Dàn ý Phân tích câu ca dao Thân em như tấm lụa đào, Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai năm 2023
Dàn ý Phân tích câu ca dao Thân em như tấm lụa đào, Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai năm 2023
Bài văn Phân tích câu ca dao Thân em như tấm lụa đào, Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai gồm dàn ý chi tiết, bài văn phân tích mẫu được tuyển chọn từ các bài văn phân tích đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 10.
Đề bài: Dàn ý Phân tích câu ca dao
“Thân em như tấm lụa đào
phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
Dàn ý mẫu
I. Mở bài
- Giới thiệu khái quát đặc trưng ca dao than thân: Là những tiếng ca nỉ non được cất lên từ những mảnh đời nhỏ bé, bất hạnh, tội nghiệp như người phụ nữ, người nông dân. Họ hát vừa để than thân vừa thể hiện tinh thần phản kháng chế độ phong kiến, vừa thể hiện khát vọng tự do, giải phóng thân phận.
- Giới thiệu bài ca dao: Đây là bài ca dao tiêu biểu trong chùm ca dao than thân nói về số phận và vẻ đẹp của người phụ nữ.
II. Thân bài
1. Mô típ “thân em”.
- Là mô típ quen thuộc được sử dụng để nói về tiếng khóc than của người phụ nữ không được làm chủ số phận của cuộc đời mình
- “Thân em” thường được so sánh với hai đối tượng:
+ Những vật nhỏ nhoi, tầm thường không đáng được quan tâm: Thân em như giếng giữa đàng, thân em như quả cau khô, thân em như trái bần trôi,...
+ Những thứ tốt đẹp nhưng không được coi trọng: Thân em như tấm lụa đào, thân em như cánh hoa hồng, thân em như đóa hoa rơi,...
→ Cách so sánh gợi lên thân phận nhỏ bé, bất hạnh của người phụ nữ.
→ Hai tiếng “thân em” thốt lên gợi cảm giác mềm mỏng, yếu đuối, rụt rè, khiêm nhường. Người phụ nữ tự than cho số phận mình
2. Người phụ nữ tự ý thức về vẻ đẹp của mình
- Hình ảnh so sánh “tấm lụa đào”
+ Nghĩa đen: Tấm lụa đào là một mảnh vải đẹp, mềm mại, có giá trị. Tấm lụa đào là món đồ trang sức trang trí cho con người hoặc đồ vật.
+ Nghĩa bóng: Tấm lụa đào gợi liên tưởng đến vẻ đẹp của người phụ nữ, mềm mại nuột nà. Trong cuộc sống, người phụ nữ cũng âm thầm, lặng lẽ chịu đựng nhiều bất công.
→ Đây là hình ảnh so sánh rất đẹp, rất thanh cao.
- So sánh với bài thơ “Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương” để thấy sự đồng cảm của đời sau “Thân em vừa trắng lại vừa tròn”
→ Người phụ nữ tự ý thức được vẻ đẹp hình thức và nội tâm của mình
3. Người phụ nữ tự ý thức về thân phận của mình
- Từ láy “phất phơ”:
+ Miêu tả trạng thái của tấm lụa đào khi đứng trong gió
+ Nói đến sự vô định, nổi trôi, không tự làm chủ được số phận của người phụ nữ.
- Hình ảnh “chợ”
+ Nơi để trao đổi, giao lưu buôn bán, rất phức tạp.
+ Sự hiện diện của một xã hội phức tạp với đủ các loại người.
- Câu hỏi tu từ “biết vào tay ai”: Thể hiện sự chua xót, bất lực, vô vọng của người phụ nữ trước số phận.
→ Người phụ nữ nhỏ bé, bất hạnh không được làm chủ cuốc đời mình, ngay cả giá trị, phẩm hạnh cũng phụ thuộc vào người khác.
4. Nghệ thuật thể hiện
- Sử dụng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ gợi liên tưởng độc đáo.
- Sử dụng các từ láy, câu hỏi tu từ
- Giọng điệu xót thương, ngợi ca.
5. Ý nghĩa của bài ca dao
- Thể hiện sự trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ
- Nói nên niềm cảm thông, chia sẻ với số phận bấp bênh của người phụ nữ.
- Tố cáo xã hội phong kiến tàn bạo chà đạp lên quyền sống và hạnh phúc của người phụ nữ
III. Kết bài
- Khái quát lại nội dung và nghệ thuật của bài ca dao
- Mở rộng: Thân phận của người phụ nữ trở thành mạch nguồn xuyên suốt dòng chảy văn học. Đến văn học trung đại, các tác giả vẫn quan tâm đến thân phận của người phụ nữ như “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều của Nguyễn Du,...