257 bài tập trắc nghiệm tổng hợp Vật lí 2024 có đáp án (Phần 3)


Haylamdo biên soạn và sưu tầm 257 bài tập trắc nghiệm tổng hợp Vật lí có lời giải chi tiết giúp học sinh lớp 12 biết cách làm bài tập & ôn luyện trắc nghiệm môn Vật lí.

257 bài tập trắc nghiệm tổng hợp Vật lí 2024 có đáp án (Phần 3)

Câu 1:

Để truyền công suất P = 40 kW từ nơi có điện áp U1 = 2000 V, người ta dùng dây dẫn bằng đồng. Biết điện áp cuối đường dây U2 = 1800 V. Điện trở của dây là

A. 200 Ω.

B. 50 Ω.
C. 40 Ω.
D. 10 Ω.

Xem lời giải »


Câu 2:

Một sóng hình sin đang truyền trên một sợi dây theo chiều dương của trục Ox. Hình vẽ mô tả hình dạng của sợi dây tại thời điểm t1 (đường nét đứt) và  t2=t1+0,3s (đường nét liền). Tại thời điểm t2, vận tốc của điểm N trên dây là

Một sóng hình sin đang truyền trên một sợi dây theo chiều dương của trục Ox. Hình vẽ mô tả hình dạng của sợi dây tại thời điểm t1 (đường nét đứt) và (ảnh 1)
A. -39,3 cm/s.
B. 65,4 cm/s.
C. -65,4 cm/s.
D. 39,3 cm/s.

Xem lời giải »


Câu 3:

Khi nói về sự truyền sóng cơ trong một môi trường, phát biểu nào sau đây Sai?

A. Những phần tử môi trường cách nhau một số lần bước sóng thì dao động cùng pha.
B. Hai phần tử môi trường cách nhau một phần tư bước sóng thì dao động lệch pha nhau 90°

C. Những phần tử môi trường trên cùng một hướng truyền sóng và cách nhau một số nguyên lần bước sóng thì dao động cùng pha.

D. Hai phần tử môi trường cách nhau một nửa bước sóng thì dao động ngược pha.

Xem lời giải »


Câu 4:

Hai điểm M, N cùng nằm trêm một phương truyền sóng cách nhau λ3. Tại thời điểm t, khi li độ dao động tại M là uM=+3cm thì li  độ dao động tại N là uN=3cm. Biên độ sóng bằng

A. A=6cm.

B. A=3cm.
C. A=23cm.
D. A=33cm.

Xem lời giải »


Câu 5:

Tốc độ truyền âm phụ thuộc vào

A. công suất của nguồn phát ra âm đó.
B. độ đàn hồi của nguồn âm.
C. số lượng nguồn âm.
D. tính đàn hồi và khối lượng riêng của môi trường.

Xem lời giải »


Câu 6:

Máy biến áp là thiết bị

A. biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.
B. làm tăng công suất của dòng điện xoay chiều.
C. có khả năng biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều.
D. biến đổi tần số của dòng điện xoay chiều.

Xem lời giải »


Câu 7:

Một vật dao động điều hòa có phương trình là x=5cos2πtπ6cm. Vận tốc của vật khi đi qua vị trí có x = 3 cm là

A. v=25,13 cm/s.

B. v=±25,13 cm/s.
C. v=±12,56 cm/s.
D. v=12,56 cm/s.

Xem lời giải »


Câu 8:

Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm

A. trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó ngược pha.
B. gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.
C. gần nhau nhất mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.
D. trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm cùng pha.

Xem lời giải »


Câu 9:

Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Sóng cơ là sự lan truyền dao động cơ trong một môi trường vật chất.
B. Khi sóng truyền đi, các phần tử vật chất (nơi sóng truyền qua) cùng truyền đi theo sóng.
C. Sóng cơ không truyền được trong chân không.
D. Sóng dọc có phương dao động của các phần tử vật chất trùng với phương truyền sóng.

Xem lời giải »


Câu 10:

Hai con lắc làm bằng hai hòn bi có bán kính bằng nhau, treo trên hai sợi dây có cùng chiều dài. Khối lượng của hai hòn bi là khác nhau. Hai con lắc cùng dao động trong một môi trường với cùng biên độ. Thì con lắc nào tắt nhanh hơn?

A. Con lắc nhẹ.
B. Con lắc nặng.
C. Tắt cùng lúc.
D. Chưa thể kết luận.

Xem lời giải »


Câu 11:

Biên độ dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào

A. pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
B. biên độ ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
C. tần số ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
D. hệ số lực cản tác dụng lên vật.

Xem lời giải »


Câu 12:

Chọn phát biểu sai khi nói về sóng dừng?

A. Điểm bụng là điểm mà sóng tới và sóng phản xạ cùng pha.
B. Điểm nút là điểm mà sóng tới và sóng phản xạ ngược pha.
C. Trong sóng dừng có sự truyền pha từ điểm này sang điểm khác.
D. Các điểm nằm trên một bó thì dao động cùng pha.

Xem lời giải »


Câu 13:

Cảm giác về âm phụ thuộc vào

A. nguồn âm và tai người nghe.
B. môi trường truyền âm.
C. nguồn âm và môi trường truyền âm.
D. tai người nghe và môi trường truyền âm.

Xem lời giải »


Câu 14:

Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 20 cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình u = 2cos40πt và u = 2cos(40πt + π) (u tính bằng mm, t tính bằng s). Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 30 cm/s. Xét hình vuông AMNB thuộc mặt thoáng chất lỏng. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn BM là:

A. 19

B. 18

C. 20

D. 17

Xem lời giải »


Câu 15:

Chọn phát biểu sai về dao động duy trì.

A. Có chu kỳ bằng chu kỳ dao động riêng của hệ.
B. Năng lượng cung cấp cho hệ đúng bằng phần năng lượng mất đi trong mỗi chu kỳ.
C. Có tần số dao động không phụ thuộc năng lượng cung cấp cho hệ.
D. Có biên độ phụ thuộc vào năng lượng cung cấp cho hệ trong mỗi chu kỳ.

Xem lời giải »


Câu 16:

Khi một điện trở R được nối vào nguồn điện có suất điện động E  và điện trở trong r. Để công suất trên R đạt cực đại thì giá trị của nó bằng:

A. r.

B. 2r.
C. 4r.
D. r2

Xem lời giải »


Câu 17:

Khi sóng âm truyền từ không khí vào nước thì

A. tần số sóng không đổi, vận tốc của sóng tăng.
B. tần số sóng không đổi, vận tốc của sóng giảm.
C. tần số sóng tăng, vận tốc của sóng tăng.
D. tần số sóng giảm, vận tốc của sóng giảm.

Xem lời giải »


Câu 18:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Cuộn cảm có tác dụng cản trở dòng điện xoay chiều, không có tác dụng cản trở dòng điện một chiều.
B. Điện áp tức thời giữa hai đầu cuộn thuần cảm và cường độ dòng điện qua nó có thể đồng thời bằng một nửa các biên độ tương ứng của chúng.
C. Cảm kháng của cuộn cảm tỉ lệ nghịch với chu kỳ của dòng điện xoay chiều.
D. Cường độ dòng điện qua cuộn cảm tỉ lệ với tần số dòng điện.

Xem lời giải »


Câu 19:

Một ô tô khởi hành lúc 7 giờ. Nếu chọn mốc thời gian là 5 giờ thì thời điểm ban đầu là

A. t0 = 7 h.
B. t0 = 12 h.
C. t0 = 2 h.
D. t0 = 5 h.

Xem lời giải »


Câu 20:

Hai nguồn kết hợp A và B dao động theo phương vuông góc với bề mặt chất lỏng với phương trình uA=uB=4cos40πt cm, t tính bằng s. Tốc độ truyền sóng là 50 cm/s. Biên độ sóng coi như không đổi. Tại điểm M trên bề mặt chất lỏng với AMBM=103 cm, phần tử chất lỏng có tốc độ dao động cực đại bằng:

A. 120π cm/s.

B. 100π cm/s.
C. 80π cm/s.
D. 160π cm/s.

Xem lời giải »


Câu 21:

Khi âm thanh truyền từ không khí vào nước thì:

A. Bước sóng thay đổi nhưng tần số không đổi.
B. Bước sóng và tần số đều thay đổi.
C. Bước sóng và tần số không đổi.
D. Bước sóng không đổi nhưng tần số thay đổi.

Xem lời giải »


Câu 22:

Tốc độ truyền sóng trong một môi trường đồng tính và đẳng hướng phụ thuộc vào

A. bản chất môi trường và cường độ sóng.
B. bản chất môi trường và biên độ sóng.
C. bản chất và nhiệt độ của môi trường.
D. bản chất môi trường và năng lượng sóng.

Xem lời giải »


Câu 23:

Sóng cơ lan truyền trong một môi trường dọc theo trục Ox với phương trình là u = 4cos(20πt – 0,4πx) mm; x tính bằng xentimét, t tính bằng giây. Tốc độ truyền sóng trong môi trường là

A. 2 m/s.

B. 0,5 m/s.
C. 20 m/s.
D. 50 m/s.

Xem lời giải »


Câu 24:

Một sóng cơ có bước sóng λ, tần số f và biên độ a không đổi, lan truyền trên một đường thẳng từ điểm M đến điểm N, cách M một đoạn 7λ /3. Tại một thời điểm nào đó, tốc độ dao động của M bằng 2πfa, lúc đó tốc độ dao động của điểm N bằng

A. 2πfa.

B. πfa.
C. 0.
D. 3πfa.

Xem lời giải »


Câu 25:

Một âm thoa có tần số dao động riêng 850 Hz được đặt sát miệng một ống nghiệm hình trụ đáy kín đặt thẳng đứng cao 80 cm. Đổ dần nước vào ống nghiệm đến độ cao 30 cm thì thấy âm được khuếch đại lên rất mạnh. Biết tốc độ truyền âm trong không khí có giá trị nằm trong khoảng 300 m/s ≤ v ≤ 350 m/s. Hỏi khi tiếp tục đổ nước thêm vào ống thì có thêm mấy vị trí của mực nước cho âm được khuếch đại mạnh?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Xem lời giải »


Câu 26:

Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:

Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:   Biết E = 15V, r = 1Ω, R1 = 2Ω, R là biến trở. Tìm R để công suất tiêu thụ trên R là cực đại? Tính giá trị công suất cực đại khi đó? (ảnh 1)

Biết E = 15V, r = 1Ω, R1 = 2Ω, R là biến trở. Tìm R để công suất tiêu thụ trên R là cực đại? Tính giá trị công suất cực đại khi đó?

A. R=25Ω; Pmax=37W.

B. R=23Ω; Pmax=37,5W.
C. R=27Ω; Pmax=37,7W.
D. R=29Ω; Pmax=38W.

Xem lời giải »


Câu 27:

Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 5cos(2πt)cm. Nếu tại một thời điểm nào đó vật đang có li độ x = 3 cm và đang chuyển động theo chiều dương thì sau đó 0,25 s vật có li độ là

A. - 2 cm.
B. 4 cm.
C. -3 cm.
D. 3 cm.

Xem lời giải »


Câu 28:

Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình: x = 4cos(4πt + π/3) (cm). Trong thời gian 1,25 s tính từ thời điểm t = 0 vật đi qua vị trí có li độ x = - 1 cm.

A. 3 lần.
B. 4 lần.
C. 5 lần.
D. 6 lần.

Xem lời giải »


Câu 29:

Đại lượng nào sau đây của sóng không phụ thuộc môi trường truyền sóng?

A. Tốc độ truyền sóng.
B. Tần số, tốc độ truyền sóng và bước sóng.
C. Tần số.
D. Bước sóng.

Xem lời giải »


Câu 30:

Một nhạc cụ phát ra âm có tần số cơ bản f0 thì hoạ âm bậc 4 của nó là:

A. f0.
B. 2f0.
C. 3f0.
D. 4f0.

Xem lời giải »


Câu 31:

Chọn câu đúng. Gọi d là khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng, v là vận tốc truyền sóng, T là chu kỳ của sóng. Nếu d = n.v.T (n = 0,1,2,....) thì hai điểm đó:

A. dao động ngược pha.
B. dao động vuông pha.
C. dao động cùng pha.
D. Không xác định được.

Xem lời giải »


Câu 32:

Trong hiện tượng giao thoa sóng, hai nguồn kết hợp A và B dao động với cùng tần số, cùng biên độ a và cùng pha ban đầu, các điểm nằm trên đường trung trực của AB

A. có biên độ sóng tổng hợp bằng a.

B. có biên độ sóng tổng hợp bằng 2a.
C. dao động với biên độ trung bình.
D. đứng yên không dao động.

Xem lời giải »


Câu 33:

Điện năng ở một trạm phát điện được truyền đi dưới hiệu điện thế 2 kV và công suất là 200 kW. Hiệu số chỉ của các công tơ điện ở trạm phát và ở nơi thu sau mỗi ngày đêm chênh lệch nhau thêm 480 kWh.

a. Tính công suất hao phí.

b. Tăng U bao nhiêu lần để hao phí trên đường dây bằng 2,5% điện năng trạm phát truyền đi. Coi công suất trạm phát là không đổi.

Xem lời giải »


Câu 34:

Trong giờ thực hành, để tiến hành đo điện trở Rx của dụng cụ, người ta mắc nối tiếp điện trở đó với biến trở R0 vào mạch điện. Đặt vào hai đầu đoạn mạch dòng điện xoay chiều có hiệu điện thế hiệu dụng không đổi, tần số xác định. Kí hiệu ux, uR0 lần lượt là điện áp giữa hai đầu Rx và R0. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc giữa ux, uR0 là:

A. Hình elip.
B. Đường hypebol.
C. Đường tròn.
D. Đoạn thẳng.

Xem lời giải »


Câu 35:

Khi gắn vật nặng có khối lượng m1 = 0,9 kg vào một lò xo có khối lượng không đáng kể, hệ dao động điều hòa với chu kì T1 = 1,5(s). Khi gắn một vật khác có khối lượng m2 vào lò xo thì hệ dao động với chu kì T2 = 0,5(s). Khối lượng m bằng

A. m2 = 0,1 kg.

B. m2 = 0,3 kg.
C. m2 = 8,1 kg.
D. m2 = 2,7 kg.

Xem lời giải »


Câu 36:

Cho đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM nối tiếp MB. Đoạn mạch AM gồm điện trở R nối tiếp với tụ điện có điện dung C, đoạn mạch MB có cuộn cảm có độ tự cảm L và điện trở r. Đặt vào AB một điện áp xoay chiều u = U 2cosωt (V). Biết R = r = LC; điện áp hiệu dụng giữa hai đầu MB lớn gấp n = 3 điện áp hai đầu AM. Hệ số công suất của đoạn mạch có giá trị là:

A. 0,887.

B. 0,755.
C. 0,866.
D. 0,975.

Xem lời giải »


Câu 37:

Cho một sợi dây đang có sóng dừng với tần số góc ω = 20 rad/s. Trên dây A là một nút sóng, điểm B là bụng sóng gần A nhất, điểm C giữa A và B. Khi sợi dây duỗi thẳng thì khoảng cách AB = 9 cm; AB = 3AC. Khi sợi dây biến dạng nhiều nhất thì khoảng cách giữa A và C là 5 cm. Tốc độ dao động của điểm B khi nó đi qua vị trí có li độ bằng biên độ của điểm C là:

A. 1603cm/s.

B. 803cm/s.
C. 160 cm/s.
D. 80 cm/s.

Xem lời giải »


Câu 38:

Trên đường thẳng nối hai nguồn khoảng cách từ một gợn lồi đến gợn lồi thứ 6 bên phải của nó là 30 cm. Tần số của hai nguồn là 20 Hz. Vận tốc truyền sóng là:

A. 2 m/s.
B. 0,2 m/s.
C. 0,24 m/s.
D. 2,4 m/s.

Xem lời giải »


Câu 39:

Tại mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp A và B cách nhau 16 cm, dao động điều hòa theo phương vuông góc với mặt chất lỏng với phương trình: u = 2cos40πt(cm) và u = 2cos(40πt + π) (cm) . Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 40 cm/s. Gọi M là một điểm thuộc mặt chất lỏng, nằm trên đường thẳng Ax vuông góc với AB, cách A một đoạn ngắn nhất mà phần tử chất lỏng tại M dao động với biên độ cực đại. Khoảng cách AM bằng:

A. 1,03 cm.

B. 2,14 cm.
C. 4,28 cm.
D. 2,07 cm.

Xem lời giải »


Câu 40:

Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N là UMN = 40 V. Chọn câu chắc chắn đúng.

A. Điện thế ở M là 40 V.
B. Điện thế ở N bằng 0.

C. Điện thế ở M có giá trị dương, ở N có giá trj âm.

D. Điện thế ở M cao hơn điện thế ở N là 40 V

Xem lời giải »


Câu 41:

Đối với âm cơ bản và họa âm bậc 2 của cùng 1 dây đàn phát ra thì

A. họa âm bậc 2 có cường độ lớn gấp 2 lần cường độ âm cơ bản.
B. tần số họa âm bậc 2 lớn gấp đôi tần số âm cơ bản.
C. tần số âm cơ bản lớn gấp đôi tần số họa âm bậc 2.
D. vận tốc truyền âm cơ bản gấp đôi vận tốc truyền họa âm bậc 2.

Xem lời giải »


Câu 42:

Giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều có biểu thức: i = 23cos200πt (A) là:

A. 23A.

B. 6A.
C. 32A.
D. 2 A.

Xem lời giải »


Câu 43:

Khi nói về sự tương tác điện, trong các nhận định dưới đây, nhận định nào là sai?

A. Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau.
B. Các điện tích khác loại thì hút nhau.
C. Hai thanh nhựa giống nhau, sau khi cọ xát với len dạ, nếu đưa lại gần thì chúng sẽ hút nhau.
D. Hai thanh thủy tinh sau khi cọ xát vào lụa, nếu đưa lại gần nhau thì chúng sẽ đẩy nhau.

Xem lời giải »


Câu 44:

Một con lắc đơn có chiều dài 1 m khối lượng 100 g dao động trong mặt phẳng thẳng đứng đi qua điểm treo tại nơi có g = 10 m/s2. Lấy mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Bỏ qua mọi ma sát. Khi sợi dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc 30° thì tốc độ của vật nặng là 0,3 m/s. Cơ năng của con lắc đơn là

A. 0,12 J.

B. 0,13 J.
C. 0,14 J.
D. 0,5 J.

Xem lời giải »


Câu 45:

Chất phóng xạ pôlôni 84210Po phát ra tia α và biến đổi thành chì 82206Pb. Cho chu kì bán rã của 84210Polà 138 ngày. Ban đầu (t = 0) có một mẫu pôlôni nguyên chất. Tại thời điểm t1, tỉ số giữa số hạt nhân pôlôni và số hạt nhân chì trong mẫu là 13. Tại thời điểm t2 = t1+ 276 ngày, tỉ số giữa số hạt nhân pôlôni và số hạt nhân chì trong mẫu là

A. 19.

B. 125
C. 115
D. 116.

Xem lời giải »


Câu 46:

Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, đầu trên cố định, đầu dưới treo vật m = 100 (g). Kéo vật xuống dưới vị trí cân bằng theo phương thẳng đứng một đoạn rồi buông nhẹ. Vật dao động với phương trình x = 5cos(4πt) cm. Chọn gốc thời gian là lúc buông vật. Lấy g = π2 = 10 m/s. Lực dùng để kéo vật trước khi dao động có cường độ

A. F = 0,8 N.

B. F = 1,6 N.
C. F = 3,2 N.
D. F = 6,4 N.

Xem lời giải »


Câu 47:

Điều nào sau đây đúng khi nói về bước sóng.

A. Bước sóng là quãng đường mà sóng truyền được trong một chu kì.
B. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm dao dộng cùng pha nhau trên phương truyền sóng.
C. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng và dao động cùng pha.
D. Cả A và C.

Xem lời giải »


Câu 48:

Một cuộn dây có lõi thép, độ tự cảm L = 318 (mH) và điện trở thuần 100 Ω. Người ta mắc cuộn dây vào mạng điện không đổi có điện áp 20 V thì cường độ dòng điện qua mạch là

A. 0,2 A.

B. 0,14 A.
C. 0,1 A.
D. 1,4 A.

Xem lời giải »


Câu 49:

Một cuộn dây có lõi thép, độ tự cảm 318 mH và điện trở thuần 100Ω. Người ta mắc cuộn dây vào mạng điện xoay chiều 20 V, 50 Hz thì cường độ dòng điện qua cuộn dây là

A. 0,2 A.

B. 0,14 A.
C. 0,1 A.
D. 1,4 A.

Xem lời giải »


Câu 50:

Một vật dao động điều hoà dọc theo trục Ox. Lúc vật ở li độ x =2 cm thì có vận tốc v=π2cm/s và gia tốc a=π22 cm/s2. Biên độ A và tần số góc ω là

A. 2 cm; π rad/s.

B. 20 cm; π rad/s.
C. 2 cm; 2π rad/s.
D. 22 cm; π rad/s.

Xem lời giải »


Câu 51:

Ứng dụng của hiện tượng sóng dừng để

A. xác định tốc độ truyền sóng.
B. xác định chu kì sóng.
C. xác định năng lượng sóng.
D. xác định tần số sóng.

Xem lời giải »


Câu 52:

Một nguồn âm điểm S phát âm đẳng hướng với công suất không đổi trong một môi trường không hấp thụ và không phản xạ âm. Lúc đầu, mức cường độ âm do S gây ra tại điểm M là L (dB). Khi cho S tiến lại gần M thêm một đoạn 60 m thì mức cường độ âm tại M lúc này là L + 6 (dB). Khoảng cách từ S đến M lúc đầu là

A. 80,6 m.

B. 120,3 m.
C. 200 m.
D. 40 m.

Xem lời giải »


Câu 53:

Một sóng hình sin đang truyền trên một sợi dây theo chiều dương của trục Ox. Hình vẽ mô tả hình dạng của sợi dây tại thời điểm t1 và t2 = t1 + 1s. Tại thời điểm t2, vận tốc của điểm M trên dây gần giá trị nào nhất?

Một sóng hình sin đang truyền trên một sợi dây theo chiều dương của trục Ox. Hình vẽ mô tả hình dạng của sợi dây tại thời điểm t1 và t2 = t1 + 1s. Tại thời điểm t2, vận tốc của điểm M trên dây gần giá trị nào nhất?   (ảnh 1)

A. 3,042 cm/s.

B. – 3,042 cm/s.
C. – 3,029 cm/s.
D. 3,029 cm/s.

Xem lời giải »


Câu 54:

Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa hai cực đại liên tiếp nằm trên đường nối tâm hai sóng có độ dài là

A. một nửa bước sóng.
B. một phần tư bước sóng.
C. một bước sóng.
D. hai lần bước sóng.

Xem lời giải »


Câu 55:

Con lắc đơn có chiều dài ℓ1 dao động với chu kỳ T1, con lắc đơn có chiều dài ℓ2 thì dao động với chu kỳ T2. Khi con lắc đơn có chiều dài ℓ1 + ℓ2 sẽ dao động với chu kỳ là

A. T = T2 – T1.

B. T2=T12+T22.
C. T2=T22T12.
D. T2=T12.T22T12+T22.

Xem lời giải »


Câu 56:

Cho hai bản kim loại phẳng đặt song song tích điện trái dấu, một êlectron bay vào điện trường giữ hai bản kim loại nói trên, với vận tốc ban đầu v0 vuông góc với các đường sức điện. Bỏ qua tác dụng của trọng trường. Quỹ đạo của êlectron là

A. đường thẳng song song với các đường sức điện.
B. đường thẳng vuông góc với các đường sức điện.
C. một phần của đường hypebol.
D. một phần của đường parabol.

Xem lời giải »


Câu 57:

Một mạch điện xoay chiều có độ lệch pha giữa điện áp và cường độ dòng điện chạy trong mạch là π2. Tại một thời điểm t, cường độ dòng điện trong mạch có giá trị 2 A thì điện áp giữa hai đầu mạch là 1006A. Biết cường độ dòng điện cực đại là 4 A. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu mạch điện có giá trị là

A. U = 100 V.

B. U = 200 V.
C. U = 300 V.
D. U = 220 V.

Xem lời giải »


Câu 58:

Ở các rạp hát người ta thường ốp tường bằng các tấm nhung, dạ. Người ta làm như vậy để

A. âm nghe được to hơn, cao hơn và rõ hơn.
B. nhung, dạ phản xạ trung thực âm thanh.
C. để âm phản xạ thu được là những âm êm tai.
D. để giảm phản xạ âm.

Xem lời giải »


Câu 59:

Một đồng hồ quả lắc đếm giây mỗi ngày nhanh 120 (s), phải điều chỉnh chiều dài của con lắc thế nào để đồng hồ chạy đúng?

A. Tăng 0,28%.

B. Giảm 0,28%.
C. Tăng 0,14%.
D. Giảm 0,14%.

Xem lời giải »


Câu 60:

Con lắc lò xo có khối lượng m = 2 kg dao động điều hòa theo phương nằm ngang. Vận tốc vật có độ lớn cực đại là 0,6 m/s. Chọn thời điểm t = 0 lúc vật qua vị trí x = 32 cm và tại đó thế năng bằng động năng tính chu kì dao động của con lắc và độ lớn lực đàn hồi tại thời điểm t = π20s.

A. T = 0,628 s và F = 3 N.

B. T = 0,314 s và F = 3 N.
C. T = 0,314 s và F = 6 N.
D. T = 0,628 s và F = 6 N.

Xem lời giải »


Câu 61:

Chu kì dao động nhỏ của con lắc đơn phụ thuộc vào

A. khối lượng con lắc.
B. trọng lượng con lắc.
C. tỉ số trọng lượng và khối lượng.
D. khối lượng riêng của con lắc.

Xem lời giải »


Câu 62:

Một nguồn O phát sóng cơ dao động theo phương trình: u = 2cos(20πt + π/3) ( trong đó u (mm), t (s) ) sóng truyền theo đường thẳng Ox với tốc độ không đổi 1 (m/s). M là một điểm trên đường truyền cách O một khoảng 42,5 cm. Trong khoảng từ O đến M có bao nhiêu điểm dao động lệch pha π6 với nguồn?

A. 9

B. 4

C. 5

D. 8

Xem lời giải »


Câu 63:

Chọn câu đúng nhất. Dòng điện xoay chiều hình sin là

A. dòng điện có cường độ biến thiên tỉ lệ thuận với thời gian.
B. dòng điện có cường độ biến thiên tuần hoàn theo thời gian.
C. dòng điện có cường độ biến thiên điều hòa theo thời gian.
D. dòng điện có cường độ và chiều thay đổi theo thời gian.

Xem lời giải »


Câu 64:

Điều kiện có sóng dừng trên dây chiều dài ℓ khi cả hai đầu dây cố định hay hai đầu tự do là

A. l=kλ

B. l=kλ2.
C. l=2k+1λ2.
D. l=2k+1λ4.

Xem lời giải »


Câu 65:

Tại điểm S trên mặt nước yên tĩnh có nguồn dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với tần số f. Khi đó trên mặt nước hình thành hệ sóng tròn đồng tâm S. Tại hai điểm M, N nằm cách nhau 5 cm trên đường thẳng đi qua S luôn dao động ngược pha với nhau. Biết vận tốc truyền sóng trên mặt nước là 80 cm/s và tần số của nguồn dao động thay đổi trong khoảng từ 49 Hz đến 63 Hz. Tần số dao động của nguồn là:

A. 62 Hz.

B. 56 Hz.

C. 54 Hz.
D. 55,5 Hz.

Xem lời giải »


Câu 66:

Một sóng âm có tần số 510 Hz lan truyền trong không khí với vận tốc 340 m/s. Độ lệch pha của sóng tại hai điểm có hiệu đường đi từ nguồn tới hai điểm đó bằng 50 cm là

A. 3π2rad.

B. 2π3rad.
C. π2 rad.
D. π3 rad.

Xem lời giải »


Câu 67:

Một sóng âm có tần số xác định truyền trong không khí và trong nước với vận tốc lần lượt là 330 m/s và 1452 m/s. Khi sóng âm đó truyền từ nước ra không khí thì bước sóng của nó sẽ:

A. giảm 4,4 lần.

B. giảm 4 lần.
C. tăng 4,4 lần.
D. tăng 4 lần.

Xem lời giải »


Câu 68:

Một chiếc xe có độ cao H = 30 cm và chiều dài L = 40 cm cần chuyển động thẳng đều để đi qua gầm một chiếc bàn. Bàn và xe đều đặt trên mặt phẳng ngang. Phía dưới của mặt bàn có treo một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k = 50 N/m và vật nhỏ khối lượng m = 0,4 kg. Xe và con lắc nằm trong cùng một mặt phẳng thẳng đứng. Khi xe chưa đi qua vị trí có treo con lắc ở trên, người ta đưa vật nhỏ lên vị trí lò xo không biến dạng, khi đó vật có độ cao h = 42 cm so với sàn. Sau đó thả nhẹ vật. Biết g = 10 m/s2. Coi vật rất mỏng và có chiều cao không đáng kể. Để đi qua gầm bàn mà không chạm vào con lắc trong quá trình con lắc dao động, xe phải chuyển động thẳng đều với tốc độ nhỏ nhất bằng

Một chiếc xe có độ cao H = 30 cm và chiều dài L = 40 cm cần chuyển động thẳng đều để đi qua gầm một chiếc bàn. Bàn và xe đều đặt trên mặt phẳng ngang. Phía dưới của mặt bàn có treo một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k = 50 N/m và vật nhỏ khối lượng m = 0,4 kg. Xe và con lắc nằm trong cùng một mặt phẳng thẳng đứng. Khi xe chưa đi qua vị trí có treo con lắc ở trên, người ta đưa vật nhỏ lên vị trí lò xo không biến dạng, khi đó vật có độ cao h = 42 cm so với sàn. Sau đó thả nhẹ vật. Biết g = 10 m/s2. Coi vật rất mỏng và có chiều cao không đáng kể. Để đi qua gầm bàn mà không chạm vào con lắc trong quá trình con lắc dao động, xe phải chuyển động thẳng đều với tốc độ nhỏ nhất bằng   (ảnh 1)

A. 1,06 m/s.

B. 0,82 m/s.
C. 0,68 m/s.
D. 2,14 m/s.

Xem lời giải »


Câu 69:

Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi thì

A. nguồn phát sóng ngừng dao động còn các điểm trên dây vẫn dao động.
B. trên dây có các điểm dao động mạnh xen kẽ với các điểm đứng yên.
C. trên dây chỉ còn sóng phản xạ, còn sóng tới bị triệt tiêu.
D. tất cả các điểm trên dây đều dừng lại không dao động.

Xem lời giải »


Câu 70:

Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, kích thích cho con lắc dao động điều hòa với biên độ A. Đồ thị (1) biểu diễn lực hồi phục phụ thuộc vào thời gian. Đồ thị (2) biểu diễn độ lớn lực đàn hồi phụ thuộc vào thời gian. Lấy g = 10 m/s2 và π2 = 10. Độ cứng của lò xo là

Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, kích thích cho con lắc dao động điều hòa với biên độ A. Đồ thị (1) biểu diễn lực hồi phục phụ thuộc vào thời gian. Đồ thị (2) biểu diễn độ lớn lực đàn hồi phụ thuộc vào thời gian. Lấy g = 10 m/s2 và π2 = 10. Độ cứng của lò xo là   (ảnh 1)

A. 100 N/m.

B. 400 N/m.
C. 200 N/m.
D. 300 N/m.

Xem lời giải »


Câu 71:

Trên một sợi dây dài đang có sóng ngang hình sin truyền qua theo chiều dương của trục Ox. Tại thời điểm t0, một đoạn của sợi dây có hình dạng như hình bên. Hai phần tử dây tại M và O dao động lệch pha nhau

Trên một sợi dây dài đang có sóng ngang hình sin truyền qua theo chiều dương của trục Ox. Tại thời điểm t0, một đoạn của sợi dây có hình dạng như hình bên. Hai phần tử dây tại M và O dao động lệch pha nhau    (ảnh 1)

A. π4.

B. π3. 
C. 3π4.
D. 2π3.

Xem lời giải »


Câu 72:

Cho mạch điện như hình vẽ.

Cho mạch điện như hình vẽ.   Biết R1 = 15Ω, R2 = R3 = R4= 10Ω. Điện trở của ampe kế và dây nối không đáng kể. Biết ampe kế chỉ 3A. Tính UAB.  (ảnh 1)

Biết R1 = 15Ω, R2 = R3 = R4= 10Ω. Điện trở của ampe kế và dây nối không đáng kể. Biết ampe kế chỉ 3A. Tính UAB. 

A. 30 V.

B. 15 V.
C. 20 V.
D. 25 V.

Xem lời giải »


Câu 73:

Một sóng cơ học phát ra từ một nguồn O lan truyền trên mặt nước vận tốc 2 m/s. Người ta thấy hai điểm M, N gần nhau nhất trên mặt nước nằm trên cùng đường thẳng qua O và cách nhau 40 cm luôn dao động ngược pha nhau. Tần số sóng đó là:

A. 0,4 Hz.

B. 1,5 Hz.
C. 2 Hz.
D. 2,5 Hz.

Xem lời giải »


Câu 74:

Phương trình vận tốc của vật là: v =Aωcos(ωt). Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Gốc thời gian lúc vật có li độ x = - A.
B. Gốc thời gian lúc vật có li độ x = A.
C. Gốc thời gian lúc vật đi qua VTCB theo chiều dương.
D. Cả A và B đều đúng.

Xem lời giải »


Câu 75:

Sóng truyền từ M đến N dọc theo phương truyền sóng với bước sóng λ = 120 cm. Biết rằng sóng tại N trễ pha hơn sóng tại M là π3. Khoảng cách d = MN sẽ là:

A. d = 15 cm.

B. d = 24 cm.
C. d = 30 cm.
D. d = 20 cm.

Xem lời giải »


Câu 76:

Một hệ cô lập gồm ba điện tích điểm, có khối lượng không đáng kể, nằm cân bằng với nhau. Tình huống nào dưới đây có thể xảy ra.

A. Ba điện tích cùng dấu nằm ở ba đỉnh của một tam giác đều.
B. Ba điện tích cùng dấu nằm trên một đường thẳng.
C. Ba điện tích không cùng dấu nằm ở ba đỉnh của một tam giác đều.
D. Ba điện tích không cùng dấu nằm trên một đường thẳng.

Xem lời giải »


Câu 77:

Người ta nhỏ những giọt nước đều đặn xuống một điểm O trên mặt nước phẳng lặng với tốc độ 80 giọt trong một phút, khi đó trên mặt nước xuất hiện những gợn sóng hình tròn tâm O cách đều nhau. Khoảng cách giữa 4 gợn sóng liên tiếp là 13,5 cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là

A. 6 cm/s.

B. 45 cm/s.
C. 350 cm/s.
D. 60 cm/s.

Xem lời giải »


Câu 78:

Đặt điện áp xoay chiều u=U0cosωt vào hai đầu đoạn mạch chỉ có điện trở thuần. Gọi U là điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch; i, I0 và I lần lượt là giá trị tức thời, giá trị cực đại và giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện trong đoạn mạch. Hệ thức nào sau đây sai?

A. UU0II0=0.

B. UU0+II0=2.
C. uUiI=0
D. u2U02+i2I02=1

Xem lời giải »


Câu 79:

Khi mức cường độ âm tăng thêm 20 dB thì cường độ âm tăng lên

A. 2 lần.
B. 200 lần.
C. 20 lần.
D. 100 lần.

Xem lời giải »


Câu 80:

Một cánh quạt dài 20 cm, quay với tốc độ góc không đổi ω = 112 rad/s2. Tốc độ dài của một điểm trên cánh quạt và cách trục quay của cánh quạt một đoạn 15 cm là

A. 22,4 m/s.
B. 2240 m/s.
C. 16,8 m/s.
D. 1608 m/s.

Xem lời giải »


Câu 81:

Phát biểu nào sau đây sai khi nói về dao động điều hoà?

A. Dao động điều hòa là dao động có tính tuần hoàn.
B. Biên độ của dao động là giá trị cực đại của li độ.
C. Vận tốc biến thiên cùng tần số với li độ.
D. Dao động điều hoà có quỹ đạo là đường hình sin.

Xem lời giải »


Câu 82:

Chọn câu đúng?

A. Cường độ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều qua tụ điện tỉ lệ nghịch với tần số dòng điện.
B. Tụ điện cho cả dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đi qua.
C. Dung kháng của tụ điện tỉ lệ nghịch với tần số của dòng điện xoay chiều.
D. Điện áp giữa hai bản tụ biến thiên sớm pha π2 đối với dòng điện.

Xem lời giải »


Câu 83:

Hai điểm A, B nằm trên cùng một đường thẳng đi qua một nguồn âm và ở hai phía so với nguồn âm. Biết mức cường độ âm tại A và tại trung điểm M của AB lần lượt là 50 dB và 44 dB. Mức cường độ âm tại B gần giá trị nào nhất.

A. 36 dB.
B. 47 dB.
C. 28 dB.
D. 38 dB.

Xem lời giải »


Câu 84:

Cho dòng điện xoay chiều có biểu thức i = 2,0.sin(100πt) A chạy qua một dây dẫn. Trong 5,0 ms kể từ thời điểm t = 0 số êlectron chuyển qua một tiết diện thẳng của dây dẫn là:

A. 3,96.1016.
B. 7,96.1016.
C. 1,59.1017.
D. 1,19.1017.

Xem lời giải »


Câu 85:

Tại O có một nguồn phát sóng với với tần số f = 20 Hz, tốc độ truyền sóng là 1,6 m/s. Ba điểm thẳng hàng A, B, C nằm trên cùng phương truyền sóng và cùng phía so với O. Biết OA = 9 cm; OB = 24,5 cm; OC = 42,5 cm. Số điểm dao động cùng pha với A trên đoạn BC là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Xem lời giải »


Câu 86:

Một điện trường đều cường độ 4000V/m, có phương song song với cạnh huyền tam giác vuông ABC có chiều từ B đến C biết AB = 6cm, AC = 8cm. Tính hiệu điện thế giữa hai điểm BC?

Xem lời giải »


Câu 87:

Có 9 pin giống nhau được mắc thành bộ nguồn có số pin trong mỗi dãy bằng số dãy thì thu được bộ nguồn 6V – 1Ω. Suất điện động và điện trở trong của mỗi nguồn.

A. 2V – 1Ω.
B. 2V - 2Ω.
C. 2V – 3Ω.
D. 6V - 3Ω.

Xem lời giải »


Câu 88:

Một tụ có điện dung 2 μF. Khi đặt một hiệu điện thế 4 V vào 2 bản của tụ điện thì tụ tích được một điện lượng là

A. 2.10-6 C.
B. 16.10-6 C.
C. 4.10-6 C
D. 8.10-6 C.

Xem lời giải »


Câu 89:

Một hạt bụi mang điện tích dương có khối lượng m = 10-6 g nằm cân bằng trong điện trường đều Ecó phương nằm ngang và có cường độ E = 1000 V/m. Cho g = 10 m/s2; góc lệch của dây treo so với phương thẳng đứng là 300 .Tính điện tích hạt bụi?

A. 3.109C.

B. 3.1011C.
C. 13.1011C.
D. 13.1010C.

Xem lời giải »


Câu 90:

Một điện tích 1μCđặt trong chân không sinh ra điện trường tại một điểm cách nó 1 m có độ lớn và hướng là

A. 9000 V/m, hướng ra xa nó.
B. 9000 V/m, hướng về phía nó.
C. 9.109V/m, hướng ra xa nó.
D. 9.109V/m, hướng về phía nó.

Xem lời giải »


Câu 91:

Giá trị hiệu dụng của dòng điện được xây dựng trên cơ sở

A. giá trị trung bình của dòng điện.
B. một nửa giá trị cực đại.
C. khả năng tỏa nhiệt so với dòng điện một chiều.
D. hiệu của tần số và giá trị cực đại.

Xem lời giải »


Câu 92:

Từ trạng thái đứng yên, một vật chuyển động nhanh dần đều với gia tốc là 2 m/s2 và đi được quãng đường dài 100 m. Hãy chia quãng đường đó ra hai phần sao cho vật đi được hai phần đó trong hai khoảng thời gian bằng nhau.

A. 50 m – 50 m.

B. 40 m – 60 m.
C. 32 m – 68 m.
D. 25 m – 75 m.

Xem lời giải »


Câu 93:

Một máy phát điện xoay chiều một pha có 8 cặp cực, phần ứng gồm 22 cuộn dây mắc nối tiếp. Từ thông qua mỗi cuộn dây có giá trị cực đại là 0,1/π Wb. Rôto quay với vận tốc 375 vòng/phút. Suất điện động cực đại do máy có thể phát ra là:

A. 110 V.

B. 1102 V.
C. 220 V.
D. 2202 V.

Xem lời giải »


Câu 94:

Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = 4cos(5πt − π/2) cm. Vận tốc và gia tốc của vật ở thời điểm t = 0,5s là: 

A. 10π3cm/s và 50π2 cm/s2.

B. 0 cm/s và -π2 m/s2.
C. -10π3cm/s và 50π2 cm/s2.
D. 10π3cm/s và 503π2 cm/s2.

Xem lời giải »


Câu 95:

Một chiếc đèn neon đặt dưới một hiệu điện thế xoay chiều 119 V – 50 Hz. Nó chỉ sáng lên khi điện áp tức thời trên hai đầu bóng đèn có trị tuyệt đối lớn hơn 84 V. Thời gian bóng đèn sáng trong một chu kì là bao nhiêu?

A. Δt = 0,0233 s.

B. Δt = 0,0200 s.
C. Δt = 0,0133 s.
D. Δt = 0,0100 s.

Xem lời giải »


Câu 96:

Một sợi dây dài 120 cm đầu B cố định. Đầu A gắn với một nhánh của âm thoa dao động với tần số 40 Hz. Biết tốc độ truyền sóng v = 32 m/s, đầu A nằm tại một nút sóng dừng. Số nút sóng dừng trên dây là

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Xem lời giải »


Câu 97:

Hai quả cầu nhỏ có điện tích 10-7 C và 4.10-7 C tương tác với nhau một lực 0,1 (N) trong chân không. Khoảng cách giữa chúng là

A. 2 cm.

B. 3 cm. 
C. 5 cm.
D. 6 cm.

Xem lời giải »


Câu 98:

Tiến hành thí nghiệm đo gia tốc trọng trường bằng con lắc đơn, một học sinh đo được chiều dài con lắc đơn là 119 ± 1 (cm), chu kì dao động nhỏ của nó là 2,20 ± 0,01 (s). Lấy π = 9,87 và bỏ qua sai số của số π. Gia tốc trọng trường do học sinh đo được tại nơi làm thí nghiệm là

A. 9,7 ± 0,2 (m/s2).

B. 9,8 ± 0,2 (m/s2).
C. 9,8 ± 0,3 (m/s2).
D. 9,7 ± 0,3 (m/s2).

Xem lời giải »


Câu 99:

Một sợi dây dài 96 cm căng ngang, có hai đầu A và B cố định. M và N là hai điểm trên dây với MA = 75 cm và NA = 93 cm. Trên dây có sóng dừng với số bụng nằm trong khoảng từ 5 bụng đến 19 bụng. Biết phần tử dây tại M và N dao động cùng pha và cùng biên độ. Gọi d là khoảng cách từ M đến điểm bụng gần nó nhất. Giá trị của d gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 6,3 cm.

B. 1,8 cm.
C. 3,3 cm.
D. 4,8 cm.

Xem lời giải »


Câu 100:

Hai vật dao động điều hoà cùng tần số và biên độ dọc theo hai đuờng thẳng song song cạnh nhau. Hai vật đi qua cạnh nhau khi chuyển động ngược chiều nhau, và đều tại vị trí có li độ bằng nửa biên độ. Độ lệch pha của hai dao động là:

A. 5π6.

B. 4π3.
C. π6.
D. 2π3.

Xem lời giải »


Câu 101:

Xử lí mẫu vật khởi đầu bằng tia phóng xạ gây …(?)…, nhằm tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống. Cụm từ phù hợp trong câu là

A. biến dị tổ hợp.
B. đột biến gen
C. đột biến NST.
D. đột biến.

Xem lời giải »


Câu 102:

Đơn vị đo mức cường độ âm là:

A. Oát trên mét (W/m).
B. ben (B).
C. Niutơn trên mét vuông (N/m2).
D. Oát trên mét vuông (W/m2).

Xem lời giải »


Câu 103:

Suất điện động nhiệt điện phụ thuộc vào

A. nhiệt độ mối hàn.
B. độ chênh lệch nhiệt độ mối hàn.
C. độ chênh lệch nhiệt độ mối hàn và bản chất hai kim loại.
D. nhiệt độ mối hàn và bản chất hai kim loại.

Xem lời giải »


Câu 104:

Ở nhiệt độ 25°C, hiệu điện thế hai đầu của một bóng đèn là 20 V, cường độ dòng điện là 8 A. Khi đèn sáng bình thường, cường độ dòng điện vẫn là 8 A, nhiệt độ của bóng đèn khi đó là 2644 0C. Hỏi hiệu điện thế hai đầu bóng đèn lúc đó là bao nhiêu? Biết hệ số nhiệt điện trở là 4,2.10-3 K-1.

A. 200 V.

B. 240 V.
C. 250 V.
D. 300 V.

Xem lời giải »


Câu 105:

Một sóng cơ có tần số 200 Hz lan truyền trong một môi trường với tốc độ 1500 m/s. Bước sóng của sóng này trong môi trường đó là

A. λ = 75 m.

B. λ = 7,5 m.
C. λ = 3 m.
D. λ = 30,5 m.

Xem lời giải »


Câu 106:

Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa li độ và vận tốc của một vật dao động điều hòa có dạng là

A. đường hình sin.
B. đường thẳng.
C. đường elip.
D. đường hypebol.

Xem lời giải »


Câu 107:

Sự phụ thuộc của chiết suất vào bước sóng

A. là hiện tượng đặc trưng của thủy tinh.
B. chỉ xảy ra với chất rắn và lỏng.
C. xảy ra với mọi chất rắn, lỏng, khí.
D. chỉ xảy ra với chất rắn.

Xem lời giải »


Câu 108:

Hai điện tích điểm q1 = 0,5 nC và q2 = - 0,5 nC đặt tại hai điểm A và B cách nhau 6 cm trong không khí. Tính cường độ điện trường tại trung điểm AB.

Xem lời giải »


Câu 109:

Biên độ dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào

A. pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
B. biên độ ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
C. tần số ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
D. hệ số lực cản tác dụng lên vật.

Xem lời giải »


Câu 110:

Một con lắc lò xo gồm vật có m = 100 g, lò xo có độ cứng k = 50 N/m dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với biên độ 4 cm. Lấy g = 10 m/s2. Khoảng thời gian lò xo bị giãn trong một chu kì là:

A. 0,28 s.

B. 0,09 s.
C. 0,14 s.
D. 0,19 s.

Xem lời giải »


Câu 111:

Khi phản xạ trên vật cản cố định, sóng phản xạ trên sợi dây luôn ngược pha với sóng tới tại

A. mọi điểm trên dây.
B. trung điểm sợi dây.
C. điểm bụng.
D. điểm phản xạ.

Xem lời giải »


Câu 112:

Tai ta phân biệt được hai âm có độ cao (trầm – bổng) khác nhau là do hai âm đó có

A. tần số khác nhau.
B. biên độ âm khác nhau.
C. cường độ âm khác nhau.
D. độ to khác nhau.

Xem lời giải »


Câu 113:

Trong cùng một khoảng thời gian, con lắc thứ nhất thực hiện 10 chu kì dao động, con lắc thứ hai thực hiện 6 chu kì dao động. Biết hiệu số chiều dài dây treo của chúng là 48 cm. Chiều dài dây treo của mỗi con lắc là:

A. l = 79 cm; l = 31 cm.

B. l = 9,1 cm; l = 57,1 cm.
C. l = 42 cm; l = 90 cm.
D. l = 27 cm; l = 75 cm.

Xem lời giải »


Câu 114:

Khảo sát thực nghiệm một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng 216 g và lò xo lực có độ cứng k, dao động dưới tác dụng của ngoại lực F=F0cos2πft, với F0 không đổi và f thay đổi được. Kết quả khảo sát ta được đường biểu diễn biên độ A của con lắc theo tần số f có đồ thị như hình vẽ. Giá trị của k xấp xỉ bằng

Khảo sát thực nghiệm một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng 216 g và lò xo lực có độ cứng k, dao động dưới tác dụng của ngoại (ảnh 1)

A. 13,64 N/m.

B. 12,35 N/m.
C. 15,64 N/m.
D. 16,71 N/m.

Xem lời giải »


Câu 115:

Tốc độ truyền sóng là

A. quãng đường phần tử vật chất đi được trong một chu kỳ.
B. tốc độ lan truyền dao động của phần tử vật chất trong môi trường.
C. tốc độ dao động của phần tử vật chất trong môi trường.
D. quãng đường phần tử vật chất đi được trong một đơn vị thời gian.

Xem lời giải »


Câu 116:

Chọn phát biểu sai.

A. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng.
B. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền pha dao động.
C. Phương trình của sóng hình sin khác với phương trình của dao động điều hòa.
D. Sóng dọc dao động theo phương ngang, sóng ngang theo phương thẳng đứng.

Xem lời giải »


Câu 117:

Phát biểu nào sau đây là sai? Quá trình truyền sóng là

A. quá trình truyền trạng thái dao động.
B. quá trình truyền năng lượng.
C. quá trình truyền pha dao động.
D. quá trình truyền vật chất.

Xem lời giải »


Câu 118:

Một con lắc lò xo thẳng đứng gồm vật nặng có khối lượng 100 g và một lò xo nhẹ có độ cứng k = 100 N/m. Kéo vật xuống dưới theo phương thẳng đứng đến vị trí lò xo dãn 4 cm rồi truyền cho nó một vận tốc 40π cm/s theo phương thẳng đứng từ dưới lên. Coi vật dao động điều hoà theo phương thẳng đứng. Thời gian ngắn nhất để vật chuyển động từ vị trí thấp nhất đến vị trí lò xo bị nén 1,5 cm là

A. 110s.

B. 115s.
C. 15s
D. 120s.

Xem lời giải »


Câu 119:

Sóng ngang là sóng có phương dao động:

A. Nằm ngang.
B. Trùng với phương truyền sóng.
C. Vuông góc với phương truyền sóng.
D. Thẳng đứng.

Xem lời giải »


Câu 120:

Một cuộn dây khi mắc vào hiệu điện thế xoay chiều 50 V – 50 Hz thì cường độ dòng điện qua cuộn dây là 0,2A và công suất tiêu thụ trên cuộn dây là 1,5 W. Hệ số công suất của mạch là

A. k = 0,15.

B. k = 0,25.
C. k = 0,50.
D. k = 0,75.

Xem lời giải »


Câu 121:

Một sóng cơ lan truyền trên một đường thẳng từ điểm O đến điểm M cách O một đoạn d. Biết tần số f, bước sóng λ và biên độ a của sóng không đổi trong quá trình sóng truyền. Nếu phương trình dao động của phần tử vật chất tại điểm M có dạng uM(t) = acos2πft thì phương trình dao động của phần tử vật chất tại O là

A. uOt=acos2πftdλ.

B. uOt=acos2πft+dλ.
C. uOt=acosπftdλ.
D. uOt=acosπft+dλ.

Xem lời giải »


Câu 122:

Một vật dao động điều hòa khi đang chuyển động từ vị trí cân bằng đến vị trí biên âm thì 

A. độ lớn vận tốc và gia tốc cùng tăng.
B. vận tốc và gia tốc cùng có giá trị âm.
C. véctơ vận tốc ngược chiều với véctơ gia tốc.
D. độ lớn vận tốc và gia tốc cùng giảm.

Xem lời giải »


Câu 123:

Chọn phát biểu sai về hiện tượng cộng hưởng:

A. Điều kiện cộng hưởng là hệ phải dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực biến thiên tuần hoàn có tần số ngoại lực f bằng tần số riêng của hệ f0.
B. Biên độ cộng hưởng dao động không phụ thuộc vào lực ma sát của môi trường, chỉ phụ thuộc vào biên độ của ngoại lực cưỡng bức.
C. Hiện tượng đặc biệt xảy ra trong dao động cưỡng bức là hiện tượng cộng hưởng.
D. Khi cộng hưởng dao động biên độ của dao động cưỡng bức tăng đột ngột và đạt giá trị cực đại.

Xem lời giải »


Câu 124:

Sóng ngang không truyền được ở môi trường

A. chất khí và chất rắn.
B. chất rắn và chất lỏng.
C. chất khí.
D. chất rắn.

Xem lời giải »


Câu 125:

Chọn phát biểu đúng. Nếu dịch chuyển hai bản của tụ điện nối với hai cực một acquy ra xa nhau thì trong khi dịch chuyển:

A. Có dòng điện đi từ cực âm qua acquy sang cực dương.
B. Có dòng điện đi từ cực dương qua acquy sang cực âm.
C. Lúc đầu dòng điện đi từ cực âm qua acquy sang cực dương, sau đó dòng điện có chiều ngược lại
D. Không có dòng điện qua acquy.

Xem lời giải »


Câu 126:

Một sóng cơ lan truyền trên một sợi dây với chu kì T, biên độ A. Ở thời điểm t = 0, li độ của các phần tử tại B và C tương ứng là 53mm và 53 mm; phần tử tại trung điểm D của BC có tốc độ dao động cực đại. Ở thời điểm t1 thì tốc độ dao động của phần tử tại C và B bằng nhau và bằng 32 tốc độ dao động cực đại, tốc độ của phần tử tại D bằng không. Biên độ sóng là

A. 8,5 mm.

B. 15 mm.
C. 10 mm.
D. 17 mm.

Xem lời giải »


Câu 127:

Chọn một phát biểu sai khi nói về dao động tắt dần?

A. Tần số của dao động càng lớn thì quá trình dao động tắt dần càng kéo dài.
B. Ma sát, lực cản sinh công làm tiêu hao dần năng lượng của dao động.
C. Dao động có biên độ giảm dần do ma sát hoặc lực cản của môi trường tác dụng lên vật dao động.
D. Lực cản hoặc lực ma sát càng nhỏ thì quá trình dao động tắt dần càng kéo dài.

Xem lời giải »


Câu 128:

Một con lắc lò xo lần lượt được kích thích dao động điều hòa với biên độ là A1; A2; A3. Biết A1 > A2 > A3 thì chu kì dao động tương ứng T1; T2; T3 có quan hệ như thế nào?

A. T1 < T2 < T3.

B. Không đủ điều kiện so sánh.
C. T1 = T2 = T3.
D. T1 > T2 > T3.

Xem lời giải »


Câu 129:

Một sóng cơ lan truyền trong một môi trường với tốc độ 1 m/s và tần số 10 Hz, biên độ sóng 4 cm. Khi phần tử vật chất của môi trường đi được quãng đường 8 cm thì sóng truyền được quãng đường

A. 4 cm.

B. 10 cm.
C. 8 cm.
D. 5 cm.

Xem lời giải »


Câu 130:

Gia tốc của chất điểm dao động điều hòa bằng 0 khi

A. li độ cực đại.
B. li độ cực tiểu.
C. vận tốc cực đại hoặc cực tiểu.
D. vận tốc bằng 0.

Xem lời giải »


Câu 131:

Đặt bốn điện tích có cùng độ lớn q tại 4 đỉnh của một hình vuông ABCD cạnh a với điện tích dương đặt tại A và C, điện tích âm đặt tại B và D. Cường độ điện trường tổng hợp tại giao điểm hai đường chéo của hình vuông

A. có phương vuông góc với mặt phẳng chứa hình vuông ABCD.

B. có phương song song với cạnh AB của hình vuông ABCD.
C. có độ lớn bằng độ lớn cường độ điện trường tại các đỉnh hình vuông.
D. có độ lớn bằng 0.

Xem lời giải »


Câu 132:

Một con lắc lò xo dao động với phương trình x = 4cos(10πt + π/3) (cm) Thế năng và động năng con lắc bằng nhau khi li độ bằng:

A. 4 cm.

B. 23 cm.
C. 22 cm.
D. 2 cm.

Xem lời giải »


Câu 133:

Trong dao động điều hòa, vận tốc biến đổi

A. ngược pha với li độ.
B. sớm pha π/2 so với li độ.
C. trễ pha π /2 so với li độ.
D. trùng pha với li độ.

Xem lời giải »


Câu 134:

Một vật dao động điều hòa có chu kì 2 s, biên độ 10 cm. Khi vật cách vị trí cân bằng 6 cm, tốc độ của nó bằng

 

A. 18,84 cm/s.
B. 20,08 cm/s.
C. 25,13 cm/s.
D. 12,56 cm/s.

Xem lời giải »


Câu 135:

Dao động của con lắc đồng hồ là dao động

A. duy trì.
B. tắt dần.
C. cưỡng bức.
D. tự do.

Xem lời giải »


Câu 136:

Chọn câu đúng.

A. Có thể cọ xát hai vật cùng loại với nhau để được hai vật tích điện trái dấu.
B. Nguyên nhân của sự nhiễm điện do cọ xát là các vật bị nóng lên do cọ xát.
C. Cọ thước nhựa vào mảnh dạ thì mảnh dạ cũng tích điện.
D. Vật tích điện chỉ hút được các vật cách điện như giấy, không hút kim loại.

Xem lời giải »


Câu 137:

Một cuộn dây dẫn điện trở không đáng kể được cuộn lại và nối vào mạng điện xoay chiều 127 V – 50 Hz. Dòng điện cực đại qua nó bằng 10 A. Độ tự cảm của cuộn dây là

A. 0,04 (H).

B. 0,08 (H).
C. 0,057 (H).
D. 0,114 (H).

Xem lời giải »


Câu 138:

Chọn câu trả lời sai. Dòng điện xoay chiều là:

A. Dòng điện mà cường độ biến thiên theo dạng sin.
B. Dòng điện mà cường độ biến thiên theo dạng cos.
C. Dòng điện đổi chiều một cách tuần hoàn.
D. Dòng điện dao động điều hoà.

Xem lời giải »


Câu 139:

Một nguồn âm có công suất phát âm P = 0,1256 W. Biết sóng âm phát ra là sóng cầu, cường độ âm chuẩn I0 = 10-12 W/m2. Tại một điểm trên mặt cầu có tâm là nguồn phát âm, bán kính 10 m (bỏ qua sự hấp thụ âm) có mức cường độ âm:

A. 90 dB.

B. 80 dB.
C. 60 dB.
D. 70 dB.

Xem lời giải »


Câu 140:

Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng nước với hai nguồn kết hợp ngược pha A và B, những điểm trên mặt nước nằm trên đường trung trực của AB sẽ

A. đứng yên không dao động.
B. dao động với biên độ có giá trị trung bình.
C. dao động với biên độ lớn nhất.
D. dao động với biên độ bé nhất.

Xem lời giải »


Câu 141:

Nếu giao thoa xảy ra với hai nguồn kết hợp cùng biên độ thì những điểm tăng cường lẫn nhau có biên độ tăng

A. gấp ba lần.
B. gấp hai lần.
C. gấp bốn lần.
D. gấp năm lần.

Xem lời giải »


Câu 142:

Chu kì dao động bé của con lắc đơn phụ thuộc vào:

A. biên độ dao động.
B. gia tốc trọng trường.
C. năng lượng của dao động.
D. khối lượng của vật nặng.

Xem lời giải »


Câu 143:

Với mạch điện xoay chiều chỉ chứa cuộn cảm thuần thì cường độ dòng điện trong mạch

A. sớm pha hơn điện áp hai đầu mạch một góc π/4.
B. trễ pha hơn điện áp hai đầu mạch một góc π/4.
C. trễ pha hơn điện áp hai đầu mạch một góc π/2.
D. sớm pha hơn điện áp hai đầu mạch một góc π/2.

Xem lời giải »


Câu 144:

Trạm phát điện truyền đi công suất 5000 kW, điện áp hiệu dụng nơi phát 100 kV. Độ giảm thế năng trên đường dây không vượt quá 1% điện áp nơi phát. Biết hệ số công suất của đường dây bằng 1. Giá trị điện trở lớn nhất của dây tải điện là:

A. 20 Ω.

B. 50 Ω.
C. 40 Ω.
D. 10 Ω.

Xem lời giải »


Câu 145:

Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần Wd = Wt  khi một vật dao động điều hoà là 0,05 s. Tần số dao động của vật là:

A. 2,5 Hz.

B. 3,75 Hz.
C. 5 Hz.
D. 5,5 Hz.

Xem lời giải »


Câu 146:

Một con lắc lò xo treo thẳng đứng có m = 100 g, k = 100 N/m. Kéo vật từ vị trí cân bằng xuống dưới một đoạn 3 cm và tại đó truyền cho nó một vận tốc v = 30π cm/s (lấy π2 = 10). Biên độ dao động của vật là:

A. 2 cm.

B. 23cm.
C. 4 cm.
D. 32cm.

Xem lời giải »


Câu 147:

Dòng điện xoay chiều có tần số 50 Hz. Trong mỗi giây, dòng điện đổi chiều:

A. 50 lần.
B. 150 lần.
C. 100 lần.
D. 75 lần.

Xem lời giải »


Câu 148:

Sai số nào sau đây có thể loại trừ trước khi đo?

A. Sai số hệ thống.
B. Sai số ngẫu nhiên.
C. Sai số dụng cụ.
D. Sai số tuyệt đối.

Xem lời giải »


Câu 149:

Nếu gặp vật cản cố định thì sóng tới và sóng phản xạ có quan hệ là

A. cùng tần số và lệch pha π/4.
B. cùng tần số và lệch pha π /2.
C. cùng tần số và ngược pha.
D. cùng tần số và cùng pha.

Xem lời giải »


Câu 150:

Công suất của nguồn điện được xác định theo công thức

A. P = EIt.
B. P = UIt.
C. P = EI.
D. P = UI.

Xem lời giải »


Câu 151:

Một vật dao động điều hoà có chu kì T = 1s. Lúc t = 2,5s, vật nặng đi qua vị trí có li độ là x = 52 cm với vận tốc là v = 10π2 cm/s. Phương trình dao động của vật là

A. x = 10 cos(2πt  +π/4) cm.

B. x = 10 cos(πt - π/4) cm.
C. x = 20 cos(2πt - π/4) cm.
D. x = 10 cos(2πt - π/4) cm.

Xem lời giải »


Câu 152:

Mạch điện xoay chiều gồm điện trở R = 40 Ω ghép nối tiếp với cuộn cảm thuần. Hiệu điện thế tức thời hai đầu đoạn mạch là u = 80 cos100πt V và điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn thuần cảm là 40 V. Biểu thức dòng điện qua mạch là:

A. i=22cos100πtπ4.

B. i=2cos100πtπ4.
C. i=2cos100πt+π4.
D. i=22cos100πt+π4.

Xem lời giải »


Câu 153:

Một cuộn dây mắc vào nguồn xoay chiều u = 200cos(100πt) V thì cường độ dòng điện qua cuộn dây i=2cos100πtπ3A. Hệ số tự cảm của cuộn dây là

A. L = 6/2π H.

B. L = 2/π H.
C. L = 2/π H.
D. L = 1/π H.

Xem lời giải »


Câu 154:

Dây AB = 40 cm căng ngang, hai đầu dây cố định, khi có sóng dừng thì tại M là bụng thứ 4 (kể từ B), biết BM = 14 cm. Tổng số bụng trên dây AB là

A. 8

B. 10

C. 14

D. 12

Xem lời giải »


Câu 155:

Trong sóng dừng, khoảng cách giữa hai nút liên tiếp bằng

A. bước sóng.
B. một phần tư bước sóng.
C. nửa bước sóng.
D. hai lần bước sóng.

Xem lời giải »


Câu 156:

Người ta sử dụng vôn kế và ampe kế xoay chiều để đo điện áp và cường độ dòng điện của mạch xoay chiều. Giá trị hiện trên 2 dụng cụ đo đó chỉ giá trị nào?

A. Giá trị tức thời của điện áp và cường độ dòng điện.
B. Giá trị trung bình của điện áp và cường độ dòng điện xoay chiều.
C. Giá trị cực đại của điện áp và cường độ dòng điện xoay chiều.
D. Giá trị hiệu dụng của điện áp và cường độ dòng điện xoay chiều.

Xem lời giải »


Câu 157:

Một khung dây dẫn quay đều với tốc độ 150 vòng/phút quanh một trục trong một từ trường đều có cảm ứng từ B vuông góc với trục quay của khung. Từ thông cực đại gửi qua khung là 10/π Wb. Suất điện động hiệu dụng trong khung là

A. 252 V.

B. 25 V.
C. 50 V.
D. 502 V.

Xem lời giải »


Câu 158:

Nguồn sóng ở O được truyền theo phương Ox. Trên phương này có hai điểm P và Q cách nhau PQ = 15 cm. Biết tần số sóng là 10 Hz, tốc độ truyền sóng v = 40 cm/s, biên độ sóng không đổi khi truyền sóng và bằng 3 cm. Nếu tại thời điểm nào đó P có li độ 32 cm thì li độ tại Q có độ lớn là:

A. 0 cm.

B. 0,75 cm.
C. 3 cm.
D. 1,5 cm.

Xem lời giải »


Câu 159:

Một điện tích điểm q = + 10μC chuyển động từ đỉnh B đến đỉnh C của tam giác đều ABC, nằm trong điện trường đều có cường độ 5000V/m có đường sức điện trường song song với cạnh BC có chiều từ C đến B. Biết cạnh tam giác bằng 10cm, tìm công của lực điện trường khi di chuyển điện tích trên theo đoạn gấp khúc BAC:

A. - 10.10-3 J.

B. - 2,5.10-3 J.
C. - 5.10-3 J.
D. 10.10-3 J

Xem lời giải »


Câu 160:

Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m và lò xo có độ cứng k không đổi, dao động điều hòa. Nếu khối lượng m = 200g thì chu kì dao động của con lắc là 2 s. Để chu kì con lắc là 1 s thì khối lượng m bằng:

A. 200 g.
B. 100 g.
C. 50 g.
D. 800 g.

Xem lời giải »


Câu 161:

Nguyên nhân gây ra điện trở của vật dẫn làm bằng kim loại là

A. do sự mất trật tự của mạng tinh thể cản trở chuyển động có hướng của các electron tự do.
B. do các electron dịch chuyển quá chậm.
C. do các ion dương va chạm với nhau.
D. do các nguyên tử kim loại va chạm mạnh với nhau.

Xem lời giải »


Câu 162:

Một sóng cơ hình sin truyền theo trục Ox với chu kì T. Khoảng thời gian để sóng truyền được quãng đường bằng một bước sóng là

A. 2 T.
B. 0,5 T.
C. T.
D. 4 T.

Xem lời giải »


Câu 163:

Khi hai nhạc sĩ cùng đánh một bản nhạc ở cùng một độ cao nhưng hai nhạc cụ khác nhau là đàn Piano và đàn Organ, ta phân biệt được trường hợp nào là đàn Piano và trường hợp nào là đàn Organ là do:

A. Tần số và biên độ âm khác nhau.

B. Tần số và năng lượng âm khác nhau.
C. Biên độ và cường độ âm khác nhau.
D. Tần số và cường độ âm khác nhau.

Xem lời giải »


Câu 164:

Khối lượng và bán kính của một hành tinh lớn hơn khối lượng và bán kính của Trái Đất 2 lần. Chu kì dao động của con lắc đồng hồ trên trái đất là T. Khi đưa con lắc này lên hành tinh thì chu kì dao động của nó là (bỏ qua sự thay đổi về chiều dài của con lắc):

A. T’ = 2T.

B. T’ = 2T.
C. T’ = 0,5T.
D. T’ = 4T.

Xem lời giải »


Câu 165:

Một con lắc đơn dao động nhỏ với chu kỳ T = 2,4 s khi ở trên mặt đất. Biết rằng khối lượng Trái Đất lớn hơn khối lượng Mặt trăng 81 lần, và bán kính Trái đất lớn hơn bán kính mặt trăng 3,7 lần. Xem ảnh hưởng của nhiệt độ không đáng kể. Chu kỳ dao động nhỏ của con lắc khi đưa lên mặt trăng là

A. 5,8 s.

B. 4,2 s.
C. 8,5 s.
D. 9,8 s.

Xem lời giải »


Câu 166:

Khi sóng truyền từ một nguồn điểm trong không gian đồng nhất và đẳng hướng và không hấp thụ năng lượng sóng, năng lượng dao động của một phần tử môi trường trên phương truyền sóng sẽ

A. giảm tỷ lệ với khoảng cách tới nguồn.
B. giảm tỉ lệ với bình phương quãng đường truyền sóng.
C. tăng tỷ lệ với khoảng cách tới nguồn.
D. tăng tỉ lệ với bình phương quãng đường truyền sóng.

Xem lời giải »


Câu 167:

Tổng hợp hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số, cùng biên độ a là một dao động có biên độ a2 thì hai dao động thành phần có độ lệch pha là

A. π2.

B. π4.
C. 0.
D. π.

Xem lời giải »


Câu 168:

Để đo gia tốc trọng trường dựa vào dao động của con lắc đơn, ta cần dùng dụng cụ đo là

A. cân và thước.

B. chỉ đồng hồ.

C. đồng hồ và thước.

D. chỉ thước.

Xem lời giải »


Câu 169:

Nhận xét nào sau đây về dao động tắt dần là đúng?

A. Có tần số và biên độ giảm dần theo thời gian.
B. Môi trường càng nhớt thì dao động tắt dần càng nhanh.
C. Có năng lượng dao động luôn không đổi theo thời gian.
D. Biên độ không đổi nhưng tốc độ dao động thì giảm dần.

Xem lời giải »


Câu 170:

Nhận định nào sau đây là sai khi nói về hiện tượng cộng hưởng trong một hệ cơ học.

A. Tần số dao động của hệ bằng với tần số của ngoại lực.
B. Biên độ dao động lớn khi lực cản môi trường nhỏ.
C. Khi có cộng hưởng thì dao động của hệ không phải là điều hòa.
D. Khi có cộng hưởng thì dao động của hệ là dao động điều hòa.

Xem lời giải »


Câu 171:

Dòng điện xoay chiều có tần số f = 60Hz, trong một giây dòng điện đổi chiều

A. 120 lần.
B. 60 lần.
C. 100 lần.
D. 30 lần.

Xem lời giải »


Câu 172:

Một sóng cơ truyền dọc theo một sợi dây đàn hồi rất dài với biên độ 6 mm. Tại một thời điểm, hai phần tử trên dây cùng lệch khỏi vị trí cân bằng 3 mm, chuyển động ngược chiều và cách nhau một khoảng ngắn nhất là 8 cm (tính theo phương truyền sóng). Gọi δ là tỉ số của tốc độ dao động cực đại của một phần tử trên dây với tốc độ truyền sóng. δ gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 0,179.

B. 0,105.
C. 0,314.
D. 0,079.

Xem lời giải »


Câu 173:

Một mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp. Biết L, C không đổi và tần số dòng điện thay đổi được. Biết rằng ứng với tần số f thì ZL = 50 Ω và ZC = 100 Ω. Tần số f của dòng điện ứng với lúc xảy ra cộng hưởng điện phải thoả mãn

A. f > f1.

B. f < f1.
C. f = f1.
D. f = 0,5f1.

Xem lời giải »


Câu 174:

Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là:

A. trọng lượng.
B. khối lượng.
C. vận tốc.
D. lực.

Xem lời giải »


Câu 175:

Tại một vị trí trong môi trường truyền âm, khi cường độ âm tăng gấp 10 lần giá trị cường độ âm ban đầu thì mức cường độ âm tại đó

A. giảm 10  B.
B. tăng 10 B.
C. tăng 10 dB.
D. giảm 10 dB.

Xem lời giải »


Câu 176:

Trên một sợi dây đàn hồi AB dài 60 cm đang có sóng dừng với hai đầu A và B cố định. Quan sát trên dây AB có 3 bụng sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là 4 m/s thì tần số sóng trên dây là

A. 15 Hz.

B. 20 Hz.
C. 10 Hz.
D. 25 Hz.

Xem lời giải »


Câu 177:

Một lá thép mỏng, một đầu cố định, đầu còn lại được kích thích để dao động với chu kì không đổi và bằng 0,08 s. Âm do lá thép phát ra là

A. nhạc âm.
B. hạ âm.
C. âm mà tai người nghe được.
D. siêu âm.

Xem lời giải »


Câu 178:

Một chất điểm dao động điều hòa có vận tốc bằng không tại hai thời điểm liên tiếp t1 = 2,2 (s) và t2 = 2,9 (s). Tính từ thời điểm ban đầu (to = 0 s) đến thời điểm t2 chất điểm đã đi qua vị trí cân bằng số lần là:

A. 3 lần.

B. 4 lần.
C. 6 lần.
D. 5 lần.

Xem lời giải »


Câu 179:

Một vật dao động điều hòa với tần số góc ω=105 rad/s. Tại thời điểm t = 0, vật có li độ x = 2 cm và có vận tốc 2015cm/s. Phương trình dao động của vật là

A. x=4cos105t2π3cm.

B. x=2sin105t+π6cm.
C. x=4cos105t4π3cm.
D. x=4cos105t+π3cm.

Xem lời giải »


Câu 180:

Con lắc lò xo lý tưởng treo thẳng đứng, vật nhỏ m dao động với phương trình x = 12,5cos(4πt − π/6)cm (t tính bằng s). Lấy g = π2 m/s2. Thời gian từ lúc vật bắt đầu dao động đến khi lực đàn hồi triệt tiêu lần đầu tiên là

A. 0,5 s.

B. 724s.
C. 0,25 s.
D. 524s.

Xem lời giải »


Câu 181:

Hai nguồn phát sóng kết hợp A, B trên mặt thoáng của một chất lỏng dao động theo phương trình uA= 6cos(20πt)(mm); uB = 4cos(20πt)(mm). Coi biên độ sóng không giảm theo khoảng cách tốc độ sóng v = 40 cm/s. Khoảng cách giữa hai nguồn AB = 20 cm. Số điểm dao động với tốc độ cực đại bằng trên đoạn AB là

A. 10

B. 9

C. 20

D. 18

Xem lời giải »


Câu 182:

Một vật dao động điều hòa có đồ thị của vận tốc theo thời gian như hình vẽ. Phương trình dao động của vật là

Một vật dao động điều hòa có đồ thị của vận tốc theo thời gian như hình vẽ. Phương trình dao động của vật là   (ảnh 1)

A. x=20cosπ2tπ3cm.

B. x=20cosπ2t2π3cm.
C. x=20cosπ2tπ6cm.
D. x=20cosπ2t+5π6cm.

Xem lời giải »


Câu 183:

Cho đoạn mạch RLC nối tiếp, C thay đổi được. Khi C1 = 2.104π  (F)  hoặc C2 = 1041,5π  (F) thì công suất của mạch có giá trị như nhau. Hỏi với giá trị nào của C thì công suất trong mạch cực đại:

A. 1042π  (F).

B. 104π  (F).
C. 2.1043π  (F).
D. 3.1042π  (F).

Xem lời giải »


Câu 184:

Một chất điểm dao động điều hòa có phương trình x = 4cos(πt + π/4) cm thì

A. chu kỳ dao động là 4 (s).
B. chiều dài quỹ đạo là 4 cm.
C. lúc t = 0 chất điểm chuyển động theo chiều âm.
D. tốc độ khi qua vị trí cân bằng là 4 cm/s.

Xem lời giải »


Câu 185:

Trong dao động điều hòa, đồ thị của lực kéo về phụ thuộc vào tọa độ là

A. một đường elip.
B. một đường sin.
C. một đoạn thẳng qua gốc tọa độ.
D. một đường thẳng song song với trục hoành.

Xem lời giải »


Câu 186:

Một sóng ngang truyền trên một sợi dây rất dài với tốc độ truyền sóng là 4 m/s và tần số sóng có giá trị từ 33 Hz đến 43 Hz. Biết hai phần tử tại hai điểm trên dây cách nhau 25 cm luôn dao động ngược pha nhau. Tần số sóng trên dây là:

A. 42 Hz.

B. 35 Hz.
C. 40 Hz.
D. 37 Hz.

Xem lời giải »


Câu 187:

Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức.
B. Biên độ của dao động cưỡng bức càng lớn khi tần số của lực cưỡng bức càng gần tần số dao động riêng của hệ.
C. Tần số của dao động cưỡng bức lớn hơn tần số lực cưỡng bức.
D. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức.

Xem lời giải »


Câu 188:

Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, nhưng vuông pha nhau, có biên độ tương ứng là  A1 và  A2. Biết dao động tổng hợp có phương trình  x = 16cosωt (cm) và lệch pha so với dao động thứ nhất một góc α1. Thay đổi biên độ của hai dao động, trong đó biên độ của dao động thứ hai tăng lên 15 lần (nhưng vẫn giữ nguyên pha của hai dao động thành phần) khi đó dao động tổng hợp có biên độ không đổi nhưng lệch pha so với dao động thứ nhất một góc α2, với  α1 + α2 = π/2. Giá trị ban đầu của biên độ A2 là 

A. 4 cm.

B. 13 cm.
C. 9 cm.
D. 6 cm.

Xem lời giải »


Câu 189:

Một sợi dây đàn hồi OM = 90 cm có hai đầu cố định. Khi được kích thích thì trên dây có sóng dừng với 3 bó sóng. Biên độ tại bụng sóng là 3 cm. Tại điểm N trên dây gần O nhất có biên độ dao động là 1,5 cm. ON có giá trị là:

A. 10 cm.

B. 5 cm.
C. 52 cm.
D. 7,5 cm.

Xem lời giải »


Câu 190:

Khi nói về dao động tắt dần, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Cơ năng của dao động giảm dần theo thời gian.
B. Biên độ dao động tắt dần giảm dần đều theo thời gian.
C. Nguyên nhân tắt dần dao động là do lực cản.
D. Dao động tắt dần không phải lúc nào cũng có hại.

Xem lời giải »


Câu 191:

Tại mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp A, B cách nhau 16 cm, dao động điều hòa theo phương vuông góc với mặt chất lỏng với phương trình uA = 2cos40πt cm và uB = 2cos(40πt + π) cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 40cm/s. Gọi M là một điểm thuộc mặt chất lỏng, nằm trên đường thẳng Ax vuông góc với AB, cách A một đoạn ngắn nhất mà phần tử chất lỏng tại M dao động với biên độ cực đại. Khoảng cách AM ngắn nhất bằng:

A. 2,07 cm.

B. 1,03 cm.
C. 2,14 cm.
D. 4,28 cm.

Xem lời giải »


Câu 192:

Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ và lò xo có độ cứng 20 N/m dao động điều hòa với chu kì 2 s. Khi pha cùa dao động là π/2 thì vận tốc của vật là −203cm/s. Lấy π2 = 10. Khi vật đi qua vị trí có li độ 3π (cm) thì động năng của con lắc là

A. 0,36 J.

B. 0,72 J.
C. 0,03 J.
D. 0,18 J.

Xem lời giải »


Câu 193:

Một vật có khối lượng m = 200 (g), dao động điều hoà với phương trình x = 10cos(5πt) cm. Tại thời điểm t = 0,5 (s) thì vật có động năng là:

A. Wđ = 0,125 J.
B. Wđ = 0,25 J.
C. Wđ = 0,2 J.
D. Wđ = 0,1 J.

Xem lời giải »


Câu 194:

Trên một sợi dây đàn hồi dài có sóng dừng với bước sóng 1,2 cm. Trên dây có hai điểm A và B cách nhau 6,1 cm, tại A là một nút sóng. Số nút sóng và bụng sóng trên đoạn dây AB là

A. 11 bụng, 11 nút.

B. 10 bụng, 11 nút.
C. 10 bụng, 10 nút.
D. 11 bụng, 10 nút.

Xem lời giải »


Câu 195:

Cho đoạn mạch RLC mắc nối tiếp: cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L, tụ điện có điện dung C, R thay đổi được. Đặt một điện áp xoay chiều ổn định ở hai đầu đoạn mạch có U = 100V, f = 50 Hz. Điều chỉnh R thì thấy có hai giá trị 30 Ω và 20 Ω mạch tiêu thụ cùng một công suất P. Xác định P lúc này?

A. 50 W.

B. 100 W.
C. 400 W.
D. 200 W.

Xem lời giải »


Câu 196:

Cho một đoạn mạch RLC nối tiếp. Biết L = 1/π H, C = 2.10-4 /π F, R thay đổi được. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp có biểu thức: u = U0cos100πt V. Để uc chậm pha 3π/4 so với uAB thì R phải có giá trị

A. R = 100 Ω.

B. R = 50 Ω.
C. R = 1503 Ω.
D. R = 1002 Ω

Xem lời giải »


Câu 197:

Một vật dao động điều hòa, khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp vật qua vị trí cân bằng là 0,5 s; quãng đường vật đi được trong 2 s là 32 cm. Tại thời điểm t = 1,5 s vật qua li độ x=23cmtheo chiều dương. Phương trình dao động của vật là

A. x=8cosπtπ3cm.

B. x=4cos2πtπ6cm.
C. x=8cosπt+π6cm.
D. x=4cos2πt+5π6cm.

Xem lời giải »


Câu 198:

Con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k = 50 N/m và vật nặng m = 0,5 kg tác dụng lên con lắc một ngoại lực biến đổi điều hòa theo thời gian với phương trình F = F0cos10πt. Sau một thời gian ta thấy vật dao động ổn định trên một đoạn thẳng dài 10 cm. Tốc độ cực đại của vật có giá trị bằng

A. 50 cm/s.

B. 50π cm/s.
C. 100 cm/s.
D. 100π cm/s.

Xem lời giải »


Câu 199:

Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm vật nhỏ khối lượng m = 250 g và một lò xo nhẹ có độ cứng k = 100 N/m. Kéo vật m xuống dưới theo phương thẳng đứng đến vị trí lò xo giãn 7,5 cm thì thả nhẹ. Gọi t = 0 là lúc thả. Lấy g = 10 m/s2. Lực đàn hồi của vật lúc t = π/60s là

A. 2,5 N.

B. 5 N. 
C.  0.
D. 3,2 N.

Xem lời giải »


Câu 200:

Một con lắc lò xo dao động điều hòa tự do với tần số f = 3,2Hz. Lần lượt tác dụng lên vật các ngoại lực biến thiên tuần hoàn F1cos(6,2πt) N, F2cos(6,5πt) N, F3cos(6,8πt) N, F4 cos(6,1πt) N. Vật dao động cơ cưỡng bức với biên độ lớn nhất khi chịu tác dụng của lực

A. F3.

B. F1.
C. F2.
D. F4.

Xem lời giải »


Câu 201:

Một vật dao động theo phương trình x=42cos5πt3π4cm. Quãng đường vật đi từ thời điểm t1 = 0,1s đến t2 = 6s là:

A. 84,4 cm.

B. 333,8 cm.
C. 331,4 cm.
D. 337,5 cm.

Xem lời giải »


Câu 202:

Một vật dao động điều hòa có vecto vận tốc đổi chiều khi

A. độ lớn gia tốc cực tiểu.
B. vật qua vị trí cân bằng.
C. lực hồi phục triệt tiêu.
D. độ lớn li độ cực đại.

Xem lời giải »


Câu 203:

Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 4cos(10πt + π4) (t tính bằng giây). Tìm quãng đường vật đi được kể từ lúc bắt đầu dao động đến li độ x = - 2 cm theo chiều âm lần thứ nhất?

A. 2+22cm.

B. 8+43cm.
C. 1022cm.
D. 16 cm.

Xem lời giải »


Câu 204:

Một vật dao động điều hòa trên trục 0x với phương trình x = 4.cos(2t–π/6)(cm). Khoảng thời gian ngắn nhất để vật đi từ vị trí x = 2cm đến vị trí có gia tốc a=82cm/s2 là: 

A. π24s.

B. π2,4s.
C. 2,4πs.
D. 24πs.

Xem lời giải »


Câu 205:

Một vật dao động điều hòa theo phương trình x=Acos2πTt+φ.Khoảng thời gian kể từ lúc vật đi qua vị trí có tọa độ A2 theo chiều dương đến lúc vật đạt vận tốc cực đại lần đầu tiên là:

A. T12s.

B. 5T36s
C. T4s.
D. 5T12s.

Xem lời giải »


Câu 206:

Một vật dao động điều hòa với phương trình x=Acos2πtT+π2. Thời gian ngắn nhất kể từ lúc bắt đầu dao động tới khi vật có gia tốc bằng một nửa giá trị cực đại là

A. t = T12s.

B. t = T6s.
C. t = T3s.
D. t = 5T12s.

Xem lời giải »


Câu 207:

Trong thí nghiệm giao thoa trên mặt nước, hai nguồn kết hợp S1, S2 dao động với phương trình u1 = 1,5cos(50πt – π/6) cm và u2 = 1,5 cos(50πt + 5π/6) cm. Biết vận tốc truyền sóng trên mặt là 1 m/s. Tại điểm M trên mặt nước cách S1 một đoạn d1 = 10cm, và cách S2 một đoạn d2 = 17 cm sẽ có biên độ sóng tổng hợp bằng:

A. 1,53cm.

B. 3 cm.
C. 1,52cm.
D. 0 cm.

Xem lời giải »


Câu 208:

Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp S1 và S2 dao động cùng pha với tần số 50 Hz, khoảng cách giữa hai nguồn S1S2 = 12 cm. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 200 cm/s. Một đường tròn có tâm tại trung điểm của S1S2, nằm trong mặt phẳng chứa các vân giao thoa, bán kính 4 cm. Số điểm dao động cực tiểu trên đường tròn bằng

A. 12 điểm.

B. 8 điểm.
C. 10 điểm.
D. 5 điểm.

Xem lời giải »


Câu 209:

Trên bề mặt chất lỏng tại hai điểm S1 S2 có hai nguồn dao động với phương trình uS1 = uS2 = 4cos(40 πt)mm, tốc độ truyền sóng là 120 cm/s. Gọi I là trung điểm của S1S2, lấy hai điểm A, B nằm trên S1S2 lần lượt cách I các khoảng 0,5 cm và 2 cm tại thời điểm t vận tốc của điểm A là 123cm/s thì vận tốc dao động tại điểm B là:

A. 63cm/s.

B. 12cm/s.
C. 123cm/s.
D. 43cm/s.

Xem lời giải »


Câu 210:

Âm thoa điện gồm hai nhánh dao động với tần số 100 Hz, chạm vào mặt nước tại 2 điểm S1, S2. Khoảng cách S1S2 = 10 cm. Vận tốc truyền sóng nước là 1 m/s. Có bao nhiêu gợn sóng trong khoảng giữa S1S2?

A. 17 gợn sóng.

B. 18 gợn sóng.
C. 19 gợn sóng.
D. 21 gợn sóng.

Xem lời giải »


Câu 211:

Trên một sợi dây dài 16 cm được tạo ra sóng dừng nhờ nguồn có biên độ 4 mm. Biên độ không đổi trong quá trình truyền sóng. Người ta đếm được trên sợi dây có 22 điểm dao động với biên độ 6 mm. Biết hai đầu sợi dây là hai nút. Số nút và bụng sóng trên dây là:

A. 22 bụng, 23 nút.

B. 8 bụng, 9 nút.
C. 11 bụng, 12 nút.   
D. 23 bụng, 22 nút.

Xem lời giải »


Câu 212:

Vật dao động điều hoà có vận tốc cực đại bằng 1,256 m/s và gia tốc cực đại bằng 80 m/s2. Lấy π = 3,14 và π2 = 10. Chu kì và biên độ dao động của vật là:

A. T = 0,1 s; A = 2 cm.

B. T = 1 s; A = 4 cm.
C. T = 0,01 s; A = 2 cm.
D. T = 2 s; A = 1 cm.

Xem lời giải »


Câu 213:

Điện áp giữa hai đầu một đoạn mạch là u = 120cos(100πt + π/3) (V). Cứ mỗi giây có bao nhiêu lần điện áp này bằng không?

A. 100 lần.

B. 50 lần.
C. 200 lần.
D. 2 lần.

Xem lời giải »


Câu 214:

Một con lắc lò xo có khối lượng, độ cứng đang dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực f=F0cosω0t+φ. Giá trị luôn đúng của tần số góc riêng là

A. mk.

B. φ.
C. km.
D. ω0.

Xem lời giải »


Câu 215:

Đặt điện áp xoay chiều u = U0cos2πft (U0 không đổi, f thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch không đổi khi tần số f thay đổi.
B. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch sớm pha 0,5π so với cường độ dòng điện trong đoạn mạch.
C. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch càng lớn khi tần số f càng lớn.
D. Dung kháng của tụ điện càng lớn khi tần số f càng lớn.

Xem lời giải »


Câu 216:

Một sóng ngang truyền trên một sợi dây rất dài. Hai điểm PQ = 5λ/4 sóng truyền từ P đến Q. Kết luận nào sau đây đúng?

A. Khi Q có li độ cực đại thì P có vận tốc cực đại
B. Li độ P, Q luôn trái dấu.
C. Khi P có li độ cực đại thì Q có vận tốc cực tiểu
D. Khi P có thế năng cực đại thì Q có thế năng cực tiểu.

Xem lời giải »


Câu 217:

Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước với hai nguồn sóng đồng bộ. Một điểm M trên mặt nước nằm trong miền giao thoa của hai sóng, tại điểm M có cực tiểu giao thoa khi hiệu đường đi của hai sóng tới điểm M bằng

A. số bán nguyên lần nửa bước sóng.
B. số nguyên lần nửa bước sóng.
C. số bán nguyên lần bước sóng.
D. số nguyên lần bước sóng.

Xem lời giải »


Câu 218:

Đơn vị của điện thế là vôn (V). 1V bằng

A. 1 J.C.
B. 1 J/C.
C. 1 N/C.
D. 1 J/N.

Xem lời giải »


Câu 219:

Hai nguồn sóng kết hợp A, B trên mặt thoáng chất lỏng dao động theo phương trình  uA = uB = 4cos(10πt)mm. Coi biên độ sóng không đổi, tốc độ sóng v = 15 cm/s. Hai điểm M1, M2 cùng nằm trên một elip nhận A, B làm tiêu điểm có AM1 - BM1 = 1 cm và AM2 - BM2 = 3,5 cm. Tại thời điểm li độ của M1 là 3 mm thì li độ của M2 tại thời điểm đó là?

A. 3 mm.

B. – 3mm.
C. -1 mm.
D. 33 mm.

Xem lời giải »


Câu 220:

Tai con người có thể nghe được những âm có mức cường độ âm ở trong khoảng:

A. từ 0 dB đến 13 dB.
B. từ 0 dB đến 130 dB.
C. từ 10 dB đến 100 dB.
D. từ 0 dB đến 1000 dB.

Xem lời giải »


Câu 221:

Một điểm M chuyển động tròn đều với tốc độ 0,6 m/s trên một đường tròn có đường kính 0,4 m. Hình chiếu P của điểm M lên một đường kính của đường tròn dao động điều hòa với biên độ, tần số góc và chu kỳ lần lượt là

A. 0,4 m; 3 rad/s; 2,1s.
B. 0,2 m; 3 rad/s; 2,48 s.
C. 0,2 m; 1,5 rad/s; 4,2s.
D. 0,2 m; 3 rad/s; 2,1s.

Xem lời giải »


Câu 222:

Một vật dao động điều hòa với biên độ A, tần số góc ω. Chọn gốc thời gian lúc vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Phương trình dao động của vật là:

A. x = Acos(ωt + π/4).
B. x = Acos(ωt - π/2).
C. x = Acos(ωt + π/2).
D. x = Acos(ωt).

Xem lời giải »


Câu 223:

Cho một đoạn mạch điện gồm một biến trở R mắc nối tiếp với một tụ điện có C=100πμF. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều ổn định u với tần số góc 100π (rad/s). Thay đổi R ta thấy với hai giá trị của R là R=R1 và R=R2 thì công suất của đoạn mạch đều bằng nhau. Tích R1R2 có giá trị bằng

A. 10.

B. 100.
C. 1000.
D. 10000.

Xem lời giải »


Câu 224:

Khi giảm khối lượng vật nặng của một con lắc lò xo 4 lần thì tần số dao động riêng của con lắc

A. tăng lên 2 lần.
B. giảm đi 2 lần.
C. tăng lên 4 lần
D. giảm đi 4 lần

Xem lời giải »


Câu 225:

Một lò xo có độ cứng ban đầu là k, quả cầu khối lượng m. Khi giảm độ cứng 3 lần và tăng khối lượng vật lên 2 lần thì chu kỳ mới

A. tăng 6 lần.

B. giảm6 lần.
C. không đổi.
D. giảm 66lần.

Xem lời giải »


Câu 226:

Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m và lò xo nhẹ có độ cứng k đang dao động điều hòa. Nếu tăng độ cứng k lên 2 lần và giảm khối lượng m đi 8 lần thì số dao động vật thực hiện được trong một giây sẽ:

A. giảm 4 lần.
B. giảm 2 lần.
C. tăng 2 lần.
D. tăng 4 lần.

Xem lời giải »


Câu 227:

Một hệ dao động chịu tác dụng của ngoại lực tuần hoàn Fn=F0cos8πt+π3thì xảy ra hiện tượng cộng hưởng, tần số dao động riêng của hệ phải là

A. 8 Hz.

B. 4π Hz.
C. 8π Hz. 
D. 4 Hz.

Xem lời giải »


Câu 228:

Một mạch điện xoay chiều có độ lệch pha giữa điện áp và cường độ dòng điện chạy trong mạch là π/2. Tại một thời điềm t, cường độ dòng điện trong mạch có giá trị 2 A thì điện áp giữa hai đầu mạch là 1006 V. Biết cường độ dòng điện cực đại là 4 A. Điện áp hiệu dụng giữa 2 đầu đoạn mạch có giá trị là:

Xem lời giải »


Câu 229:

Dao động tổng hợp của một vật là tổng hợp của hai dao động cùng phương có phương trình lần lượt là x1=3cos10t+π2 và x2=A2cos10tπ6 (A2>0, t tính bằng giây). Tại t = 0, gia tốc của vật có độ lớn là 1503cm/s2. Biên độ của dao động là

A. 3 cm.

B. 32cm.
C. 33cm.
D. 6 cm.

Xem lời giải »


Câu 230:

Trên một sợi dây dài đang có sóng ngang hình sin truyền qua theo chiều dương của trục Ox. Tại thời điểm t0 một đoạn của sợi dây có hình dạng như hình bên. Hai phần tử A và O dao động lệch pha nhau?

Trên một sợi dây dài đang có sóng ngang hình sin truyền qua theo chiều dương của trục Ox. Tại thời điểm t0 một đoạn của sợi dây có hình dạng như hình bên. Hai phần tử A và O dao động lệch pha nhau?   (ảnh 1)

A. 5π4rad.

B. 3π4rad.
C. 3π8rad.
D. 5π8rad.

Xem lời giải »


Câu 231:

Trong thí nghiệm để phát hiện tia hồng ngoại và tia tử ngoại, dụng cụ nào sau đây đã được dùng để phát hiện tia hồng ngoại?

A. Cặp nhiệt điện.
B. Kính lúp.
C. Phim ảnh.
D. Vôn kế.

Xem lời giải »


Câu 232:

Một dây đàn hồi AB dài 100 cm, đầu A gắn vào một nhánh âm thoa, đầu B cố định. Khi âm thoa dao động với tần số 40 Hz thì trên dây xuất hiện sóng dừng với 4 bó sóng. Coi đầu gắn với âm thoa là một nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây bằng

A. 25 m/s.

B. 10 m/s.
C. 40 m/s.
D. 20 m/s.

Xem lời giải »


Câu 233:

Trong không khí, để tính cảm ứng từ B của từ trường do dòng điện I chạy trong dây dẫn thẳng dài gây ra tại một điểm cách dây dẫn một khoảng r, ta dùng công thức nào sau đây?

A. B=2π.107Ir.

B. B=2.107Ir2.
C. B=4π.107Ir.
D. B=2.107Ir.

Xem lời giải »


Câu 234:

Vật sáng AB đặt trước thấu kính hội tụ và vuông góc với trục chính của thấu kính cho ảnh thật A'B' cách thấu kính 60 cm, tiêu cự của thấu kính là f = 30 cm. Vị trí đặt vật trước thấu kính là:

A. 60 cm.
B. 40 cm.
C. 50 cm.
D. 80 cm.

Xem lời giải »


Câu 235:

Một sợi dây đàn hồi AB dài 1,2 m đầu A cố định, đầu B tự do, dao động với tần số f và trên dây có sóng lan truyền với tốc độ 24 m/s. Quan sát sóng dừng trên dây người ta thấy có 9 nút. Tần số dao động của dây là

A. 90 Hz.

B. 80 Hz.
C. 95 Hz.
D. 85 Hz.

Xem lời giải »


Câu 236:

Một vật dao động điều hòa phải mất 0,25 s để đi từ điểm có vận tốc bằng không tới điểm tiếp theo cũng như vậy. Khoảng cách giữa hai điểm là 36 cm. Tính biên độ.

Xem lời giải »


Câu 237:

Một vật dao động điều hòa với chu kì 2 s. Chọn gốc tọa độ ở vị trí cân bằng, gốc thời gian là lúc vật có li độ 22 và đang chuyển động ra xa vị trí cân bằng với tốc độ 2π2 cm/s. Phương trình dao động của vật là:

A. x=22cosπtπ4cm.

B. x=4cosπt3π4cm.
C. x=4cosπt+3π4cm.
D. x=4cosπt+π4cm.

Xem lời giải »


Câu 238:

Nếu vào thời điểm ban đầu, vật dao động điều hòa đi qua VTCB thì vào thời điểm T12, tỉ số giữa động năng và thế năng dao động là:

A. 1.

B. 3.
C. 2.
D. 13.

Xem lời giải »


Câu 239:

Một hệ gồm 2 lò xo L1, L2 có độ cứng k1= 60N/m, k2 = 40N/m một đầu gắn cố định, đầu còn lại gắn vào vật m có thể dao động điều hoà theo phương ngang như hình vẽ. Khi ở trạng thái cân bằng lò xo L1 bị nén 2 cm. Lực đàn hồi tác dụng vào m khi vật có li độ 1 cm là:

Một hệ gồm 2 lò xo L1, L2 có độ cứng k1= 60N/m, k2 = 40N/m một đầu gắn cố định, đầu còn lại gắn vào vật m có thể dao động điều hoà theo phương ngang như hình vẽ. Khi ở trạng thái cân bằng lò xo L1 bị nén 2 cm. Lực đàn hồi tác dụng vào m khi vật có li độ 1 cm là:   (ảnh 1)

A. 1,0 N .

B. 2,2 N.
C. 0,6 N.
D. 3,4 N.

Xem lời giải »


Câu 240:

Một máy biến thế có số vòng cuộn sơ cấp và thứ cấp là 6250 vòng và 1250 vòng. Hiệu suất của máy là 96%. Máy nhận một công suất 10 kW ở cuộn sơ cấp. Biết hệ số công suất trong mạch thứ cấp là 0,8 và hiệu điện thế đặt vào 2 đầu cuộn sơ cấp là U = 1000 V. Cường độ hiệu dụng trong mạch thứ cấp là:

A. 60 A.

B. 40 A.
C. 70 A.
D. 50 A.

Xem lời giải »


Câu 241:

Một cái loa nhỏ được coi như nguồn điểm, phát công suất âm thanh 0,1 W. Cường độ âm tại điểm cách loa 400 m là:

A. I ≈ 4,98.10-8 W/m2.
B. I ≈ 4,98.10-4 W/m2.
C. I ≈ 4,98.10-2 W/m2.
D. I ≈ 4,98 W/m2.

Xem lời giải »


Câu 242:

Con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hòa với biên độ A. Khi vật nặng chuyển động qua vị trí cân bằng thì giữ cố định điểm cách một đoạn bằng 14 chiều dài tự nhiên của lò xo. Vật sẽ tiếp tục dao động với biên độ bằng

A. 0,5 A.

B. 0,5A3.
C. 0,5A2.
D. A.

Xem lời giải »


Câu 243:

Một con lắc lò xo treo thẳng đứng vào điểm cố định. Biết độ cứng của lò xo và khối lượng của quả cầu lần lượt là k = 80 N/m, m = 200 g. Kéo quả cầu thẳng đứng xuống dưới sao cho lò xo dãn 7,5 cm rồi thả nhẹ cho con lắc dao động điều hoà. Lấy mốc thế năng ở vị trí cân bằng của quả cầu, gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Khi lực đàn hồi có độ lớn nhỏ nhất, thế năng đàn hồi của lò xo có giá trị là

A. 0,10 J.

B. 0,075 J.
C. 0,025 J.
D. 0.

Xem lời giải »


Câu 244:

Một con lắc lò xo treo thẳng đứng. Quả cầu có khối lượng 100 g. Khi cân bằng, lò xo dãn ra một đoạn bằng 4 cm. Cho con lắc dao động theo phương thẳng đứng. Lấy g = π2 m/s2. Chu kì dao động của con lắc là

A. 4 s.

B. 0,08 s.
C. 0,4 s.
D. 1,2 s.

Xem lời giải »


Câu 245:

Có 3 dao động điều hòa với các phương trình lần lượt là x1=2.sinωt, x2=3sinωtπ2, x3=4cosωt. Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. x2 và x3 ngược pha nhau.

B. x2 và x3 vuông pha nhau.
C. x1 và x3 ngược pha nhau.
D. x1 và x3 cùng pha nhau.

Xem lời giải »


Câu 246:

Một chất điểm dao động điều hòa có phương trình x = 10cos2πt+π2. Khoảng thời gian kể từ thời điểm ban đầu, chất điểm đi theo chiều dương qua vị trí có động năng bằng thế năng lần thứ 2017 là

A. 80678s.

B. 604712s.
C. 80688s.
D. 2149312s.

Xem lời giải »


Câu 247:

Chuyển động nào dưới đây được xem là rơi tự do?

A. Một cánh hoa rơi.
B. Một viên phấn rơi không vận tốc đầu từ mặt bàn.
C. Một hòn sỏi được ném lên theo phương thẳng đứng.
D. Một vận động viên nhảy dù.

Xem lời giải »


Câu 248:

Tại M cách mặt đất ở độ cao h, một vật được ném thẳng đứng lên đến vị trí N cao nhất rồi rơi xuống qua P có cùng độ cao với M. Bỏ qua mọi lực cản thì

A. tại N vật đạt tốc độ cực đại.
B. tốc độ của vật tại M bằng tốc độ của vật tại P
C. tốc độ của vật tại M lớn hơn tốc độ của vật tại P.
D. tốc độ của vật tại M nhỏ hơn tốc độ của vật tại P.

Xem lời giải »


Câu 249:

Một con lắc đơn gồm hòn bi nhỏ bằng kim loại được tích điện q, dây treo dài l = 2m. Đặt con lắc vào trong điện trường đều có vectơ cường độ điện trường nằm ngang thì khi vật đứng cân bằng dây treo hợp phương thẳng đứng một góc 0,05 rad. Lấy g = 10 m/s. Nếu đột ngột đổi chiều điện trường thì tốc độ cực đại của vật sau đó là

A. 44,74 cm/s.

B. 22,37 cm/s.
C. 40,72 cm/s.
D. 20,36 cm/s.

Xem lời giải »


Câu 250:

Một con lắc lò xo, khối lượng của vật bằng 2 kg dao động theo phương trình x = Acos(ωt + φ). Cơ năng dao động E = 0,125 J. Tại thời điểm ban đầu vật có vận tốc v0 = 0,25 m/s và gia tốc a =1,253m/s. Độ cứng của lò xo là:

A. 150 N/m.

B. 425 N/m.
C. 625 N/m.
D. 100 N/m.

Xem lời giải »


Câu 251:

Sóng dừng trên sợi dây đàn hồi AB hai đầu cố định có chiều dài 1 m. Nếu tăng tần số f thêm 30 Hz thì số nút tăng thêm 5 nút. Tính tốc độ truyền sóng trên dây?

A. 18 m/s.
B. 12 m/s.
C. 24 m/s.
D. 32 m/s.

Xem lời giải »


Câu 252:

Sóng dừng trên sợi dây đàn hồi với bước sóng 1,2 cm. Hai điểm A, B trên dây, biết AB = 7 cm và tại A là một bụng sóng. Tính số bụng sóng và nút sóng có trên đoạn dây AB?

A. 11 bụng, 12 nút.
B. 12 bụng, 13 nút.
C. 12 bụng, 12 nút.
D. 12 bụng, 11 nút.

Xem lời giải »


Câu 253:

Sóng dừng trên sợi dây đàn hồi với bước sóng 2,5 cm. Hai điểm A, B trên dây (đầu A là một nút sóng), với AB = 22 cm. Tính số bụng sóng và nút sóng có trên đoạn dây AB?

A. 18 bụng, 19 nút.
B. 19 bụng, 18 nút.
C. 17 bụng, 18 nút.
D. 18 bụng, 18 nút.

Xem lời giải »


Câu 254:

Sóng dừng trên sợi dây đàn hồi AB (hai đầu cố định), tốc độ truyền sóng không đổi. Khi tần số là 30 Hz thì trên dây có 9 bụng sóng. Hỏi phải thay đổi tần số bằng bao nhiêu để trên dây có 8 bụng sóng?

A. f = 30 Hz.
B. f = 63 Hz.
C. f = 28 Hz.
D. f = 26,67 Hz.

Xem lời giải »


Câu 255:

Sóng dừng trên sợi dây đàn hồi AB với bước sóng 1 cm. Biết AB = 4,6 cm và trung điểm của AB là một nút sóng. Tính số bụng sóng và nút sóng có trên đoạn dây AB, kể cả hai đầu A, B?

A. 11 bụng, 10 nút.
B. 10 bụng, 9 nút.
C. 9 bụng, 8 nút.
D. 9 bụng, 1 nút.

Xem lời giải »


Câu 256:

Chọn câu đúng? Cho đoạn mạch RLC như hình vẽ RLC, R = 100 Ω, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L =2π (H) và tụ điện có điện dung C=104πF. Biểu thức hiệu điện thế tức thời giữa 2 điểm A và N là uAN=200cos100πtV. Công suất tiêu thụ trong đoạn mạch là

Chọn câu đúng? Cho đoạn mạch RLC như hình vẽ RLC, R = 100 ôm , cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm (ảnh 1)

A. 100 W.

B. 79 W.
C. 40 W.
D. 50 W.

Xem lời giải »


Câu 257:

Một chất điểm dao động điều hoà trên một đoạn thẳng. Trên hình vẽ là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của vận tốc v (cm/s) và gia tốc a (cm/s2) của dao động theo li độ x (cm), điểm M là giao điểm của hai đồ thị ứng với chất điểm có li độ x0. Giá trị x0 gần giá trị nào nhất sau đây?

Một chất điểm dao động điều hoà trên một đoạn thẳng. Trên hình vẽ là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của vận tốc v (cm/s) và gia tốc a (cm/s^2) của dao động theo li độ x (cm), điểm M là giao điểm của hai đồ thị ứng với chất điểm có li độ x0. Giá trị x0 gần giá trị nào nhất sau đây?    (ảnh 1)

A. 3,8 cm.

B. 3,2 cm.
C. 2,2 cm.
D. 4,2 cm.

Xem lời giải »


Xem thêm bài tập trắc nghiệm Vật lí 12 có lời giải hay khác: