cần thiết cho tất cả các quá trình sản xuất, các nhà máy nhiệt điện, ô tô, máy bay, tên lửa, … Hiểu biết về hóa học giúp chúng ta lựa chọn được nhiên liệu phù hợp với từng quá trình sản xuất và đặc biệt là xu hướng sử dụng nhiên liệu sạch, nhiên liệu tái tạo trong tương lai.
Câu 8. Tantalum carbide (TaC) và hafnium carbide (HfC) là những vật liệu có thể chịu được nhiệt độ tới 4000oC. Chúng là các vật liệu tiềm năng cho
A. sản xuất đồ gia dụng.
B. phần vỏ chịu nhiệt của những con tàu vũ trụ.
C. phần vỏ của các loại bóng đèn.
D. sản xuất băng dính chịu nhiệt.
Đáp án đúng là: B
Tantalum carbide (TaC) và hafnium carbide (HfC) là những vật liệu có thể chịu được nhiệt độ tới 4000oC. Chúng là các vật liệu tiềm năng cho phần vỏ chịu nhiệt của những con tàu vũ trụ …
Câu 9. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về kim cương, than chì và than đá?
A. Đều tạo nên từ những nguyên tử carbon.
B. Có cấu tạo khác nhau.
C. Tính chất vật lí giống nhau nhưng một số tính chất hóa học khác nhau.
D. Một số tính chất vật lí và tính chất hóa học khác khau.
Đáp án đúng là: C
Do có cấu tạo khác nhau mà kim cương, than chì và than đá dù đều nên từ những nguyên tử carbon nhưng lại có một số tính chất vật lí và tính chất hóa học khác khau.
Câu 10. Khí thải chứa SO2, SO3, NO2, … cũng như nước thải chứa ion kim loại nặng như Fe3+, Cu2+, … ở một số nhà máy thường được xử lí bằng cách cho qua
A. NaOH.
B. Ca(OH)2.
C. NaCl.
D. K2SO4.
Đáp án đúng là: B
Khí thải chứa SO2, SO3, NO2, … cũng như nước thải chứa ion kim loại nặng như Fe3+, Cu2+, … ở một số nhà máy thường được xử lí bằng cách cho qua sữa vôi Ca(OH)2. Đó là do Ca(OH)2 có khả năng giữ lại các khí thải hay ion kim loại nặng này; đồng thời Ca(OH)2 cũng là một nguyên liệu khá rẻ tiền nhưng có nhiều tác dụng và hiệu quả cao, sử dụng phổ biến trong đời sống nên sẽ đem lại lợi ích về mặt kinh tế.
Lưu trữ: trắc nghiệm Hóa 10 Bài 1: Thành phần nguyên tử(sách cũ)
Câu 1: Nguyên tử X có 26 proton trong hạt nhân.
Cho các phát biểu sau về X:
X có 26 nơtron trong hạt nhân.
X có 26 electron ở vỏ nguyên tử.
X có điện tích hạt nhân là 26+.
Khối lượng nguyên tử X là 26u.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Đáp án: B
Phát biểu 2 và 3 đúng.
Câu 2: Nguyên tử vàng có 79 electron ở vỏ nguyên tử. Điện tích hạt nhân của nguyên tử vàng là
A. +79. B. -79. C. -1,26.10-17 C. D. +1,26.10-17 C.
Đáp án: D
Điện tích hạt nhân là +1,26.10-17 C, hoặc kí hiệu là 79+.
Câu 3: Một nguyên tử có 12 proton và 12 nơtron trong hạt nhân. Điện tích của ion tạo thành khi nguyên tử này bị mất 2 electron là
A. 2+. B. 12+. C. 24+. D. 10+.
Đáp án: A
Câu 4: Nguyên tử natri có 11 electron ở vỏ nguyên tử và 12 nơtron trong hạt nhân. Tỉ số khối lượng giữa hạt nhân và nguyên tử natri là
A. ≈ 1,0. B. ≈ 2,1. C. ≈ 0,92. D. ≈ 1,1.
Đáp án: A
Nguyên tử Na có 11 electron ở lớp vỏ nguyên tử, 11 proton và 12 nowtron trong hạt nhân.
Vì me ≈ 9,1. 10-31 kg và mn ≈ mp ≈ 1,67.10-27 kg.
me << mn và mp.
Như vậy, coi như khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân.
Câu 5: Tưởng tượng ta có thể phóng đại hạt nhân thành một quả bóng bàn có đường kính 4 cm thì đường kính của nguyên tử là bao nhiêu? Biết rằng đường kính của nguyên tử lớn hơn đường kính của hạt nhân khoảng 104 lần.
A. 4m. B. 40 m. C. 400 m. D. 4000 m.
Đáp án: C
Nếu đường kính hạt nhân là 4cm thì đường kính nguyên tử khoảng:
4.104 cm = 400 m
Câu 6: Một nguyên tử chỉ có 1 electron ở vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử có khối lượng là 5,01.10-24 gam. Số hạt proton và hạt nowtron trong hạt nhân nguyên tử này lần lượt là
A. 1 và 0. B. 1 và 2.
C. 1 và 3. D. 3 và 0.
Đáp án: B
Tổng số hạt n và p trong hạt nhân nguyên tử này là:
Nguyên tử có 1 electron ở lớp vỏ nguyên tử nên sẽ có 1 proton trong hạt nhân. Suy ra số hạt nowtron trong hạt nhân là 2.
Câu 7: Cho biết nguyên tử crom có khối lượng 52u, bán kính nguyên tử này bằng 1,28 Å.
a) Khối lượng riêng của nguyên tử crom là
A. 2,47 g/cm3.
B. 9,89 g/cm3.
C. 5,20 g/cm3.
D. 5,92 g/cm3.
b) Coi khối lượng của nguyên tử tập trung trong hạt nhân. Khối lượng riêng của hạt nhân nguyên tử crom là
A. 2,31.1011 kg/cm3.
B. 1,38.1014 kg/cm3.
C. 2,89.1010 kg/cm3.
D. 2,31.1013 kg/cm3.
Đáp án: a/ B; b/ D
Coi nguyên tử crom là hình cầu, thể tích nguyên tử là
V=(4/3) πr3 = 8,78. 10-24 (cm3)
Vậy khối lượng riêng của nguyên tử là
D = m/V = (52.1,67.10-24)/(8,78. 10-24 ) = 9,89 (g/cm3)
Thực tế coi nguyên tử là một quả cầu rỗng, khối lượng tập trung ở hạt nhân.
Thể tích hạt nhân là : V = 4/3 πr3= 3,76.10-39 (cm3)
Vậy khối lượng riêng của hạt nhân là :
D = m/V = (52.1,67.10-27)/(3,76.10-39 ) = 2,31.10-13 (kg/cm3)
Câu 8: Bắn một chùm tia αđâm xuyên qua một mảnh kim loại. hỏi khi một hạt nhân bị bắn phá, có khoảng bao nhiêu hạt α đã đi xuyên qua nguyên tử? biết rằng đường kính nguyên tử lớn hơn đường kính của hạt nhân khoảng 104 lần.
A. 106. B. 107. C. 108. D. 109.
Đáp án: C
Khi bắn một chùm tia α qua 1 nguyên tử : các tia sẽ đi qua tiết diện ngang của nguyên tử và hạt nhân.
Tỉ lệ giữa tiết diện ngang của nguyên tử và hạt nhân là : (πd2)/(πd'2 )
Trong đó: d là đường kính của nguyên tử và d’ là đường kính hạt nhân. Tỉ lệ này bằng (104)2 = 108.
Vậy: khi có 1 tia α gặp hạt nhân thì có 108 hạt α đã đi xuyên qua nguyên tử.
Câu 9: Trong nguyên tử, loại hạt nào có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại ?
A. proton. B. nơtron.
C. electron. D. nơtron và electron
Đáp án: C
Câu 10: Một nguyên tử (X) có 13 proton trong hạt nhân. Khối lượng của proton trong hạt nhân nguyên tử X là:
A. 78,26.1023 gam. B. 21,71.10-24 gam.
C. 27 đvC. D. 27 gam
Đáp án: C
mp = 13.1,6726.10-24 = 21,71.10-24 g
Câu 11: Tổng số nguyên tử trong 0,01 mol phân tử NH4NO3 là
A. 5,418.1021 B. 5,4198.1022
C. 6,023.1022 D. 4,125.1021
Đáp án: B
Số nguyên tử của phân tử NH4NO3 = 0,01.6,022.1022.(1 + 4 + 1 + 3) = 5,4198.1022
Câu 12: Kim loại crom có cấu trúc tinh thể, với phần rỗng chiếm 32%. Khối lượng riêng của crom là d = 7,19 g/cm3. Bán kính nguyên tử của crom là: (cho biết Cr: 52g/mol).