Dùng bếp điện để đun nước trong ấm. Nếu nối bếp với hiệu điện thế U1 = 120 V thì thời gian đun sôi nước là t1 = 10 phút còn nếu U2 = 100 V thì t2 = 15 phút. Hỏi nếu dùng U3 = 80 V thời gian đ


Câu hỏi:

Dùng bếp điện để đun nước trong ấm. Nếu nối bếp với hiệu điện thế U1 = 120 V thì thời gian đun sôi nước là t1 = 10 phút còn nếu U2 = 100 V thì t2 = 15 phút. Hỏi nếu dùng U3 = 80 V thời gian đun sôi nước là bao nhiêu. Biết rằng nhiệt lượng để đun sôi nước tỉ lệ với thời gian đun nước.
A. 24 phút.
B. 16 phút.
C. 25,4 phút.
D. 30 phút.

Trả lời:

Lời giải:

Đáp án C

Ta có \[\Delta Q = \alpha \Delta t\], với \[\alpha \]là hệ số tỉ lệ.

+ Nhiệt độ cung cấp để đun sôi nước trong cả ba trường hợp là như nhau và bằng:

\[Q' = Q + \Delta Q = \left( {\frac{{U_1^2}}{R} - \alpha } \right){t_1}\]\[ = \left( {\frac{{U_2^2}}{R} - \alpha } \right){t_2} = \left( {\frac{{U_3^2}}{R} - \alpha } \right){t_3}\]

\[ \Leftrightarrow \left( {U_1^2 - R\alpha } \right){t_1}\]\[ = \left( {U_2^2 - R\alpha } \right){t_2} = \left( {U_3^2 - R\alpha } \right){t_3}\]

Ta có: \[\left\{ \begin{array}{l}\left( {U_1^2 - R\alpha } \right){t_1} = \left( {U_2^2 - R\alpha } \right){t_2}\\\left( {U_2^2 - R\alpha } \right){t_2} = \left( {U_3^2 - R\alpha } \right){t_3}\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}\alpha R = 1200\\{t_3} = 25,4\end{array} \right.\]

Xem thêm bài tập Vật lí có lời giải hay khác:

Câu 1:

Hai điểm A và B cách nhau 5 km lúc 8 h sáng một xe chuyển động thẳng đều từ B về A với vận tốc 36 km/h viết phương trình chuyển động của xe khi:

a) Chọn gốc tọa độ ở B chiều dương từ B đến A gốc thời gian lúc 8 h sáng.

b) Chọn gốc tọa độ ở A chiều dương từ A đến B gốc thời gian lúc 9 h sáng thì phương trình chuyển động của xe như thế nào?

Xem lời giải »


Câu 2:

Xác định cường độ dòng điện qua ampe kế theo mạch như hình vẽ. Biết RA = 0; R1 = R3 = 30 \[\Omega \]; R2 = 5 \[\Omega \]; R4 = 15 \[\Omega \] và U = 90 V.

Xem lời giải »


Câu 3:

Khi ô tô đang chạy với vận tốc 12 m/s trên một đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga cho ôtô chạy nhanh dần đều. Sau 15 s ôtô đạt vận tốc 15 m/s.

a. Tính gia tốc của ôtô.

b. Tính vận tốc của ôtô sau 30 s kể từ khi tăng ga.

c. Tính quãng đường ôtô đi được sau 30 s kể từ khi tăng ga.

Xem lời giải »


Câu 4:

Lúc 8h00, một chiếc xe máy đi từ A với vận tốc 40 km/h và đến B lúc 10h30. Nếu một chiếc ô tô đi từ A vào lúc 8h15 với vận tốc 60 km/h, hỏi ô tô đến B lúc mấy giờ?

Xem lời giải »


Câu 5:

Một nguồn điện có \(E = 15V\) và \(r = 1\Omega \), \({R_1} = 40\Omega \), \({R_2} = 20\Omega \), cường độ dòng điện qua \({R_1}\) là 0,24 A. Tính:

a. Cường độ dòng điện qua nguồn.

b. Giá trị điện trở \({R_3}\).

c. Nhiệt lượng tỏa ra ở toàn mạch trong 1 phút.

Media VietJack

Xem lời giải »


Câu 6:

Một vật được buông rơi tự do tại nơi có g = 9,8 m/s2

a) Tính quãng đường vật rơi trong 3 s và trong giây thứ 3.

b) Lập biểu thức quãng đường vật rơi trong n giây và phút thứ n.

Xem lời giải »


Câu 7:

Dây điện trở của một biến trở con chạy được làm bằng hợp kim nikêlin có điện trở suất 0,4.10-6 Ω.m, tiết diện 0,5 mm2, quấn được 398 vòng quanh một lõi sứ hình trụ đường kính 2 cm. Tính điện trở lớn nhất của biến trở này.

Xem lời giải »


Câu 8:

Một biến trở con chạy có điện trở lớn nhất là 150 Ω. Dây điện trở của biến trở là một dây hợp kim Nicrôm có tiết diện 0,11 mm2 và được quấn đều xung quanh một lõi sứ tròn có đường kính 2,5 cm. Điện trở suất của nicrom là 10-6 Ω.m.

a. Tính số vòng dây của biến trở này.

b. Biết dòng điện lớn nhất mà dây này có thể chịu được là 2 A. Hỏi có thể đặt vào hai đầu dây cố định của biến trở một hiệu điện thế lớn nhất là bao nhiêu để biến trở không bị hỏng?

Xem lời giải »