Vở thực hành Ngữ văn 9 Thực hành Tiếng Việt trang 12 - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải vở thực hành Ngữ Văn 9 Thực hành Tiếng Việt trang 12 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 dễ dàng làm bài tập trong VTH Văn 9.
Giải VTH Ngữ Văn 9 Thực hành Tiếng Việt trang 12 - Kết nối tri thức
Bài tập 1 trang 12 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1:
a. sinh trong từ sinh thành có nghĩa: .............................................
sinh trong từ sinh viên có nghĩa: .............................................
b. bá trong từ bá chủ có nghĩa: .............................................
bá trong cụm từ nhất hô bá ứng có nghĩa: .............................................
c. bào trong từ đồng bào có nghĩa: .............................................
bào trong từ chiến bào có nghĩa: .............................................
d. bằng trong từ công bằng có nghĩa: .............................................
bằng trong từ bằng hữu có nghĩa: .............................................
Trả lời:
a. sinh trong từ sinh thành có nghĩa là “đẻ”
sinh trong từ sinh viên có nghĩa là “học trò”
b. bá trong từ bá chủ có nghĩa là “thủ lĩnh liên minh các chư hầu”
bá trong cụm từ nhất hô bá ứng có nghĩa là “trăm”
c. bào trong từ đồng bào có nghĩa là “thuộc cùng huyết thống”
bào trong từ chiến bào có nghĩa là “áo dài ống tay rộng”
d. bằng trong từ công bằng có nghĩa là “ngang, đều”
bằng trong từ bằng hữu có nghĩa là “bạn”
Bài tập 2 trang 12 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1:
a. Từ Hán Việt có yếu tố kinh đồng âm với kinh trong từ kinh ngạc: .....................
b. Từ Hán Việt có yếu tố kì đồng âm với kì trong từ kì lạ: .....................
c. Từ Hán Việt có yếu tố nghi đồng âm với nghi trong từ đa nghi: .....................
d. Từ Hán Việt có yếu tố ngộ đồng âm với ngộ trong từ tỉnh ngộ: .....................
Trả lời:
a. Từ Hán Việt có yếu tố kinh đồng âm với kinh trong từ kinh ngạc: kinh nghiệm
b. Từ Hán Việt có yếu tố kì đồng âm với kì trong từ kì lạ: kì vọng
c. Từ Hán Việt có yếu tố nghi đồng âm với nghi trong từ đa nghi: thích nghi
d. Từ Hán Việt có yếu tố ngộ đồng âm với ngộ trong từ tỉnh ngộ: hội ngộ
Bài tập 3 trang 12 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1: Đặt câu với mỗi từ tìm được ở bài tập 2.
Trả lời:
a. Khi chúng ta luyện tập giải một dạng bài tập, mỗi người sẽ rút ra nhiều kinh nghiệm trong quá trình đó.
b. Ba mẹ gửi gắm rất nhiều kì vọng ở con cái.
c. Biến đổi khí hậu khiến nhiều loài động vật tuyệt chủng vì không thể thích nghi.
d. Cuộc hội ngộ sau gần 30 năm xa cách khiến hai người vô cùng xúc động.
Bài tập 4 trang 12 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1:
a. chính trong từ chính thể có nghĩa: .........................................
b. chỉnh trong từ chỉnh thể có nghĩa: .........................................
Lỗi dùng từ ở hai câu và cách sửa: ..................................................
Trả lời:
a. chính trong từ chính thể có nghĩa: hình thức tổ chức của một nhà nước.
b. chỉnh trong từ chỉnh thể có nghĩa: khối thống nhất gồm các bộ phận có quan hệ chặt chẽ không thể tách rời của một đối tượng.
Lỗi dùng từ ở hai câu và cách sửa:
- Lỗi sai do nhầm lẫn nghĩa của yếu tố Hán Việt.
- Cách sửa: câu a dùng từ chỉnh thể; câu b dùng từ chính thể.
Bài tập 5 trang 12 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1:
Nghĩa của hai từ cải biên và cải biến khác nhau ở chỗ: ................................
Điều tạo nên sự khác nhau về nghĩa giữa cải biên và cải biến: ........................
Trả lời:
- Nghĩa của hai từ cải biên và cải biến khác nhau ở chỗ:
+ Cải biên: sửa đổi hoặc biên soạn lại cho phù hợp với yêu cầu mới, thường dùng để nói về việc xử lí tác phẩm nghệ thuật cũ. (Ví dụ: Những vở chèo này đã được cải biên trên cơ sở tích cũ).
+ Cải biến: làm cho biến đổi thành khác trước một cách rõ rệt; có thể dùng để nói về nhiều loại đối tượng. (Ví dụ: Nhờ cải biến công thức, các món ăn này hợp khẩu vị người Việt Nam hơn).
- Điều tạo nên sự khác nhau về nghĩa giữa cải biên và cải biến: Hai từ trên có yếu tố chung là cải (đổi khác đi). Hai yếu tố riêng: biên (viết, soạn); biến (thay đổi khác) quyết định sự khác nhau về nghĩa giữa hai từ cải biên và cải biến.