Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 15 có đáp án năm 2021 mới nhất
Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 15 có đáp án năm 2021 mới nhất
Với bộ Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 15 có đáp án năm 2021 mới nhất sẽ giúp học sinh hệ thống lại kiến thức bài học và ôn luyện để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Sinh học lớp 7.
Câu 1: Giun đất sống
a. Tự do
b. Kí sinh
c. Có giai đoạn tự do, có giai đoạn kí sinh
d. Sống bám
Giun đất sống tự do trong môi trường đất ẩm, chúng ăn vụn thực vật và mùn đất.
→ Đáp án a
Câu 2: Hệ thần kinh của giun đất
a. Chưa có
b. Kiểu mạng lưới
c. Kiểu chuỗi hạch thần kinh
d. Đã có não và các hệ thống thần kinh
Giun đất có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch với các dây thần kinh.
→ Đáp án c
Câu 3: Các bước di chuyển:
1. Giun chuẩn bị bò
2. Dùng toàn thân và vòng tơ làm chỗ dựa, vươn đầu về phía trước.
3. Thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn
4. Thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi
Các bước di chuyển của giun đất theo thứ tự nào
a. 1-3-2-4
b. 1-4-2-3
c. 3-2-4-1
d. 2-3-1-4
Các bước di chuyển của giun đất:
+ Giun chuẩn bị bò
+ Thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi
+ Dùng toàn thân và vòng tơ làm chỗ dựa, vươn đầu về phía trước.
+ Thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi
→ Đáp án a
Câu 4: Cơ quan hô hấp của giun đất
a. Mang
b. Da
c. Phổi
d. Da và phổi
Giun đất hô hấp qua da.
→ Đáp án b
Câu 5: Giun đất
a. Phân tính
b. Lưỡng tính
c. Vô tính
Giun đất cơ thể lưỡng tính.
→ Đáp án b
Câu 6: Vì sao mưa nhiều, giun đất lại chui lên mặt đất?
a. Hô hấp
b. Tiêu hóa
c. Lấy thức ăn
d. Tìm nhau giao phối
Vì trao đổi khí qua da nên khi trời mưa nhiều giun đất phải bò lên mặt đất để thở.
→ Đáp án a
Câu 7: Đặc điểm của giun đất thích nghi với đời sống đời sống chui rúc trong đất ẩm
a. Hệ tuần hoàn kín
b. Cơ thể lưỡng tính
c. Cơ thể phân đốt, có vòng tơ ở mỗi đốt
d. Hô hấp qua da
Giun đất cơ thể phân đốt, có vòng tơ ở mỗi đốt thích nghi với đào xới, sống chui rúc trong đất ẩm.
→ Đáp án c
Câu 8: Giun đất có vai trò
a. Làm đất mất dinh dưỡng
b. Làm chua đất
c. Làm đất tơi xốp, màu mỡ
d. Làm đất có nhiều hang hốc
Giun đất giúp đào xới làm tơi xốp, màu mỡ đất, là loài rất có ích cho nông nghiệp.
→ Đáp án c
Câu 9: Đặc điểm nào KHÔNG phải là tiến hóa của giun đất so với giun tròn
a. Hô hấp qua da
b. Xuất hiện hệ tuần hoàn
c. Hệ thần kinh tập trung thành chuỗi hạch
d. Hệ tiêu hóa phân hóa rõ
Cả giun đất và giun tròn đều hô hấp qua da.
→ Đáp án a
Câu 10: Cơ thể giun đất phân hóa, có các hệ cơ quan
a. Hệ tiêu hóa, hệ hô hấp
b. Hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh
c. Hệ hô hấp, hệ thần kinh
d. Hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa
Giun đất chỉ hô hấp qua da mà chưa có hệ hô hấp. Còn giun đất đã có hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn và hệ thần kinh.
→ Đáp án b