Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 41 (có đáp án): Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ
Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 41 (có đáp án): Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ
Với bộ Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 41 (có đáp án): Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ sẽ giúp học sinh hệ thống lại kiến thức bài học và ôn luyện để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Vật Lí lớp 9.
Câu 1: Ta có tia tới và tia khúc xạ trùng nhau khi
A. góc tới bằng 0.
B. góc tới bằng góc khúc xạ.
C. góc tới lớn hơn góc khúc xạ.
D. góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.
Khi góc tới bằng 00 thì góc khúc xạ bằng 00, tia sáng không bị gãy khúc khi truyền qua hai môi trường ⇒ Tia tới và tia khúc xạ trùng nhau khi góc tới bằng 00
→ Đáp án A
Câu 2: Một người nhìn thấy viên sỏi dưới đáy một chậu chứa đầy nước. Thông tin nào sau đây là sai?
A. Tia sáng từ viên sỏi tới mắt truyền theo đường gấp khúc.
B. Tia sáng từ viên sỏi tới mắt truyền theo đường thẳng.
C. Ảnh của viên sỏi nằm trên vị trí thực của viên sỏi.
D. Tia sáng truyền từ viên sỏi đến mắt có góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.
Tia sáng từ viên sỏi tới mắt ta bị khúc xạ khi truyền từ nước ra không khí ⇒ bị gấp khúc
→ Đáp án B
Câu 3: Một đồng tiền xu được đặt trong chậu. Đặt mắt cách miệng chậu một khoảng h. Khi chưa có nước thì không thấy đồng xu nhưng khi cho nước vào lại trông thấy đồng xu vì:
A. có sự khúc xạ ánh sáng.
B. có sự phản xạ toàn phần.
C. có sự phản xạ ánh sáng.
D. có sự truyền thẳng ánh sáng.
Do hiện tượng khúc xạ ánh sáng nên khi đổ nước vào, ảnh của vật được dịch lên một đoạn ⇒ mắt nhìn thấy được đồng xu
→ Đáp án A
Câu 4: Một tia sáng phát ra từ một bóng đèn trong một bể cá cảnh, chiếu lên trên, xiên góc vào mặt nước và ló ra ngoài không khí thì:
A. Góc khúc xạ sẽ lớn hơn góc tới.
B. Góc khúc xạ sẽ bằng góc tới.
C. Góc khúc xạ sẽ nhỏ hơn góc tới.
D. Cả ba trường hợp A, B, C đều có thể xảy ra.
Khi tia sáng đi từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới và ngược lại
→ Đáp án A
Câu 5: Một con cá vàng đang bơi trong một bể cá cảnh có thành bằng thủy tinh trong suốt. Một người ngắm con cá qua thành bể. Hỏi tia sáng truyền từ con cá đến mắt người đó đã chịu bao nhiêu lần khúc xạ?
A. Không lần nào
B. Một lần
C. Hai lần
D. Ba lần
Hai lần khúc xạ vì khúc xạ lần thứ nhất từ nước qua thành thủy tinh, khúc xạ lần thứ hai từ thành thủy tinh qua không khí đến mắt
→ Đáp án C
Câu 6: Ta có bảng sau:
A | B |
a. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau thì | 1. Góc khúc xạ lớn hơn góc tới |
b. Khi tia sáng truyền từ không khí vào nước thì | 2. Bị hắt trở lại môi trường trong suốt cũ. Độ lớn góc phản xạ bằng góc tới. |
c. Khi tia sáng truyền từ nước vào không khí thì | 3. Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới. |
d. Hiện tượng phản xạ ánh sáng là hiện tượng tia tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường thì | 4. Góc khúc xạ cũng bằng 0, tia không bị gãy khúc khi truyền qua hai môi trường. |
e. Khi góc tới bằng 0 thì | 5. Bị gãy khúc ngay tại mặt phân cách và tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai. Góc khúc xạ không bằng góc tới. |
Phương án nào sau đây ghép mỗi phần ở cột A với mỗi phần ở cột B là đúng?
A. a – 2
B. b – 1
C. c – 3
D. e – 4
Ta có mỗi phần ở cột A với mỗi phần ở cột B được ghép tương ứng là:
a – 5, b – 3, c – 1, d – 2, e – 4
→ Đáp án D
Câu 7: Xét một tia sáng truyền từ không khí vào nước. Thông tin nào sau đây là sai?
A. Góc tới luôn luôn lớn hơn góc khúc xạ.
B. Khi góc tới tăng thì góc khúc xạ cũng tăng.
C. Khi góc tới bằng 00 thì góc khúc xạ cũng bằng 00.
D. Khi góc tới bằng 450 thì góc khúc xạ cũng bằng 450.
Tia sáng truyền từ không khí vào nước góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới
→ Đáp án D
Câu 8: Khi ta tăng góc tới lên, góc khúc xạ biến đổi như thế nào?
A. Góc tới tăng, góc khúc xạ giảm.
B. Góc tới tăng, góc khúc xạ tăng.
C. Góc tới tăng, góc khúc xạ không đổi.
D. Cả B và C đều đúng.
Khi góc tới tăng (giảm) thì góc khúc xạ cũng tăng (giảm)
→ Đáp án B
Câu 9: Khi nhìn một vật qua ánh sáng phản chiếu từ nước ta thấy vật không sáng bằng khi nhìn vật đó qua gương phẳng? Vì sao?
A. Một phần ánh sáng bị khúc xạ vào nước.
B. Một phần ánh sáng bị phản xạ trở về môi trường không khí.
C. Cả A và B đều sai.
D. Cả A và B đều đúng.
Khi chùm ánh sáng tới mặt phân cách, một phần khúc xạ đi vào nước, phần kia phản xạ trở lại. Đối với gương phẳng toàn bộ ánh sáng đều bị phản xạ. Do đó ta nhìn vật qua ánh sáng phản xạ từ nước không sáng bằng khi nhìn vật đó qua gương phẳng.
→ Đáp án A
Câu 10: Để có thể bắt chính xác con cá dưới nước, ta phải:
A. Bắt thẳng đứng từ trên xuống.
B. Không sử dụng phương pháp nào.
C. Nhìn theo phương nghiêng để bắt cá cho gần hơn.
D. Cả A và C.
Các tia sáng từ cá có phương vuông góc với mặt phân cách, khi tới mặt phân cách truyền thẳng. Khi bắt thẳng đứng từ trên xuống, mắt ta nhận các tia này và do đó xác định được tương đối vị trí của cá, dễ bắt chính xác
→ Đáp án A