X

Vở thực hành Ngữ Văn 9

Vở thực hành Ngữ văn 9 Thực hành Tiếng Việt trang 8 - Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải vở thực hành Ngữ Văn 9 Thực hành Tiếng Việt trang 8 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 dễ dàng làm bài tập trong VTH Văn 9.

Giải VTH Ngữ Văn 9 Thực hành Tiếng Việt trang 8 - Kết nối tri thức

Bài tập 1 trang 8 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1:

Trong Chuyện người con gái Nam Xương, những trường hợp sau đây là điển tích, điển cố: .......................

Nếu SGK không chú thích, em có thể hiểu ý nghĩa của các câu văn có sử dụng điển tích, điển cố không?

Chọn:            Có □            Không □

Lí do: ...........................................................................................

Trả lời:

- Trong Chuyện người con gái Nam Xương, những trường hợp sau đây là điển tích, điển cố: mùa dưa chín quá kì; nước hết chuông rền; ngõ liễu tường hoa; núi Vọng Phu, ngọc Mị Nương, cỏ Ngu mĩ; Tào Nga; Tinh Vệ, ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam; quăng thoi đứng dậy, tuy mẹ bậc đại hiền cũng phải phân vân; mất búa đổ ngờ; ý dĩ đầy xe, Quang Võ đổ ngờ lão tướng, trói lại mà giết, Tào Tháo đến phụ ân nhân.

- Nếu SGK không chú thích, em có thể hiểu ý nghĩa của các câu văn có sử dụng điển tích, điển cố không?

Chọn:            Có □                  Không ☑

Lí do: Điển tích, điển cố vốn có nguồn gốc từ nền văn hóa, văn học xưa, các tác giả Việt Nam chủ yếu mượn từ văn học Trung Quốc. Vì vậy, mặc dù trong văn bản, điển cố, điển tích chỉ là từ ngữ, nhưng đằng sau đó là những câu chuyện, lời thơ, kinh sách,... khá xa lạ với người đọc hiện nay nên cũng rất khó để hiểu cặn kẽ.

Bài tập 2 trang 8 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1:

a. Các cụm từ in đậm ở 4 câu có đặc điểm chung sau đây: .................................

b,c. Nghĩa của các cụm từ in đậm và tác dụng của việc sử dụng những cụm từ đó trong ngữ cảnh:

Cụm từ in đậm

Nghĩa của cụm từ in đậm

Tác dụng của việc sử dụng điển tích, điển cố trong câu

đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa

Vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ

nghĩa khác Tào Nga, hờn không Tinh Vệ

ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam

Trả lời:

a. Các cụm từ in đậm ở 4 câu có đặc điểm chung sau đây: đều ẩn chứa câu chuyện, sự tích nào đó nhưng ý nghĩa sâu xa của từng câu chuyện, sự tích thì không phải ai cũng biết mà cần phải xem chú giải hoặc tài liệu tra cứu.

b,c. Nghĩa của các cụm từ in đậm và tác dụng của việc sử dụng những cụm từ đó trong ngữ cảnh:

Cụm từ in đậm

Nghĩa của cụm từ in đậm

Tác dụng của việc sử dụng điển tích, điển cố trong câu

đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa

Điển tích núi Vọng Phu là câu chuyện về người đàn bà bồng con ngóng chồng đến hóa đá – biểu tượng của tình yêu sâu nặng, thủy chung son sắt nghĩa vợ chồng.

Vũ Nương nhắc đến điển tích để làm nổi bật sự xót xa về tình cảnh, thân phận mình => Nhấn mạnh bi kịch của nàng Vũ Nương một cách sâu sắc, ám ảnh, da diết.

Vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ

Điển tích ngọc Mị Nương, cỏ Ngu mĩ nói đến những điều linh thiêng, kì lạ của người đàn bà sau khi chết. Chết mà vẫn tỏ được sự trong trắng, thủy chung.

Vũ Nương nhắc đến 2 điển tích trong lời than trước khi chết để thể hiện mong muốn lấy cái chết để hóa giải mối hoài nghi về phẩm giá của nàng với người đời.

nghĩa khác Tào Nga, hờn không Tinh Vệ

Điển tích Tào Nga và Tinh Vệ - những người con gái có cái chết hoàn toàn không giống với việc lựa chọn trẫm mình vì oan khuất của Vũ Nương.

Phan Lang nhắc điển tích trong cuộc gặp gỡ tình cờ với Vũ Nương dưới thủy cung. Phan Lang cho rằng Vũ Nương cần hành xử khác: nên tìm đường trở về quê nhà với người xưa.

ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam

Điển tích ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam chỉ việc tuy được sống với các nàng tiên nơi cung nước, nhưng nỗi nhớ nhà, nhớ quê luôn canh cánh trong lòng.

Vũ Nương bộc lộ tình cảm thật của mình là nỗi nhớ nhà, nhớ quê luôn canh cánh trong lòng; dù trước đó nàng phải chịu sự tệ bạc, bị đổ oan và muôn rũ bỏ tất cả cuộc sống trần gian.

Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: