Lý thuyết, các dạng bài tập Cảm ứng ở động vật có lời giải - Sinh học lớp 11
Lý thuyết, các dạng bài tập Cảm ứng ở động vật có lời giải
Với Lý thuyết, các dạng bài tập Cảm ứng ở động vật có lời giải Sinh học lớp 11 tổng hợp các dạng bài tập, bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết với đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập Cảm ứng ở động vật từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Sinh học lớp 11.
- Cảm ứng ở động vật
- Điện sinh học là gì ? Điện thế nghỉ, điện thế hoạt động
- Quá trình truyền tin qua xináp
- Tập tính của động vật là gì ? Phân loại, cơ sở, hình thức
- Bài tập Cảm ứng ở động vật có lời giải
- 40 câu trắc nghiệm Cảm ứng ở động vật có đáp án
Cảm ứng ở động vật
* Khái niệm :
- Cảm ứng là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
* Cảm ứng ở các nhóm động vật :
- Cảm ứng ở động vật chưa có tổ chức thần kinh : Động vật đơn bào là nhóm sinh vật chưa có tổ chức thần kinh. Chúng phản ứng lại các kích thích bằng chuyển động cơ thể hoặc co rút của chất nguyên sinh.
- Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh : Ở động vật có tổ chức thần kinh, các hình thức cảm ứng là các phản xạ.
+ Động vật có hệ thần kinh dạng lưới (ruột khoang) phản ứng lại các kích thích bằng cách co rút toàn thân.
+ Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch phản ứng lại các kích thích theo từng bộ phận cơ thể (dưới sự chỉ huy của các hạch cục bộ). Nhờ vậy mà phản xạ diễn ra chính xác hơn và tiêu tốn ít năng lượng hơn so với hệ thần kinh dạng lưới.
+ Động vật có hệ thần kinh dạng ống nhờ sự phân hoá và chuyên hoá vượt trội trong cấu trúc và chức năng mà phản ứng lại các kích thích của môi trường một cách hiệu quả hơn, đặc biệt là sự xuất hiện của các phản xạ có điều kiện – mốc son đánh dấu sự tiến hoá của động vật có hệ thần kinh dạng ống so với các loài động vật khác. Nhờ sự hình thành và ức chế loại phản xạ này mà con ngươi ngày một thích nghi với môi trường xung quanh.
Điện sinh học
Điện sinh học là khả năng tích điện của tế bào, cơ thể. Điện sinh học bao gồm điện thế nghỉ (điện tĩnh) và điện thế hoạt động.
* Điện thế nghỉ :
- Điện thế nghỉ là dạng điện sinh học có ở tế bào khi đang ở trạng thái nghỉ ngơi, không bị kích thích. Điện thế nghỉ được tạo ra do sự chênh lệch về điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng tế bào tích điện âm so với phía ngoài màng tế bào tích điện dương.
- Điện thế nghỉ hình thành chủ yếu do ba yếu tố sau :
+ Sự phân bố ion ở hai bên màng tế bào và sự di chuyển của ion qua màng tế bào.
+ Tính thấm có chọn lọc của màng tế bào đối với ion.
+ Bơm Na – K .
* Điện thế hoạt động :
- Điện thế hoạt động là sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ sự phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực. Trong quá trình này có sự dịch chuyển qua lại của các ion K+ và Na+ trên màng tế bào.
- Điện thế hoạt động được biểu hiện ra bên ngoài bằng sự lan truyền xung thần kinh. Trên sợi thần kinh không có bao miêlin, xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác kề bên. Trên sợi thần kinh có bao miêlin, xung thần kinh lan truyền theo kiểu nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác. Do dẫn truyền theo cách này nên tốc độ lan truyền của xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin diể nhanh hơn nhiều so với trên sợi thần kinh không có bao miêlin.
Trắc nghiệm Cảm ứng ở động vật
Câu 1: Tập tính nào dưới đây vừa là tập tính bẩm sinh, vừa là tập tính học được ?
A. Chim xây tổ
B. Nhện giăng lưới
C. Ve sầu kêu vào mùa hè
D. Ếch kêu vào mùa sinh sản
Câu 2: Hiện tượng xếp chồng các hộp để đứng lên cao với thức ăn của tinh tinh phản ánh hình thức học tập nào ?
A. In vết
B. Điều kiện hoá
C. Học khôn
D. Học ngầm
Câu 3: Tập tính nào dưới đây không bắt gặp ở mọi loài thú ?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Tập tính kiếm ăn
C. Tập tính sinh sản
D. Tập tính xã hội
Câu 4: Tập tính bẩm sinh có đặc điểm nào dưới đây ?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Sinh ra đã có
C. Đặc trưng cho loài
D. Bền vững theo thời gian
Câu 5: Loài chim nào dưới đây có tập tính đẻ trứng vào tổ của các loài chim khác và nhờ ấp hộ ?
A. Chim ưng
B. Chim tu hú
C. Chim cánh cụt
D. Chim bồ câu
Câu 6: In vết là hình thức học tập dễ nhận thấy nhất ở nhóm động vật nào ?
A. Bò sát
B. Lưỡng cư
C. Chim
D. Cá
Câu 7: Khi nghe thấy tiếng kẻng báo hiệu, cá trong ao bơi nhanh về gần bờ để chờ chủ cho ăn. Ví dụ trên phản ánh hình thức học tập nào ở động vật ?
A. Học ngầm
B. In vết
C. Điều kiện hóa hành động
D. Điều kiện hóa đáp ứng
Câu 8: Hiện tượng thỏ sống chung với hổ trong chuồng nuôi phản ánh hình thức học tập nào ở động vật ?
A. Quen nhờn
B. In vết
C. Điều kiện hóa
D. Học khôn
Câu 9: Động vật nào dưới đây thường đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu ?
A. Chó sói
B. Hươu xạ
C. Ong mật
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 10: Kiến lính sẵn sàng chiến đấu và hi sinh thân mình để bảo vệ kiến chúa, bảo vệ tổ. Hiện tượng trên phản ánh dạng tập tính nào ?
A. Tập tính thứ bậc
B. Tập tính hợp tác
C. Tập tính vị tha
D. Tập tính di cư
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Đáp án | A | C | D | A | B | C | D | A | A | C |
...................................
...................................
...................................