Vở thực hành Ngữ văn 9 Chuyện người con gái Nam Xương - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải vở thực hành Ngữ Văn 9 Chuyện người con gái Nam Xương sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 dễ dàng làm bài tập trong VTH Văn 9.
- Bài tập 1 trang 5 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1
- Bài tập 2 trang 5 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1
- Bài tập 3 trang 6 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1
- Bài tập 4 trang 6 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1
- Bài tập 5 trang 6 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1
- Bài tập 6 trang 7 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1
- Bài tập 7 trang 7 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1
- Bài tập 8 trang 7 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1
Giải VTH Ngữ Văn 9 Chuyện người con gái Nam Xương - Kết nối tri thức
Bài tập 1 trang 5 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1:
Cốt truyện của tác phẩm: ....................................................
Các phần của tác phẩm và nội dung chính của từng phần: ......................
Trả lời:
- Cốt truyện mô phỏng cốt truyện dân gian “Vợ chàng Trương”, được tổ chức dựa trên chuỗi sự kiện sắp xếp theo trật tự tuyến tính, có quan hệ nhân quả:
- Các phần của tác phẩm và nội dung chính của từng phần: 3 phần
+ Phần thứ nhất (từ đầu đến lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình): Giới thiệu về hai nhân vật Vũ Nương – Trương Sinh; gia cảnh nhà Trương Sinh và cuộc sống của Vũ Nương khi chồng đi lính.
+ Phần thứ hai (từ Qua năm sau, giặc ngoan cố đã chịu trói đến nhưng việc trót đã qua rồi): Nỗi oan bị chồng nghi ngờ và hành động tự trầm của Vũ Nương.
+ Phần cuối (từ Cùng làng với nàng đến hết): Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa Phan Lang và Vũ Nương trong động của Linh Phi và việc Vũ Nương trở về trên sông gặp Trương Sinh để giải toả nỗi oan khuất.
- Nhân vật Vũ Nương: ..................................................
- Nhân vật Trương Sinh: ...............................................
- Vai trò của lời người kể chuyện trong việc khắc họa nhân vật: ....................
Trả lời:
Những đặc điểm nổi bật của nhân vật Vũ Nương và Trương Sinh được tác giả đề cập trong phần đầu của văn bản:
- Nhân vật Vũ Nương: tính đã thuỳ mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp, giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà,...
- Nhân vật Trương Sinh: có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức; tuy con nhà hào phú nhưng không có học, nên tên phải ghi trong số lính đi vào loại đầu,...
- Vai trò của lời người kể chuyện trong việc khắc họa nhân vật: những đặc điểm bản chất của nhân vật được thể hiện rõ. Qua lời người kể cũng cho thấy sự yêu mến, trân trọng của tác giả đối với nhân vật Vũ Nương, thái độ phê phán với nhân vật Trương Sinh.
Bài tập 3 trang 6 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1:
Nỗi đau đớn của Vũ Nương thể hiện qua lời than của nhân vật trước khi trẫm mình ở bến Hoàng Giang: ................................
Đặc điểm của ngôn ngữ nhân vật trong truyện truyền kì thể hiện qua lời than đó: ....
Trả lời:
- Nỗi đau đớn của Vũ Nương thể hiện qua lời than của nhân vật trước khi trẫm mình ở bến Hoàng Giang: xót xa vì mình luôn trong trắng, thủy chung; khao khát được sống êm ấp, hạnh phúc gia đình nhưng lại phải kết thúc cuộc đời để vùi chôn nỗi oan khiên – nỗi oan chỉ có trời đất, thần linh mới hiểu thấu.
- Đặc điểm của ngôn ngữ nhân vật trong truyện truyền kì thể hiện qua lời than đó: cho thấy nét đặc trưng của ngôn ngữ truyện truyền kỳ là sử dụng nhiều điển cố, điển tích.
Bài tập 4 trang 6 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1:
Những nguyên nhân gây ra bi kịch của Vũ Nương: .......................
Nguyên nhân chủ yếu: .....................................
Trả lời:
* Những nguyên nhân gây ra bi kịch của Vũ Nương:
– Nguyên nhân trực tiếp:
+ Chiếc bóng trên tường (Vũ Nương thường chỉ vào và bảo với con rằng, đó là cha nó).
+ Câu nói ngây thơ của đứa trẻ: “Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.” đã thổi bùng lên ngọn lửa ghen tuông trong lòng Trương Sinh.
+ Tính cách của Trương Sinh: đa nghi, ghen tuông, hồ đồ, gia trưởng, sẵn sàng thô bạo với vợ.
– Nguyên nhân gián tiếp:
+ Cuộc hôn nhân không bình đẳng: Vũ Nương là “con kẻ khổ” được Trương Sinh, là con nhà khá giả, đem trăm lạng vàng để xin cưới.
+ Lễ giáo phong kiến cùng chế độ nam quyền đã hạn chế tiếng nói bình đẳng, quyền được bảo vệ bản thân của người phụ nữ.
+ Những cuộc chiến tranh phi nghĩa gây nên cảnh sinh li tử biệt; vợ chồng xa cách.
* Nguyên nhân chủ yếu: do bản chất đa nghi thái quá của Trương Sinh và những áp lực vô hình của lễ giáo phong kiến đã dồn ép người phụ nữ như Vũ Nương đến đường cùng.
Bài tập 5 trang 6 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1:
Những không gian, thời gian mà nhân vật Phan Lang được khắc họa: ......................
Vai trò của nhân vật Phan Lang trong tác phẩm:.......................................
Trả lời:
- Những không gian, thời gian mà nhân vật Phan Lang được khắc họa:
+ Không gian, thời gian thực thể hiện qua những chi tiết nói về nơi sinh sống, nghề nghiệp và các mối quan hệ của Phan Lang với Vũ Nương và Trương Sinh, chi tiết Phan Lang nhắc đến nhà cửa, cây cối, phần mộ tổ tiên,... của gia đình Vũ Nương.
+ Không gian, thời gian ảo được thể hiện qua những chi tiết miêu tả cuộc sống của Phan Lang ở nơi cung nước: dạt vào động rùa của Linh Phi, được đãi tiệc và gặp Vũ Nương; sau đó Phan Lang được sứ giả Xích Hỗn rẽ nước đưa về...
- Vai trò của nhân vật Phan Lang trong tác phẩm: Phan Lang là chiếc cầu nối giữa hai cõi, là nhân tố kết nối giúp Vũ Nương có điều kiện trở về để giải tỏ nỗi oan với Trương Sinh, nhờ đó, Trương Sinh hiểu ra mọi điều về vợ, dù đã quá muộn màng.
Bài tập 6 trang 7 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1:
Những chi tiết miêu tả hình ảnh Vũ Nương trở về trên bến Hoàng Giang khi Trương Sinh lập đàn giải oan:
.............................................................................................................................
Tác dụng của đoạn kết có màu sắc kì ảo trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm:
.............................................................................................................................
Trả lời:
- Những chi tiết miêu tả hình ảnh Vũ Nương trở về trên bến Hoàng Giang khi Trương Sinh lập đàn giải oan:
+ Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện; nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào: ...đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa; bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.
- Tác dụng của đoạn kết có màu sắc kì ảo trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm: Đoạn kết là sáng tạo của Nguyễn Dữ so với cốt truyện dân gian Vợ chàng Trương. Nó làm cho câu chuyện trở nên lung linh, kì ảo, tạo cho người đọc sự chờ đợi như khi đọc truyện cổ tích, do vậy mà có sức lôi cuốn. Cái kết này trước hết giúp tác giả thể hiện khát vọng về công bằng, hạnh phúc của dân gian, người trong sạch cuối cùng cũng sẽ được minh oan. Tuy nhiên, nó vẫn để lại dư âm xót xa, nuối tiếc về một cái gì không trọn vẹn. Với một người khao khát vun đắp hạnh phúc gia đình như Vũ Nương, đó vẫn là một nỗi đau. Nó không hề viên mãn như cái kết có hậu của truyện cổ tích.
Bài tập 7 trang 7 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1:
Chủ đề tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương: ....................................
Suy nghĩ của em về chủ đề đó: .............................................
Trả lời:
- Chủ đề tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương: Qua câu chuyện về cuộc đời và hành động trầm mình của Vũ Nương, Chuyện người con gái Nam Xương bày tỏ niềm thương cảm đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến, thể hiện thái độ trân trọng vẻ đẹp của họ, đồng thời phê phán mạnh mẽ xã hội phong kiến với chế độ nam quyền gây ra bi kịch cho người phụ nữ.
- Suy nghĩ của em về chủ đề đó: Đây là tư tưởng mang đậm tinh thần nhân văn, tiến bộ. Chủ đề tư tưởng ấy được khái quát trên cơ sở nội dung cơ bản, xoay quanh số phận nhân vật chính được miêu tả trong tác phẩm.
Trả lời:
Cái bóng là 1 chi tiết nghệ thuật sáng tạo, độc đáo, giàu ý nghĩa. Chi tiết này xuất hiện từ đầu tác phẩm có tác dụng thắt nút câu chuyện (đẩy các mâu thuẫn đến đỉnh điểm). Cái bóng xuất hiện trong lời nói đùa của Vũ Nương khi nói với người con. Những ngày xa cách, bé Đản luôn hỏi về bố, Vũ Nương chỉ cái bóng mình trên vách và nói với con đó là cha Đản. Trong những ngày tháng xa chồng, nàng luôn nghĩ về người chồng yêu dấu, trong suy nghĩ của nàng, chồng luôn ở bên cạnh, vợ chồng như hình với bóng. Vậy mà không ngờ 1 lời nói đùa trong thương nhớ laị trở thành sợi dây vô tình, oan nghiệt thắt chặt cuộc đời nàng. Chi tiết cái bóng không chỉ có tác dụng thắt nút câu chuyện, mà đièu thú vị là cũng chính câu chuyện này lại mở nút câu chuyện. Vũ Nương được giải oan cũng nhờ hình tượng cái bóng. Trương Sinh tỉnh ra, thấu hiểu nỗi oan của vợ, mâu thuẫn câu chuyện đã được giải quyết. Có thể nói rằng: cái bóng là 1 hình tượng nghệ thuật đạt tới sự hoàn chỉnh, là sự tập trung, khái quát hoá, hình tượng hoá sự hiểu lầm vô tình hya lưỡng ý của trương sinh. Chi tiết này tạo nên sự bất ngờ cho câu chuyện. Nó góp phần làm nên thành công trong việc xây dựng tình huống truyện trong việc bộc lộ nội dung chủ đề của tác phẩm.