X

500 bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12

200 bài tập Sóng ánh sáng (có lời giải)


Haylamdo biên soạn và sưu tầm Bài tập Vật lý 12 Chương 5: Sóng ánh sáng mới nhất được biên soạn bám sát chương trình Vật lý 12 giúp bạn học tốt môn Vật lý hơn.

200 bài tập Sóng ánh sáng (có lời giải)

Câu 1:

Ánh sáng trắng

A. không bị tán sắc khi truyền qua bản hai mặt song song

B. gồm vô số ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím

C. gồm hai loại ánh sáng đơn sắc có màu khác nhau

D. được truyền qua một lăng kính, tia đỏ luôn bị lệch nhiều hơn tia tím

Xem lời giải »


Câu 2:

Tìm phát biểu sai về kết quả thì nghiệm tán sắc của Niu-tơn đối với ánh sáng trắng qua lăng kính.

A. Tia tím có phương truyền lệch nhiều nhất so với các tia khác.

B. Tia đỏ lệch phương truyền ít nhất so với các tia khác.

C. Chùm tia ló có màu biến thiên liên tục.

D. Tia tím bị lệch về phía đáy, tia đỏ bị lệch về phía ngược lại.

Xem lời giải »


Câu 3:

Hiện tượng tán sắc xảy ra là do:

A. chiết suất của một môi trường đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau có giá trị khác nhau.

B. các ánh sáng đơn sắc khác nhau thì có màu khác nhau.

C. chùm sáng trắng gồm vô số các chùm sáng có màu khác nhau.

D. chùm sáng bị khúc xạ khi truyền không vuông góc với mặt giới hạn.

Xem lời giải »


Câu 4:

Tìm phát biểu sai

- Mỗi ánh sáng đơn sắc

A. có một màu xác định.

B. đều bị lệch đường truyền khi khúc xạ.

C. không bị lệch đường truyền khi đi qua lăng kính.

D. không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.

Xem lời giải »


Câu 5:

Tìm phát biểu sai về hiện tượng tán sắc ánh sáng.

A. Chiết suất của lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau có giá trị khác nhau.

B. Khi chiếu chùm ánh sáng trắng qua lăng kính, tia tím lệch ít nhất, tia đỏ lệch nhiều nhất.

C. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi qua lăng kính.

D. Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.

Xem lời giải »


Câu 6:

Trong máy quang phổ lăng kính, lăng kính có tác dụng:

A. tăng cường độ chùm sáng

B. tán sắc ánh sáng

C. nhiễu xạ ánh sáng

D. giao thoa ánh sáng

Xem lời giải »


Câu 7:

Chiều chùm sáng hẹp gồm hai bức xạ đỏ và tím tới lăng kính tam giác đều thì tia tím có góc lệch cực tiểu. Biết chiết suất của lăng kính đối với tia màu đỏ là nđ = 1,414; chiết suất của lăng kính đối với tia màu tím là nt = 1,452. Để tia đỏ có góc lệch cực tiểu, cần giảm góc tới của tia sáng một lượng bằng

A. 0,21°

B. 1,56°

C. 2,45°

D. 15°

Xem lời giải »


Câu 8:

Chiếu một chùm sáng trắng hẹp đi từ không khí đến để gặp mặt tấm thủy tinh theo phương hợp với mặt này một góc 30°. Thủy tinh có chiết suất đối ánh sáng đỏ và ánh sáng tím lần lượt là nđ = 1,49 và nt = 1,53. Góc hợp bởi tia khúc xạ màu đỏ và tia khúc xạ màu tím gần nhất với giá trị nào dưới đây?

A. 2,5°.

B. 0,6°.

C. 1,1°.

D. 1,3°.

Xem lời giải »


Câu 9:

Một lăng kính có góc chiết quang A = 5°. Biết chiết suất của lăng kính đối với tia tím là 1,58 và góc tới i nhỏ. Góc lệch của tia tới khi qua lăng kính là:

A. 7,9°

B. 0,79 rad

C. 2,9°

D. 0,029 rad

Xem lời giải »


Câu 10:

Một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang A = 60°. Chiếu tia sáng trắng SI vào mặt bên của lăng kính sao cho tia tới nằm phía dưới pháp tuyến tại I. Chiết suất của môi trường là lăng kính đối với ánh sáng là n = 3. Để cho tia tím có góc lệch cực tiểu thì góc tới phải bằng:

A. 60°

B. 45°

C. 30°

D. 55°

Xem lời giải »


Câu 11:

Một tia sáng trắng chiếu vuông góc với mặt bên của một lăng kính có góc chiết quang A = 5°. Chiết suất của lăng kính đối với các ánh sáng màu đỏ và tím lần lượt là nđ = 1,64, nt = 1,68. Sau lăng kính đặt một màn ảnh M song song với mặt bên thứ nhất của lăng kính và cách nó L = 1,2 m (xem Hình vẽ)

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12

Chiều dài của quang phổ thu được trên màn là:

A. 2,4 mm

B. 1,2 cm

C. 4,2 mm

D. 21,1 mm

Xem lời giải »


Câu 12:

Một thấu kính mỏng bằng thủy tinh có hai mặt cầu lồi đặt trong không khí. Một chùm tia sáng hẹp, song song gần trục chính gồm tập hợp các ánh sáng đơn sắc đỏ, lam, tím, vàng được chiếu tới thấu kính theo phương song song với trục chính của thấu kính. Điểm hội tụ của các chùm tia sáng màu tính từ quang tâm O ra xa theo tứ tự:

A. đỏ, vàng, lam, tím

B. tím, lam, vàng , đỏ

C. đỏ, lam, vàng, tím

D. tím, vàng, lam, đỏ

Xem lời giải »


Câu 13:

Một thấu kính hai mặt cầu lồi đều có bán kính R = 22,5 cm. Biết chiết suất của thấu kính đối với ánh sáng tím, đỏ lần lượt là 1,50 và 1,45. Khoảng cách từ tiêu điểm chính đối với tia đỏ đến tiêu điểm chính đối với tia tím là:

A. 1,25 cm

B. 2,5 cm

C. 2,25 cm

D. 1,125 cm

Xem lời giải »


Câu 14:

Một thấu kính mỏng gồm một mặt phẳng, một mặt lồi, bán kính 20 cm, làm bằng chất có chiết suất đối với ánh sáng đỏ là 1,49, đối với ánh sáng tím là 1,51. Hiệu số độ tụ của thấu kính đối với tia đỏ, tia tím là:

A. 1 dp

B. 0,1 dp

C. 0,2 dp

D. 0,02 dp

Xem lời giải »


Câu 15:

Góc chiết quang của lăng kính bằng 6°. Chiếu một tia sáng trắng vào mặt bên của lăng kính theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang. Đặt một màn quan sát, sau lăng kính, song song với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang của lăng kính và cách mặt này 2m. Chiết suất của lăng kính đối với tia đỏ là nđ = 1,5 và đối với tia tím là nt = 1,58. Độ rộng của quang phổ liên tục trên màn quan sát bằng

A. 16,8 mm.

B. 12,57 mm.

C. 18,30 mm.

D. 15,42 mm.

Xem lời giải »


Câu 16:

Một lăng kính có góc chiết quang A = 45°. Chiếu chùm tia sáng hẹp đa sắc SI gồm 4 ánh sáng đơn sắc: đỏ, vàng, lục và tím đến gặp mặt bên AB theo phương vuông góc. Biết chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng màu lam là 2. Các tia ló ra khỏi mặt bên AC gồm các ánh sáng đơn sắc:

A. đỏ, vàng, lục và tím.

B. đỏ, vàng và tím.

C. đỏ, lục và tím.

D. đỏ, vàng và lục.

Xem lời giải »


Câu 17:

Chiếu một chùm tia sáng trắng hẹp vào mặt bên của lăng kính, theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang. Sau lăng kính, đặt một màn quan sát song song với mặt phân giác của lăng kính và cách mặt phân giác này một đoạn 2m. Chiết suất của lăng kính đối với tia đỏ nđ = 1,5 và đối với tia tím là nt = 1,54. Góc chiết quang của lăng kính bằng 5°. Độ rộng của quang phổ liên tục trên màn quan sát (khoảng cách từ mép tím đến mép đỏ) bằng

A. 7 mm.

C. 8 mm.

C. 6,25 mm.

D. 9,2 mm.

Xem lời giải »


Câu 18:

Chiếu chùm ánh sáng trắng hẹp vào đỉnh của một lăng kính theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang. Biết góc chiết quang 4°, chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đỏ và tím lần lượt là 1,468 và 1,868. Bề rộng quang phổ thu được trên màn quan sát đặt song song với mặt phẳng phân giác và cách mặt phẳng phân giác 2m là:

A. 6 cm

B. 6,4 m

C. 6,4 cm

D. 56,3 mm

Xem lời giải »


Câu 19:

Một lăng kính có góc chiết quang (góc ở đỉnh) A = 8° đặt trong không khí. Đặt màn quan sát E song song với mặt phẳng phân giác của A và cách nó 1,5m. Chiếu đến lăng kính một chùm sáng trắng hẹp, song song theo phương vuông góc với mặt phân giác của A và gần A. Biết chiết suất của chất làm lăng kính đối với ánh sáng đỏ bằng 1,61 và với ánh sáng tím bằng 1,68. Xác định khoảng cách từ vệt đỏ đến vệt tím trên màn E?

A. 1,47 mm.

C. 0,73 cm.

C. 0,73 mm.

D. 1,47 cm.

Xem lời giải »


Câu 20:

Chiếu một chùm ánh sáng trắng vào mặt bên của một lăng kính có góc chiết quang 6° theo phương vuông góc mặt phân giác góc chiết quang. Trên màn quan sát E đặt song song và cách mặt phân giác của lăng kính một đoạn 1,5m ta thu được dải màu có bề rộng là 6 mm. Biết chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đỏ là 1,5015. Chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng tím sẽ là:

A. 1,5004

B. 1,5397

C. 1,5543

D. 1,496

Xem lời giải »


Câu 21:

Một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang A = 5°, được coi là nhỏ, có chiết suất đối với ánh sáng đỏ và tím lần lượt là nđ = 1,578 và nt = 1,618. Cho một chùm sáng trắng hẹp rọi vào mặt bên của lăng kính theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang. Góc tạo bởi tia đỏ và tia tím sau khi ló ra khỏi lăng kính là

A. 0,3°.

B. 0,5°.

C. 0,2°.

D. 0,12°.

Xem lời giải »


Câu 22:

Một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang A = 5°, cho ánh sáng đỏ và tím truyền qua với tốc độ lần lượt là 1,826.108 m/s và 1,780108 m/s. Chiếu vào mặt bên của lăng kính một chùm sáng trắng hẹp (xem là một tia) theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang, điểm tới gần A. Góc lệch giữa tia ló đỏ và tia ló tím là:

A. 13'34''

B. 3°13'

C. 12'26''

D. 3°26'

Xem lời giải »


Câu 23:

Chiếu một chùm tia sáng trắng hẹp vào mặt bên của lăng kính, theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang. Sau lăng kính, đặt một màn quan sát song song với mặt phân giác của lăng kính và cách mặt phân giác này một đoạn 1,5 m. Chiết suất của lăng kính đối với tia đỏ nđ = 1,50 và đối với tia tím là nt = 1,54. Góc chiết quang của lăng kính bằng 4o. Độ rộng của quang phổ liên tục trên màn quan sát (khoảng cách từ mép tím đến mép đỏ) bằng

A. 3,2 mm.

B. 8,5 mm.

C. 6,25 mm.

D. 4,19 mm.

Xem lời giải »


Câu 24:

Một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang A = 6° đặt trong không khí. Chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đỏ và tím lần lượt là 1,64 và 1,68. Chiếu một chùm tia sáng song song, hẹp gồm hai bức xạ đỏ và tím nói trên vào mặt bên của lăng kính theo phương vuông góc với mặt này. Góc tạo bởi tia màu đỏ và tia màu tím sau khi ló ra khỏi mặt bên còn lại của lăng kính bằng:

A. 1,16°

B. 0,36°

C. 0,24°

D. 0,12°

Xem lời giải »


Câu 25:

Chiếu vào mặt bên của lăng kính có góc chiết quang A = 45° một chùm ánh sáng trắng hẹp coi như một tia sáng. Biết chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng vàng là nv = 1,52 và đối với ánh sáng đỏ là nđ = 1,5. Biết tia vàng có góc lệch cực tiểu. Góc ló của tia đỏ gần đúng bằng

A. 35,49°.

B. 34,49°.

C. 33,24°.

D. 30,49°.

Xem lời giải »


Câu 1:

Tán sắc ánh sáng là?

A. Sự phân tách ánh sáng đơn sắc thành các ánh sáng màu

B. Sự phân tách một chùm ánh sáng đỏ thành các chùm sáng đơn sắc

C. Sự phân tách một chùm ánh sáng phức tạp thành các chùm sáng đơn sắc

D. Sự phân tách một chùm ánh sáng tím thành các chùm sáng đơn sắc

Xem lời giải »


Câu 2:

Khi một chùm ánh sáng song song, hẹp truyền qua một lăng kính thì bị phân tách thành các chùm sáng đơn sắc khác nhau. Đây là hiện tượng

A. Giao thoa ánh sáng

B. Tán sắc ánh sáng

C. Nhiễu xạ ánh sáng

D. Phản xạ ánh sáng

Xem lời giải »


Câu 3:

Sự phân tách một chùm sáng phức tạp tạo thành các chùm sáng đơn sắc là:

A. Sự nhiễu xạ ánh sáng

B. Sự giao thoa ánh sáng

C. Sự tán sắc ánh sáng

D. Sự phản xạ ánh sáng

Xem lời giải »


Câu 4:

Khi nói về ánh sáng đơn sắc, phát biểu nào dưới đây sai?

A. Tần số của ánh sáng đỏ nhỏ hơn tần số của ánh sáng tím

B. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi truyền qua lăng kính

C. Chiết suất của một môi trường trong suốt đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau

D. Chiết suất của thủy tinh đối với ánh sáng đỏ lớn hơn chiết suất của thủy tinh đối với ánh sáng lục

Xem lời giải »


Câu 5:

Phát biểu nào dưới đây là không đúng?

A. Hiện tượng tán sắc ánh sáng là hiện tượng khi một chùm ánh sáng phức tạp truyền qua một lăng kính bị phân tách thành các sáng đơn sắc khác nhau

B. Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số ánh sáng đơn sắc khác nhau, có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím

C. Ánh sáng có bước sóng càng dài thì chiết suất của môi trường đối với ánh sáng càng lớn

D. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính

Xem lời giải »


Câu 6:

Ánh sáng trắng là:

A. Ánh sáng không bị đổi màu khi đi qua lăng kính

B. Hỗn hợp của ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến lam

C. Ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính

D. Hỗn hợp của ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím

Xem lời giải »


Câu 7:

Ánh sáng đơn sắc là:

A. Ánh sáng bị đổi màu khi đi qua lăng kính

B. Không bị khúc xạ khi đi qua lăng kính

C. Hỗn hợp ánh sáng có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím

D. Ánh sáng không bị đổi màu khi đi qua lăng kính

Xem lời giải »


Câu 8:

Hiện tượng tán sắc ánh sáng xảy ra là do:

A. Sự phụ thuộc của chiết suất môi trường vào lăng kính và màu sắc của môi trường

B. Sự phụ thuộc của chiết suất môi trường vào màu sắc của ánh sáng

C. Sự phụ thuộc của chiết suất môi trường vào màu sắc của môi trường

D. Sự phụ thuộc của chiết suất môi trường vào lăng kính mà ánh sáng đi qua

Xem lời giải »


Câu 9:

Chiếu xiên từ không khí vào nước một chùm sáng song song rất hẹp (coi như một tia sáng) gồm ba thành phần đơn sắc: đỏ, lam và tím. Gọi rd,rl,rt lần lượt là góc khúc xạ ứng với tia màu đỏ, tia màu lam và tia màu tím. Hệ thức đúng là:

A. rl=rt=rd

B. rl<rt<rd

C. rd<rl<rt

D. rt<rd<rl

Xem lời giải »


Xem thêm bài tập Vật lý 12 có lời giải hay khác: