Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 33, 34 (Luyện từ và câu: Từ đồng nghĩa) - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 33, 34 Luyện từ và câu: Từ đồng nghĩa sách Kết nối tri thức hay, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 5 làm bài tập trong Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 33, 34.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 33, 34 (Luyện từ và câu: Từ đồng nghĩa) - Kết nối tri thức
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 33 Bài 1: Đọc hai đoạn văn trong bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 5, tập một, trang 47 – 48) và trả lời câu hỏi.
a. Những từ in đậm trong đoạn văn nào có nghĩa giống nhau?
b. Những từ in đậm trong đoạn văn nào có nghĩa gần giống nhau? Nêu nét nghĩa khác nhau giữa chúng.
Trả lời:
a. Những từ in đậm trong đoạn văn thứ hai có nghĩa giống nhau: ban mai và sáng sớm.
b. Những từ in đậm trong đoạn văn thứ nhất có nghĩa gần giống nhau.
- Nét nghĩa khác nhau giữa chúng là: khuân, tha, vác, nhấc đều là hành động của con người tác động lên một đồ vật, nhưng mỗi hành động lại có cách tác động khác nhau:
+ khuân là mang lên tay;
+ tha là cắn, mang mồi;
+ vác lên trên vai;
+ nhấc là nhấc rời khỏi mặt đất.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 33 Bài 2: Gạch dưới những từ có nghĩa giống nhau trong mỗi nhóm từ sau:
a. chăm chỉ, cần cù, sắt đá, siêng năng, chịu khó
b. non sông, đất nước, núi non, giang sơn, quốc gia
c. yên bình, tĩnh lặng, thanh bình, bình tĩnh, yên tĩnh
Trả lời:
a. Những từ được gạch chân là: chăm chỉ, cần cù, siêng năng, chịu khó
b. Những từ được gạch chân là: non sông, đất nước, giang sơn, quốc gia
c. Những từ được gạch chân là: yên bình, tĩnh lặng, thanh bình, yên tĩnh
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 33, 34 Bài 3: Những thành ngữ nào trong bài tập 3 (SHS Tiếng Việt 5, tập một, trang 48) chứa các từ đồng nghĩa? Đó là những từ nào?
- Những thành ngữ chứa các từ đồng nghĩa: ………………
- Các từ đồng nghĩa: ………………
Trả lời:
- Những thành ngữ chứa các từ đồng nghĩa: Chân yếu tay mềm; Thức khuya dậy sớm; Ngăn sông cấm chợ; Thay hình đổi dạng
- Các từ đồng nghĩa: yếu – mềm; thức – dậy; ngăn – cấm; thay đổi; hình – dạng.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 34 Bài 4: Chọn từ ngữ thích hợp trong mỗi nhóm từ đồng nghĩa để hoàn thiện đoạn văn.
Tháng Ba, tháng Tư, Tây Trường Sơn (1)(khai mạc/ bắt đầu) ……………… mùa mưa. Mưa tới đâu, cỏ lá (2)(tốt tươi/ tươi tắn) ………………… tới đó. Phía trước bầy voi luôn luôn là những vùng đất (3)(no nê/ no đủ) …………………, nơi chúng có thể sống những ngày sung sướng bù lại thời gian (4)(đói khát/ đói rách) ………………… của mùa thu. Vì thế, bầy voi cứ theo sau những cơn mưa mà đi. Đó là luật lệ của rừng.
(Theo Vũ Hùng)
Trả lời:
Tháng Ba, tháng Tư, Tây Trường Sơn bắt đầu mùa mưa. Mưa tới đâu, cỏ lá tốt tươi tới đó. Phía trước bầy voi luôn luôn là những vùng đất no đủ, nơi chúng có thể sống những ngày sung sướng bù lại thời gian đói khát của mùa thu. Vì thế, bầy voi cứ theo sau những cơn mưa mà đi. Đó là luật lệ của rừng.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 34 Bài 5: Tìm các từ đồng nghĩa với mỗi từ dưới đây. Đặt câu với 2 trong số các từ trong mỗi nhóm.
a. to lớn: ……………..
Đặt câu: ……………..
b. bé nhỏ: ……………..
Đặt câu: ……………..
c. nhân ái ……………..
Đặt câu: ……………..
Trả lời:
a. to lớn: to tướng, to kềnh, to đùng, khổng lồ, vĩ đại, lớn, to,…
- Đặt câu: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại.
b. bé nhỏ: nhỏ bé, bé tí, nhỏ xíu, bé xíu, bé, nhỏ,...
- Những chú gà con mới nở bé xíu đã biết theo mẹ đi kiếm mồi.
c. nhân ái: bác ái, nhân hậu, nhân từ, nhân đức,...
- Bà em là người có tấm lòng nhân hậu.