Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 42 (có đáp án): Thấu kính hội tụ
Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 42 (có đáp án): Thấu kính hội tụ
Với bộ Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 42 (có đáp án): Thấu kính hội tụ sẽ giúp học sinh hệ thống lại kiến thức bài học và ôn luyện để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Vật Lí lớp 9.
Câu 1: Thấu kính hội tụ có đặc điểm biến đổi chùm tia tới song song thành
A. chùm tia phản xạ.
B. chùm tia ló hội tụ.
C. chùm tia ló phân kỳ.
D. chùm tia ló song song khác.
Một chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính
→ Đáp án B
Câu 2: Thấu kính hội tụ là loại thấu kính có
A. phần rìa dày hơn phần giữa.
B. phần rìa mỏng hơn phần giữa.
C. phần rìa và phần giữa bằng nhau.
D. hình dạng bất kì.
Thấu kính hội tụ có phần rìa mỏng hơn phần giữa, được làm bằng vật liệu trong suốt.
→ Đáp án B
Câu 3: Chùm tia sáng đi qua thấu kính hội tụ mô tả hiện tượng
A. truyền thẳng ánh sáng
B. tán xạ ánh sáng
C. phản xạ ánh sáng
D. khúc xạ ánh sáng
Chùm tia sáng đi qua thấu kính hội tụ mô tả hiện tượng khúc xạ ánh sáng
→ Đáp án D
Câu 4: Tia tới đi qua quang tâm của thấu kính hội tụ cho tia ló
A. đi qua tiêu điểm
B. song song với trục chính
C. truyền thẳng theo phương của tia tới
D. có đường kéo dài đi qua tiêu điểm
Tia tới đi qua quang tâm của thấu kính hội tụ thì tia ló tiếp tục đi thẳng (không bị khúc xạ) theo phương của tia tới
→ Đáp án C
Câu 5: Chiếu một tia sáng vào một thấu kình hội tụ. Tia ló ra khỏi thấu kính sẽ song song với trục chính, nếu:
A. Tia tới đi qua quang tâm mà không trùng với trục chính.
B. Tia tới đi qua tiêu điểm nằm ở trước thấu kính.
C. Tia tới song song với trục chính.
D. Tia tới bất kì.
Chiếu một tia sáng vào một thấu kính hội tụ. Tia ló ra khỏi thấu kính sẽ song song với trục chính nếu tia tới đi qua tiêu điểm nằm ở trước thấu kính
→ Đáp án B
Câu 6: Vật liệu nào không được dùng làm thấu kính?
A. Thủy tinh trong
B. Nhựa trong
C. Nhôm
D. Nước
Nhôm không được dùng làm thấu kính
→ Đáp án C
Câu 7: Cho một thấu kính hội tụ có khoảng cách giữa hai tiêu điểm là 60 cm. Tiêu cự của thấu kính là:
A. 60 cm
B. 120 cm
C. 30 cm
D. 90 cm
Tiêu cự của thấu kính là
→ Đáp án C
Câu 8: Câu nào sau đây là đúng khi nói về thấu kính hội tụ?
A. Trục chính của thấu kính là đường thẳng bất kì.
B. Quang tâm của thấu kính cách đều hai tiêu điểm.
C. Tiêu điểm của thấu kính phụ thuộc vào diện tích của thấu kính.
D. Khoảng cách giữa hai tiêu điểm gọi là tiêu cự của thấu kính.
Quang tâm của thấu kính cách đều hai tiêu điểm
→ Đáp án B
Câu 9: Các hình được vẽ cùng tỉ lệ. Hình vẽ nào mô tả tiêu cự của thấu kính hội tụ là lớn nhất?
A. Hình 1
B. Hình 2
C. Hình 3
D. Hình 4
Hình 4 mô tả tiêu cự của thấu kính hội tụ là lớn nhất
→ Đáp án D
Câu 10: Cho một thấu kính có tiêu cự là 20 cm. Độ dài FF’ giữa hai tiêu điểm của thấu kính là:
A. 20 cm
B. 40 cm
C. 10 cm
D. 50 cm
→ Đáp án B