X

Vở thực hành Ngữ Văn 9

Vở thực hành Ngữ văn 9 Sơn Tinh - Thủy Tinh - Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải vở thực hành Ngữ Văn 9 Sơn Tinh - Thủy Tinh sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 dễ dàng làm bài tập trong VTH Văn 9.

Giải VTH Ngữ Văn 9 Sơn Tinh - Thủy Tinh - Kết nối tri thức

Bài tập 1 trang 13 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1:

Giống nhau: ...........................................................................

Khác nhau: ...........................................................................

Trả lời:

- Giống nhau:

+ Cả truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh với bài thơ của Nguyễn Nhược Pháp đều giống nhau về câu chuyện được kể (các nhân vật, các sự kiện chính, diễn biến).

+ Hai tác phẩm đều sử dụng một số chi tiết kì ảo, thể hiện phép thuật cao cường của Sơn Tinh và Thuỷ Tinh trong cuộc giao tranh quyết liệt, long trời lở đất.

- Khác nhau:

+ Tác giả và phương thức sáng tạo: Truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là sáng tác dân gian, phương thức truyền miệng, mang tính tập thể; tác phẩm của Nguyễn Nhược Pháp là sản phẩm sáng tạo cá nhân của tác giả, mang phong cách của nhà thơ.

+ Thể loại: Truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh kể bằng hình thức văn xuôi; tác phẩm của Nguyễn Nhược Pháp thuộc thể loại thơ, kể chuyện bằng thơ.

+ Về mối quan hệ giữa hai tác phẩm: Bài thơ của Nguyễn Nhược Pháp ra đời trên cơ sở truyện dân gian Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, có tính chất sáng tạo lại.

Bài tập 2 trang 13 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1:

Phép thuật của Sơn Tinh và Thủy Tinh được thể hiện: .........................

Người kể chuyện có thiên vị đối với nhân vật nào không?

Chọn:            Có □                   Không □

Cơ sở của kết luận đó:

...........................................................................................

Trả lời:

- Phép thuật của Sơn Tinh và Thủy Tinh được thể hiện:

+ Sơn Tinh: phi bạch hổ; niệm chú đẩy đất vù lên cao; tay vẫy hùm, voi, báo; đạp long đất núi,...

+ Thủy Tinh: cưỡi lưng rồng uy nghi; bắt quyết hô mưa to gió lớn; giậm chân rung khắp làng gần quanh,...

Người kể chuyện có thiên vị đối với nhân vật nào không?

Chọn:            Có □                    Không ☑

Cơ sở của kết luận đó: Tác giả Nguyễn Nhược Pháp đã thể hiện một cái nhìn công bằng, không đứng về bất cứ bên nào. Với ông, câu chuyện về Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là câu chuyện của tình yêu; cả hai chàng đều đáng yêu, vì yêu nên mới ghen tuông, giận dữ. Chỉ qua những câu thơ kết thúc tác phẩm, ta cũng có thể thấy được nụ cười hồn hậu, hóm hỉnh và bao dung của nhà thơ trước hành động dâng nước lên đánh Sơn Tinh của Thuỷ Tình: Thuỷ Tinh năm năm dâng nước bể/ Đục núi hò reo đòi Mị Nương/ Trần gian đâu có người dai thế/ Cũng bởi thần yêu nên khác thường. Đây cũng là một yếu tố tạo nên sự tươi mới, trẻ trung, sức hấp dẫn của bài thơ.

Bài tập 3 trang 13 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1:

Những chi tiết miêu tả Mị Nương: ..........................................

Hình dung của em về nhân vật thông qua những chi tiết đó: .................

Trả lời:

- Những chi tiết miêu tả Mị Nương: Con vua Hùng Vương thứ mười tám, xinh như tiên, tóc xanh, viền má hây hây đỏ, miệng bé thắm như san hô, tay trắng nõn, hai chân nhỏ, bao người mê nên làm thơ ca ngợi,...

- Hình dung của em về nhân vật thông qua những chi tiết đó: người con gái xinh đẹp, thùy mị tuyệt trần, nết na, đáng yêu. Mị Nương ở đây ít nhiều được “hiện đại hóa” khi được miêu tả từ hình thức tới cách thể hiện nội tâm.

Bài tập 4 trang 14 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1: Những chi tiết miêu tả cảnh giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh: .........................

Những chi tiết miêu tả cảnh giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh: ..................

Phân tích một chi tiết gây cho em ấn tượng mạnh: .....................

Trả lời:

- Những chi tiết miêu tả cảnh giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh:

+ Thuỷ Tinh: sóng cả gầm reo lăn như chớp, cưỡi lưng rồng hung hăng, đội quân của Thuỷ Tinh có cá voi quác mồm to muốn đớp, cá mập quẫy đuôi cuồng nhe răng,...

+ Sơn Tinh: tức khắc niệm chú, đất nấy vù lên cao; đưa tay vẫy hùm, voi, báo; các con vật thì đuôi quắp, nhe nanh, giơ vuốt; đạp long đất núi, gầm, xông xáo, cuộc chiến khiến cho máu vọt phì reo muôn ngấn hồng; quang cảnh xung quanh thì mây đen hăm hở bay mù mịt; sấm ran, sét động nổ loè xanh...

- Phân tích một chi tiết gây cho em ấn tượng mạnh:

Em ấn tượng nhất với chi tiếp Sơn Tinh niệm chú khiến đất đá vù lên cao để chặn những đợt sóng của Thủy Tinh. Chi tiết không chỉ phô diễn sức mạnh hùng vĩ, khổng lồ của Sơn Tinh mà còn cho thấy sự tài năng ứng biến, đối phó với nghịch cảnh của Sơn Tinh trước Thủy Tinh.

Bài tập 5 trang 14 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1: Sự thể hiện của tính chất kì ảo trong câu chuyện này: ...................................

Sự thể hiện của tính chất kì ảo trong câu chuyện này: ......................

Nét đặc sắc trong cách miêu tả những yếu tố kì ảo đó: ......................

Trả lời:

- Sự thể hiện của tính chất kì ảo trong câu chuyện này: thần núi, thần nước mà cũng muốn lấy người trần làm vợ; thần nào cũng có những phép thần thông phi thường, có thể trổ tài ngay trước mặt mọi người; trong giao tranh, đội quân của Thuỷ Tinh là những loài thuỷ tộc ghê gớm; đội quân của Sơn Tinh là những con vật dữ tợn của chốn rừng xanh; hằng năm vì mối thù không lấy được Mị Nương mà Thuỷ Tinh không bao giờ quên gây chiến...

- Nét đặc sắc trong cách miêu tả những yếu tố kì ảo đó: thể hiện trí tưởng tượng phong phú, sáng tạo; khả năng liên tưởng tài tình, cách miêu tả giàu tính hài hước, vui nhộn. Chính những yếu tố kì ảo đó đã mang lại sự hấp dẫn, thú vị cho tác phẩm.

Bài tập 6 trang 14 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1: Những yếu tố làm nên sức hấp dẫn của bài thơ Sơn Tinh – Thủy Tinh: ....................

Trả lời:

Những yếu tố làm nên sức hấp dẫn của bài thơ Sơn Tinh – Thủy Tinh:

- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn. Bài thơ của Nguyễn Nhược Pháp cơ bản vẫn bám sát cốt truyện của truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ tinh, song vì đây là thơ trữ tình nên ông đã đưa vào trong bài thơ nhiều liên tưởng lạ, từ tả cảnh, tả người đến tả tình, khiến cho câu chuyện trở nên sinh động và duyên dáng lạ thường.

- Nghệ thuật miêu tả nhân vật kết hợp giữa miêu tả ngoại hình và nội tâm khiến nhân vật hiện lên rất sinh động, gần gũi, đời thường. Nhà thơ đã “hiện đại hoá” các nhân vật, từ Sơn Tinh, Thủy Tinh, Mị Nương đến Vua Hùng bằng cách đan xen những chi tiết miêu tả nội tâm tinh tế, khiến cách nhân vật trong bài thơ trở nên gần gũi, “đời thường”, sống động, hấp dẫn và đáng yêu hơn.

- Thể thơ tự do với những câu thơ dài ngắn khác nhau; cách gieo vần và ngắt nhịp linh hoạt, co giãn tự nhiên.

Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: