X

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 7

Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 21 có đáp án năm 2021 (phần 2)


Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 21 có đáp án năm 2021 (phần 2)

Với bộ Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 21 có đáp án năm 2021 (phần 2) sẽ giúp học sinh hệ thống lại kiến thức bài học và ôn luyện để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Sinh học lớp 7.

Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 21 có đáp án năm 2021 (phần 2)

Câu 1: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau: Ốc vặn sống ở …(1)…, có một vỏ xoắn ốc, trứng phát triển thành con non trong …(2)… ốc mẹ, có giá trị thực phẩm.

A. (1): nước mặn; (2): tua miệng

B. (1): nước lợ; (2): khoang áo

C. (1): nước ngọt; (2): khoang áo

D. (1): nước lợ; (2): tua miệng

Lời giải

Ốc vặn sống ở nước ngọt, có một vỏ xoắn ốc, trứng phát triển thành con non trong khoang áo ốc mẹ, có giá trị thực phẩm.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Trong các đặc điểm sau, đặc điểm nào không có ở các đại diện của ngành Thân mềm?

A. Có vỏ đá vôi.

B. Cơ thể phân đốt.

C. Có khoang áo.

D. Hệ tiêu hoá phân hoá.

Lời giải

Đặc điểm không có ở các đại diện của ngành Thân mềm là cơ thể phân đốt. Đặc điểm này chỉ có ở ngành Giun đốt.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Mai của mực thực chất là

A. khoang áo phát triển thành.

B. tấm miệng phát triển thành

C. vỏ đá vôi tiêu giảm.

D. tấm mang tiêu giảm.

Lời giải

Mai của mực thực chất là vỏ đá vôi tiêu giảm.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Nguồn lợi của Thân mềm là?

A. Làm thực phẩm.

B. Làm đồ trang trí, trang sức.

C. Làm dược liệu.

D. Cả ba ý trên.

Lời giải

Nguồn lợi của Thân mềm là làm thực phẩm (bạch tuộc, trai); làm đồ trang trí, trang sức (ốc,..), làm dược liệu (mai mực, …).

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Hóa thạch của một số vỏ ốc, vỏ sò có ý nghĩa thực tiễn như thế nào?

A. Làm đồ trang sức.

B. Có giá trị về mặt địa chất.

C. Làm sạch môi trường nước.

D. Làm thực phẩm cho con người.

Lời giải

Hóa thạch của một số vỏ ốc, vỏ sò có ý nghĩa thực tiễn về mặt địa chất.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Những loài trai nào sau đây đang được nuôi để lấy ngọc?

A. Trai cánh nước ngọt và trai sông.

B. Trai cánh nước ngọt và trai ngọc ở biển.

C. Trai tượng.

D. Trai ngọc và trai sông.

Lời giải

Những loài trai đang được nuôi để lấy ngọc là trai cánh nước ngọt và trai ngọc ở biển.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Phát biểu nào sau đây khi nói về ý nghĩa thực tiễn của ngành Thân mềm là sai?

A. Là vật chủ trung gian truyền bệnh ngủ.

B. Làm sạch môi trường nước.

C. Có giá trị về mặt địa chất.

D. Làm thức ăn cho các động vật khác.

Lời giải

Phát biểu khi nói về ý nghĩa thực tiễn của ngành Thân mềm sailà vật chủ trung gian truyền bệnh ngủ.Chúng làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán: ốc đĩa, ốc tai, ốc mút.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Vỏ của một số thân mềm có ý nghĩa thực tiễn như thế nào?

A. Có giá trị về xuất khẩu.

B. Làm sạch môi trường nước.

C. Làm thực phẩm.

D. Dùng làm đồ trang trí.

Lời giải

Vỏ của một số thân mềm có ý nghĩa thực tiễn dùng làm đồ trang trí, chúng rất cứng và bền.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Thân mềm có thể gây hại như thế nào đến đời sống con người?

A. Làm hại cây trồng.

B. Là vật trung gian truyền bệnh giun, sán.

C. Đục phá các phần gỗ và phần đá của thuyền bè, cầu cảng, gây hại lớn cho nghề hàng hải.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Lời giải

Thân mềm có thể gây hại lớn đến đời sống con ngườiLàm hại cây trồng (ốc sên), Là vật trung gian truyền bệnh giun, sán (trai, ốc), đục phá các phần gỗ và phần đá của thuyền bè, cầu cảng, gây hại lớn cho nghề hàng hải (hà biển).

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Các thân mềm nào gây hại?

A. Hà biển, hà sông đục phá các phần gỗ của thuyền bè.

B. Ốc sên, ốc bươu vàng phá hại cây trồng.

C. Ốc tai là vật chủ trung gian truyền bệnh sán lá gan.

D. Cả A, B, C.

Lời giải

Các thân mềm gây hại là: Hà biển, hà sông đục phá các phần gỗ của thuyền bè; Ốc sên, ốc bươu vàng phá hại cây trồng;Ốc tai là vật chủ trung gian truyền bệnh sán lá gan.

Đáp án cần chọn là: D

Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác: