Hai quả cầu kim loại nhỏ, giống nhau, tích điện và cách nhau 20 cm thì chúng hút nhau một lực bằng 1,2 N. Cho chúng tiếp xúc với nhau rồi tách chúng ra đến khoảng cách như cũ thì chúng đẩy nh
Câu hỏi:
Hai quả cầu kim loại nhỏ, giống nhau, tích điện và cách nhau 20 cm thì chúng hút nhau một lực bằng 1,2 N. Cho chúng tiếp xúc với nhau rồi tách chúng ra đến khoảng cách như cũ thì chúng đẩy nhau với lực đẩy có độ lớn bằng độ lớn lực hút. Tính điện tích lúc đầu của mỗi quả cầu.
Trả lời:
Lời giải
Hai quả cầu hút nhau nên chúng tích điện trái dấu.
Vì điện tích trái dấu nên:
\(\left| {{q_1}{q_2}} \right| = - {q_1}{q_2} = \frac{{F.{r^2}}}{{{{9.10}^9}}} = \frac{{16}}{3}{.10^{ - 12}} \Rightarrow {q_1}{q_2} = - \frac{{16}}{3}{.10^{ - 12}}\)(1)
Sau khi tiếp xúc \[q{'_1} = q{'_2} = \frac{{{q_1} + {q_2}}}{2}\] và cho chúng trở lại khoảng cách như cũ:
\[{\left( {\frac{{{q_1} + {q_2}}}{2}} \right)^2} = \frac{{F'{r^2}}}{{{{9.10}^9}}} = \frac{{16}}{3}{.10^{ - 12}} \Rightarrow {q_1} + {q_2} = \pm \frac{{\sqrt {192} }}{3}{.10^{ - 6}}\left( 2 \right)\]
Từ (1) và (2) ta thấy q1 và q2 là nghiệm của các phương trình:
\(3{q^2} \pm \sqrt {192} {.10^{ - 6}}q - {16.10^{ - 12}} = 0\)
\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{q_1} = {0,96.10^{ - 6}}C\\{q_2} = - {5,58.10^{ - 6}}C\end{array} \right.\)hoặc \(\left\{ \begin{array}{l}{q_2} = {0,96.10^{ - 6}}C\\{q_1} = - {5,58.10^{ - 6}}C\end{array} \right.\)
Hoặc \(\left\{ \begin{array}{l}{q_1} = - {0,96.10^{ - 6}}C\\{q_2} = {5,58.10^{ - 6}}C\end{array} \right.\) hoặc \(\left\{ \begin{array}{l}{q_2} = - {0,96.10^{ - 6}}C\\{q_1} = {5,58.10^{ - 6}}C\end{array} \right.\)
Xem thêm bài tập Vật lí có lời giải hay khác:
Câu 1:
Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương theo các phương trình: \({x_1} = 4\cos \left( {\pi t + \frac{\pi }{2}} \right)\) cm và \({x_2} = 4\sqrt 3 \cos \left( {\pi t} \right)\)cm. Phương trình dao động tổng hợp là:
Xem lời giải »
Câu 2:
Một con lắc đơn có chu kỳ T = 2 s khi đặt trong chân không. Quả lắc làm bằng một hợp kim khối lượng riêng D = 8,67 g/cm3. Tính chu kỳ T' của con lắc khi đặt con lắc trong không khí; sức cản của không khí xem như không đáng kể, quả lắc chịu tác dụng của sức đẩy Archiméde, khối lượng riêng của không khí là d = 1,3 g/lít.
Xem lời giải »
Câu 3:
Vật dao động điều hòa theo phương trình \(x = 5\cos \left( {\pi t} \right)\)(cm) sẽ qua vị trí cân bằng lần thứ ba (kể từ lúc t = 0) vào thời điểm nào?
Xem lời giải »
Câu 4:
Hai nguồn sóng cơ kết hợp S1, S2 ở trên mặt nước cách nhau 20 cm dao động cùng pha, cùng biên độ, theo phương vuông góc với mặt nước, có bước sóng 3 cm. M là điểm trên mặt nước có sóng truyền đến cách S1, S2 lần lượt 16 cm, 25 cm. Xét điểm S'2 trên đường thẳng S1S2 cách S1, S2 lần lượt là 30 cm, 10 cm. Trong khoảng S2S'2 số điểm có thể đặt nguồn S2 để điểm M dao động với biên độ cực đại là
Xem lời giải »
Câu 5:
Vật có khối lượng m treo vào lò xo có độ cứng k. Kích thích cho vật dao động điều hoà với biên độ 3 cm, thì chu kì dao động của nó là T = 0,3 s. Nếu kích thích cho vật dao động với biên độ bằng 6 cm thì chu kì biến thiên của động năng là:
Xem lời giải »
Câu 6:
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, khi vật cân bằng lò xo dãn 5 cm, khi đó lực đàn hồi tác dụng lên vật có độ lớn 2 N. Đưa vật đến vị trí lò xo dãn 2 cm rồi truyền cho vật một vận tốc \(40\sqrt 2 \)cm/s theo phương dọc theo trục của lò xo, vật dao động điều hòa. Lấy g = 10 m/s2. Giá trị cực đại của lực đàn hồi tác dụng lên vật bằng
Xem lời giải »
Câu 7:
Một vật có khối lượng m = 100 g thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương theo các phương trình: x1 = 6cosπt (cm) và x2 = 8cos(πt – π/2) (cm). Lấy π2 = 10. Cơ năng của vật bằng
Xem lời giải »
Câu 8:
Phương trình li độ của một vật là: x = 4sin(4πt - π/2)cm. Vật đi qua li độ -2cm theo chiều dương vào thời điểm nào:
Xem lời giải »