Top 50 bài tập luyện tập: Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng (có đáp án)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm 50 bài tập luyện tập: Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng hóa học 12 mới nhất được biên soạn bám sát chương trình hóa học 12 giúp các bạn học tốt môn Hóa học hơn.
Bài tập luyện tập: Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng (có đáp án)
Câu 1:
Để bảo quản kim loại kiềm, có thể thực hiện cách nào?
A. Ngâm trong ancol nguyên chất
B. Ngâm trong dầu hỏa
C. Để trong lọ thủy tinh có không khí rồi đậy kín nắp
D. Để ngoài không khí
Câu 2:
Cho hỗn hợp chứa BaO và K hòa tan hòa tan vào lượng nước dư, thu được sản phẩm gồm:
A. KOH
B. Ba(OH)2
C. KOH, Ba(OH)2
D. KOH, Ba(OH)2, H2
Câu 3:
Trong dung dịch A có chứa các cation: K+,Ag+, Fe2+, Ba2+. Nếu trong dung dịch A chỉ chứa một loại anion, thì anion đó là:
A. Cl-
B. NO3-
C. SO42-
D. CO32-
Câu 5:
Nước cứng là:
A. Nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+
B. Nước chứa ít ion Ca2+ và Mg2+
C. Nước không chứa ion Ca2+ và Mg2+
D. B và C đúng
Câu 6:
Chất nào sau đây có thể loại trừ được tính cứng toàn phần của nước
A. Ca(OH)2
B. Na2CO3
C. HCl
D. CO2
Câu 7:
Dãy kim loại nào sau đây đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường
A. K,Na, Fe
B. K, Na, Ca
C. K, Na, Mg
D. Na, Ca, Zn
Câu 8:
Dung dịch NaOH không tác dụng với muối nào sau đây:
A. NaHCO3
B. CuSO4
C. FeCl3
D. K2CO3
Câu 9:
Cho 2,4 gam hỗn hợp kim loại Na, Ba vào nước thu được 500ml dung dịch X có pH=13. Cô cạn dung dịch X thu được m gam rắn khan. Giá trị m là:
A. 3,25
B. 2,45
C. 3,2
D. 6,5
Câu 10:
Nước cứng không gây tác dụng nào ?
A. Làm giảm khả năng tẩy rửa của xà phòng, làm cho quần áo mau mục nát
B. Gây ngộ độc khi uống
C. Làm giảm mùi vị của thực phẩm
D. Làm tắc các đường ống nước nóng
Câu 11:
Cho hỗn hợp X gồm 2 kim loại thuộc nhóm IIA, ở hai chu kì liên tiếp nhau. Cho 8,4 gam X tan hòan toàn trong dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít khí H2( đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng muối khan là:
A. 26,15 gam
B. 17,275 gam
C. 8,9 gam
D. 43,9 gam
Câu 12:
Cho hỗn hợp 2 kim loại kiềm hòa tan hết vào nước thu được dung dịch X và 13,44 lít khí H2(đktc). Thể tích dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,5M và HCl 1M cần để trung hòa hết dung dịch X là:
A. 120 ml
B. 300 ml
C. 450 ml
D. 600 ml
Câu 13:
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp kim loại kiềm và một kim loại kiềm thổ vào nước thu được 3,36 lít khí (đktc) và dung dịch X. Thể tích dung dịch HCl 2M tối thiểu cần để trung hòa dung dịch X là:
A. 15ml
B. 150ml
C. 300ml
D. 30ml
Câu 14:
Nhiệt phân m gam hỗn hợp X gồm CaCO3 và Na2CO3 thu được 17,4 gam chất rắn và 3,36 lít khí (đktc). Phần trăm khối lượng của CaCO3 trong X là:
A. 6,25%
B. 8,62%
C. 50,2%
D. 62,5%
Câu 15:
Đem 22,4 lít khí CO2 (đktc) sục từ từ vào 5 lít dung dịch Ca(OH)2 0,15M. Kết thúc phản ứng thu được số gam kết tủa là:
A. 75 gam
B. 100 gam
C. 50 gam
D. 81 gam
Câu 1:
Cation M+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3s23p6. M+ là cation nào sau đây?
A. Ag+
B. Cu+
C. Na+
D. K+
Câu 2:
Trong các ứng dụng sau, ứng dụng nào là của nguyên tố Cs:
A. Làm dây dẫn điện
B. Dùng làm vỏ máy bay do Cs rất nhẹ
C. Dùng làm tế bào quang điện
D. Dùng sản xuất đồ trang sức
Câu 3:
Kim loại Natri được bảo quản trong bình đựng?
A. Rượu nguyên chất
B. Nước
C. Dầu hỏa
D. Bình không đựng gì nhưng có nắp kín
Câu 4:
Cho miếng kim loại Na vào dung dịch muối sunfat của kim loại X. Sau phản ứng thấy sủi bọt khí không màu, có kết tủa màu xanh. X có thể là?
A. Al
B. Cu
C. Fe
D. Ca
Câu 6:
Khi cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Y khuấy đều sau một thời gian thì thấy có bọt khí xuất hiện. Vậy Y có thể là?
A. NaOH
B. CuCl2
C. NaHCO3
D. K2CO3
Câu 7:
Hợp chất nào của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương ?
A. Đá vôi (CaCO3)
B. Vôi sống (CaO)
C. Thạch cao nung (CaSO4.H2O)
D. Thạch cao sống (CaSO4.2H2O)
Câu 8:
CaCO3.MgCO3 là thành phần chính của quặng?
A. Boxit
B. Đôlomit
C. Magierit
D. Hematit
Câu 10:
Cho dãy các chất: NaOH, Ca(NO3)2, SO2 ,Ca(HCO3)2, NaHSO4, Na2SO3. Số chất trong dãy tạo thành kết tủa khi phản ứng với dung dịch BaCl2 là
A. 1
B. 6
C. 3
D. 2
Câu 11:
Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion
A. HCO3-, Cl-
B. Na+, K+
C. SO42-, Cl-
D. Ca2+, Mg2+
Câu 12:
Một dung dịch chứa ion: Ca2+, Mg2+, Cl-, SO42-. Dung dịch đó thuộc loại?
A. Nước cứng toàn phần
B. Nước cứng vĩnh cửu
C. Nước cứng tạm thời
D. Nước mềm
Câu 13:
Nước cứng toàn phần là nước chứa?
A. Mg2+, Ca2+, HCO3-
B. Mg2+, Ca2+, Cl-
C. Na+, K+, Cl-, SO42-
D. Mg2+, Ca2+, Cl-, SO42-, HCO3-
Câu 14:
Dựa vào nguyên tắc nào sau đây để làm mềm nước cứng ?
A. Loại bỏ ion HCO3-
B. Giảm nồng độ ion Ca2+ và ion Mg2+
C. Giảm nồng độ ion Cl-, SO42-
D. Nguyên tắc khác
Câu 15:
Cho 10 gam một kim loại kiềm thổ M tác dụng hết với nước thoát ra 5,6 lít khí (đktc). Kim loại kiềm thổ đó là
A. Ba
B. Mg
C. Ca
D. Sr
Câu 1:
Trong các trường hợp sau, trường hợp không xảy ra phản ứng với NaHCO3
A. Cho vào dung dịch NaOH
B. Sục khí CO2 vào
C. Đun nóng
D. Tác dụng HCl
Câu 2:
NaCl có lẫn tạp chất Na2CO3. Cách nào sau đây có thể dùng để thu được NaCl tinh khiết ?
A. Cho hỗn hợp đó vào dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn dung dịch
B. Nung hỗn hợp ở nhiệt độ cao
C. Cho hỗn hợp tác dụng với BaCl2
D. Cả A và C đều đúng
Câu 3:
Thành phần chính của loại quặng nào sau đây chứa hợp chất của nguyên tố canxi, magie?
A. Manhetit
B. Boxit
C. Xinvinit
D. Đôlomit
Câu 4:
Cho các dung dịch sau: NaOH, NaHSO4, K2CO3, Ca(HCO3)2. Đổ lần lượt các dung dịch vào nhau. Số phản ứng xảy ra là
A. 8
B. 6
C. 4
D. 5
Câu 5:
Cho các cặp chất sau: Mg(HCO3)2 và Ca(OH)2, Ca(OH)2 và NaHCO3,Ca(OH)2 và NH4Cl, CaCl2 và NaHCO3 Số cặp chất xảy ra phản ứng ở điều kiện thường là?
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
Câu 6:
Chỉ dùng thêm thuốc thử nào dưới đây có thể nhận biết được 3 lọ mất nhãn chứa các dung dịch: H2SO4, BaCl2, NaCl ?
A. Quỳ tím
B. Na2CO3
C. NaOH
D. A và B đều được
Câu 7:
Đun nóng đến khối lượng không đổi hỗn hợp X gồm NaOH, Ca(NO3)2, BaCO3 thu được hỗn hợp chất rắn Y. Thành phần của hỗn hợp Y là
A. Na2O, BaO
B. NaOH, Ca(NO3)2, BaO
C. Ca(NO2)2, Na2O, BaO
D. NaOH, Ca(NO2)2, BaO
Câu 8:
Cho dd Ba(OH)2 lần lượt tác dụng với các dd sau: CaCl2, Ca(NO3)2, Ba(HSO4)2 , NaHSO4, Ca(HCO3)2, H2SO4, HCl. Số phản ứng tạo ra kết tủa là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 9:
Đốt môi sắt chứa kim loại M cháy ngoài không khí rồi đưa vào bình đựng khí CO2 như hình vẽ, thấy kim loại M vẫn tiếp tục cháy trong bình đựng CO2
Kim loại M là:
A. Cu
B. Fe
C. Ag
D. Mg
Câu 11:
Phương pháp nào sau đây không sử dụng để làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu?
A. Đun sôi nước
B. Dùng Na3PO4
C. Dùng Na2CO3
D. Màng trao đổi ion
Câu 12:
Một dung dịch chứa các ion: 0,2 mol Ca2+; 0,15 mol Mg2+; 0,4 mol K+; 0,6 mol HCO3-; 0,1 mol Cl- và NO3-. Cần dùng bao nhiêu mol Ca(OH)2 để làm mất hoàn toàn tính cứng ?
A. 0,2 mol
B. 0,25 mol
C. 0,3 mol
D. 0,35 mol
Câu 13:
Hoà tan hoàn toàn 13,15 gam hỗn hợp gồm Na, Ca và Ba vào nước, thu được dung dịch X và 4,48 lít khí H2 (đktc). Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4, tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 1. Trung hoà dung dịch X bởi dung dịch Y, tổng khối lượng các muối được tạo ra là
A. 35,82 gam
B. 29,85 gam
C. 30,46 gam
D. 70,65 gam
Câu 14:
A là hỗn hợp 2 kim loại kiềm X và Y thuộc 2 chu kì kế tiếp. Nếu cho A tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thì thu được a gam 2 muối, còn nếu cho A tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 thì thu được 1,1807a gam hai muối. X và Y là
A. Li và Na
B. Na và K
C. K và Rb
D. Rb và Cs
Câu 15:
Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch KOH 5M thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch HCl 1M vào X đến khi bắt đầu có khí sinh ra thì hết V ml. Giá trị của V là
A. 100
B. 200
C. 300
D. 400
Câu 1:
Cho sơ đồ biến hóa: Ca → X → Y→ Ca(HCO3)2 → T → Ca. Hãy chọn thứ tự đúng của các chất Y, T có thể là
A. Ca(OH)2; CaCl2
B. CaCO3; CaCl2
C. CaO; CaCO3
D. CaO; CaCO3
Câu 2:
Cho các sơ đồ chuyển hóa:
X+ BaO → BaCl2 ;
BaCl2 + Y → Ba(NO3)2;
Ba(NO3)2 + Z → BaCO3.
Công thức của chất X, Y, Z lần lượt là
A. HCl; AgNO3; (NH4)2CO3
B. Cl2; HNO3; CO2
C. HCl; HNO3; Na2CO3
D. Cl2; AgNO3; MgCO3
Câu 3:
Cho các phương pháp: (1) đun nóng trước khi dùng; (2) dùng dung dịch Ca(OH)2 vừa đủ; (3) dùng dung dịch Na2CO3; (4) dùng dung dịch NaCl; (5) dùng dung dịch HCl. Người ta có thể làm mềm nước cứng tạm thời bằng phương pháp nào ?
A. 1, 2
B. 3, 4
C. 2, 4
D. 1, 2, 3
Câu 4:
Một cốc nước có chứa các ion Na+ (0,02 mol), Mg2+ (0,02 mol), Ca2+ (0,04 mol), Cl- (0,02 mol), ( 0,1 mol), (0,01 mol). Đun sôi cốc trên đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì nước còn lại trong cốc
A. là nước mềm
B. có tính cứng vĩnh cửu
C. có tính cứng toàn phần
D. có tính cứng tạm thời
Câu 5:
Hấp thụ hoàn toàn 8,96 lít CO2 (đktc) vào V ml dung dịch chứa NaOH 2,75M và K2CO3 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng ở nhiệt độ thường thu được 64,5 gam chất rắn khan gồm 4 muối. Giá trị của V là
A. 150
B. 180
C. 140
D. 200
Câu 6:
Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 (đktc) vào bình đựng 200 ml dung dịch NaOH 1M và Na2CO3 0,5M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 19,9 gam chất rắn khan. Giá trị của V là :
A. 4,48
B. 1,12
C. 2,24
D. 3,36
Câu 7:
Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch gồm a mol NaOH và b mol Ca(OH)2. Sự phụ thuộc của số mol kết tủa CaCO3 vào số mol CO2 được biểu diễn theo đồ thị sau:
Tỉ lệ a : b tương ứng là
A. 4 : 5
B. 2 : 5
C. 5 : 4
D. 5 : 2
Câu 8:
Cho từ từ x mol khí CO2 vào 500 gam dung dịch hỗn hợp KOH và Ba(OH)2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:
Tổng nồng độ phần trăm khối lượng của các chất tan trong dung dịch sau phản ứng là
A. 45,11%
B. 51,08%
C. 42,17%
D. 55,45%
Câu 9:
Dung dịch X chứa a mol Na2CO3 và 2a mol KHCO3; dung dịch Y chứa b mol HCl. Nhỏ từ từ đến hết Y vào X, sau các phản ứng thu được V lít CO2 (đktc). Nếu nhỏ từ từ đến hết X vào Y, sau các phản ứng thu được 3V lít CO2 (đktc). Tỉ lệ a : b là
A. 3:4
B. 1:2
C. 1:4
D. 2:3
Câu 10:
Cho 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 300 ml dung dịch NaHCO3 0,1M thu được dung dịch X và kết tủa Y. Cho từ từ dung dịch HCl 0,25M vào X đến khi bắt đầu có khí sinh ra thì hết V ml . Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là:
A. 160
B. 40
C. 60
D. 80